Miệng bé bị đốm trắng có phải dấu hiệu của bệnh không?

Tác giả Tham vấn y khoa Thời gian đăng Thời gian sửa
drpapie duoc si Dược sĩ Cao Thị Thanh 19 Tháng Tư, 2020 31 Tháng Tám, 2022

Miệng, lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể là dấu hiệu bệnh nấm lưỡi, viêm lưỡi bản đồ hoặc đơn giản chỉ là cặn sữa đọng lại trên lưỡi trẻ. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia Dr.Papie sẽ cung cấp cho mẹ thông tin chi tiết về 3 nguyên nhân bé sơ sinh bị trắng lưỡi và cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất.

Có thể bạn quan tâm:

1. Tìm hiểu chung về miệng bé bị đốm trắng

1.1. Miệng bé bị đốm trắng là dấu hiệu của bệnh gì?

Miệng, lưỡi bé bị trắng có nhiều nguyên nhân như: cặn sữa, nấm lưỡi, viêm lưỡi, lichen phẳng, bạch sản… Trong đó, 3 nguyên nhân dưới đây phổ biến nhất gây trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Bé sơ sinh bị trắng lưỡi do nấm lưỡi

Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng do sự xuất hiện của những đốm trắng do nấm Candida Albicans gây ra. Loại nấm này ký sinh trong miệng của hầu hết trẻ nhỏ và có khả năng sinh sôi nhanh khi gặp điều kiện thuận lợi gây nên bệnh nấm lưỡi.

  • Nấm lưỡi hay gặp ở những trẻ có đặc điểm sau:
    • Trẻ không được vệ sinh miệng sạch sẽ
    • Hệ miễn dịch yếu: Trẻ sinh non thiếu tháng, trẻ còi xương suy dinh dưỡng
    • Sử dụng thuốc kháng sinh thường xuyên
    • Sử dụng thuốc có chứa Corticoid dạng hít trong thời gian dài để điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng…
  • Cách lây nhiễm: Chủ yếu lây qua 3 con đường sau
    • Lây từ mẹ sang con khi sinh đẻ nếu mẹ nhiễm nấm âm đạo
    • Lây từ trẻ bị nhiễm nấm sang trẻ khác khi dùng chung núm vú giả, cốc, bát, thìa, đồ chơi…
    • Tự lây nhiễm: Lây từ cơ quan này sang cơ quan khác trong cơ thể trẻ.
lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng
Miệng bé bị đốm trắng có phải dấu hiệu của bệnh gì không?

Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi do cặn sữa

Trẻ sơ sinh tiết ít nước bọt hơn người lớn nên sữa dễ đọng lại trên lưỡi trẻ sau khi bú. Nếu trẻ không được vệ sinh sạch sẽ, dần dần sữa sẽ đóng thành lớp cặn mỏng trên lưỡi.

Biểu hiện:

  • Xuất hiện các mảng màu trắng trên bề mặt lưỡi trẻ
  • Không gây đau rát và dễ làm sạch.

Bé sơ sinh bị trắng lưỡi do viêm lưỡi bản đồ

Hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh do Viêm lưỡi bản đồ là một rối loạn lành tính có hình thái giống bản đồ trên lưỡi của trẻ và không gây nguy hiểm.

Hiện chưa rõ nguyên nhân gây bệnh trắng lưỡi. Các chuyên gia cho rằng bệnh có thể liên quan đến một số bệnh khác: Vẩy nến, liken phẳng ở miệng, thiếu máu, dị ứng… hoặc do di truyền.

Tuy nhiên, miệng, lưỡi bé bị đốm trắng thì đến 80% là dấu hiệu của bệnh tưa miệng, nấm miệng ở trẻ nhỏ.

1.2. Các triệu chứng của bệnh tưa miệng trẻ nhỏ là gì?

Hiện tượng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh đặc trưng bởi các triệu chứng sau đây:

  • Xuất hiện các đốm trắng hoặc mụn trắng ở lưỡi trẻ sơ sinh, có thể lan ra toàn miệng. Các mảng bám khá chắc và không dễ bị lau chùi hay rửa trôi.
  • Cảm giác nóng rát trong miệng hoặc cổ họng khiến trẻ khó bú sữa mẹ hoặc đau lưỡi khi bú.
  • Nếu con bạn bị tưa miệng, chúng thường xuất hiện những vùng da bị viêm, đôi khi có máu và không thể lau sạch bằng khăn được

 Xem thêm: 4 dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh giúp mẹ phát hiện sớm bệnh của con

2. Làm thế nào để bác sĩ chẩn đoán miệng bé bị đốm trắng?

  • Hiện tượng bé sơ sinh bị trắng lưỡi rất phổ biến và dễ nhận biết. Tuy nhiên, có thể bạn không cần đến gặp bác sĩ vẫn có thể biết được tình trạng tưa lưỡi của bé.
  • Với những dấu hiệu đặc trưng, bạn chỉ cần ra tiệm thuốc. Các dược sĩ cũng có thể tư vấn cho bạn giải pháp hữu hiệu.
  • Để chắc chắn hơn, bác sĩ thường đưa ra chẩn đoán dựa trên hình ảnh lâm sàng điển hình. Việc này sẽ mất thời gian và đi lại nhưng sẽ giải quyết được triệt để vấn đề.

3. Trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi phải làm sao?

Xem thêm: Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi và có tự hết không?

Vậy nếu trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi phải làm sao? Trả lời: Khi bé sơ sinh bị trắng lưỡi do nấm, trẻ cần được đưa đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn điều trị đúng cách. Bệnh thường khỏi sau 1-2 tuần điều trị.

Trẻ có thể được chỉ định điều trị bằng một số loại thuốc kết hợp với các biện pháp chăm sóc miệng tại nhà.

3.1.1. Rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên

Rơ lưỡi thường xuyên cho bé sơ sinh bị trắng lưỡi
Rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên từ 2 – 3 lần/ngày sau khi cho trẻ bú sữa để loại bỏ vi khuẩn, nấm, sữa cặn trong khoang miệng

Bé sơ sinh bị trắng lưỡi cần được rơ lưỡi thường xuyên bằng gạc rơ lưỡi để làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn vi nấm gây bệnh và nguồn thức ăn của chúng.

Có 2 loại gạc: Gạc rơ lưỡi khô thông thường và gạc rơ lưỡi có tẩm dịch.

Mẹ nên dùng loại gạc đã tẩm sẵn dịch để đem lại hiệu quả cao và an toàn với trẻ sơ sinh so với gạc khô chưa tẩm dịch vì:

  • Hiệu quả: Dịch tẩm chứa các thành phần có tác dụng diệt khuẩn kháng nấm hiệu quả như nước muối sinh lý, dịch chiết lá hẹ, xylitol, NaHCO3…
  • An toàn:
    • Gạc được dệt từ chất liệu mềm mại với miệng trẻ, không mục mủn, không để lại sợi bông. Ưu tiên chất liệu Polyester.
    • Gạc được tiệt trùng, không bị vi khuẩn xâm nhiễm so với gạc thô thấm dịch tự pha.

Ngoài ra gạc đã tẩm sẵn dịch rất tiện lợi, giúp mẹ tiết kiệm thời gian khi vệ sinh miệng cho trẻ.

3.1.2. Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.

Thuốc trị trắng lưỡi cho trẻ sơ sinh
Nystatin là một thuốc kê đơn được dùng để trị nấm miệng ở trẻ em rất hiệu quả. Mẹ nên dùng để rơ lưỡi từ 1-2 lần/ngày

Trong 1 số trường hợp, bé sơ sinh bị trắng lưỡi có thể được bác sĩ chỉ định dùng 1 trong số các loại thuốc sau:

  • Nystatin: Thuốc chống nấm dùng rơ lưỡi, tác dụng tại chỗ, dùng đường bôi
  • Miconazole: Thuốc chống nấm dùng đường bôi, tác dụng tại chỗ, dùng đường bôi
  • Fluconazole: Thuốc chống nấm dùng đường uống, tác dụng toàn thân, dùng đường uống

Lưu ý: Sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, không được tự ý tăng giảm liều.

Xem chi tiết: Cách chữa lưỡi trắng cho trẻ sơ sinh, an toàn, áp dụng ngay tại nhà

4. Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa tình trạng lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng?

  • Trong hầu hết các trường hợp xảy ra tình trạng trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi thì không tìm được nguyên nhân ngoại cảnh gây nên bệnh tưa miệng. Vì hầu hết mọi người, kể cả trẻ sơ sinh, có Candida sẵn trong cơ thể. Do sự mất cân bằng nào đó đã khiến Candida phát triển quá mức và gây bệnh.
  • Thường xuyên vệ sinh lưỡi bé, hạn chế để mảng bám có cơ hội hình thành. Gợi ý cho mẹ nên sử dụng gạc lưỡi Dr.Papie mỗi ngày. Mẹ sẽ tạm biệt với các triệu chứng của tưa miệng.
Trẻ quấy khóc do đốm trắng ở miệng
Làm thế nào bạn có thể ngăn ngừa bệnh nấm miệng trẻ em?
  • Nếu em bé của bạn thường xuyên ngậm đồ chơi thì hãy rửa sạch hoặc khử trùng chúng. Đặc biệt những đồ chơi nhỏ, hay đưa vào miệng.
  • Nếu bạn cho bé bú bình, hãy vệ sinh bình sữa và núm vú thường xuyên. Ngoài ra, vệ sinh cả ti giả và các đồ cho ăn mỗi ngày
  • Đừng cho bé uống thuốc kháng sinh trừ khi thật cần thiết. Bệnh tưa miệng thường xuất hiện sau mỗi lần uống thuốc kháng sinh.
  • Rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi cho ăn và thay tã.

5. Miệng, lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có nguy hiểm không?

Hầu hết các câu trả lời là không. Tuy nhiên, nó ảnh hưởng đến việc ăn và ngủ của trẻ. Nếu em bé của bạn rất quấy khóc và không thoải mái, bệnh tưa miệng có thể cản trở việc cho ăn. Bé ăn không ngon miệng, dẫn đến biếng ăn, còi xương và ít cân.

Ngoài ra, nếu không được điều trị kịp thời đúng cách, nấm có thể lan rộng gây các hậu quả như:

  • Nấm lan xuống cơ quan hô hấp gây ra các bệnh viêm phổi, viêm phế quản,…
  • Nấm lan xuống thực quản gây tức ngực, khó nuốt, nôn trớ.

Vì vậy, cần thiết phải chăm sóc và vệ sinh lưỡi bé hàng ngày để trẻ phát triển khỏe mạnh. Hãy làm theo hướng dẫn của bác sĩ để sử dụng đúng loại thuốc và tuân thủ điều trị hoàn toàn trong thời gian điều trị.

6. Miệng bé bị đốm trắng có nên tiếp tục cho bú mẹ không?

  • Hãy xác định rõ ràng nguyên nhân nấm miệng từ đâu. Tuy nhiên, nếu bạn cho con bú, hãy chuẩn bị những tình huống lây nhiễm chéo giữa bạn và bé.
  • Đây có thể là một vấn đề ít được biết đến nhưng nhiễm chéo gây ra tưa vú hay nứt đầu ti. Đầu ti trở nên bị khô, bong chóc, phồng rộp và bị đau khi bé ti.
  • Sử dụng một số loại kem ngăn ngừa tình trạng nứt đầu ti an toàn cho trẻ sơ sinh. Điều này sẽ giúp mẹ an tâm không bị đau đầu ti. Tuy nhiên, nó chỉ là biện pháp điều trị triệu chứng.
  • Việc tiếp tục cho con bú cần được theo dõi bởi mẹ. Mẹ sẽ chủ động phòng ngừa khi bé bị nấm miệng và lây sang đầu ti. Đồng thời, hỏi ý kiến dược sĩ, bác sĩ để được tư vấn điều trị kết hợp cả mẹ và con.

Vậy trẻ sơ sinh bị trắng lưỡi phải làm sao? Miệng bé bị đốm trắng là một tình trạng phổ biến. Tuy nhiên, mẹ đừng chủ quan nhé. Trẻ dễ mất ngủ và bỏ ăn nếu mẹ không chăm sóc lưỡi bé đúng cách. Chúc mẹ luôn vui vẻ và hạnh phúc.

DS Đại học Lưu Phương

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bé

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
  • Website: drpapie.com.vn
5/5 (1 Review)
5/5 (1 Review)

7 thoughts on “Miệng bé bị đốm trắng có phải dấu hiệu của bệnh không?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook