Trị rôm sảy cho bé bằng nước lá là phương pháp hiệu quả được nhiều mẹ tin dùng. Tuy nhiên, trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì để an toàn, hiệu quả nhất thì không phải mẹ nào cũng biết. Nếu mẹ cũng đang tìm hiểu về các loại lá tắm cho trẻ bị rôm sảy, hãy cùng chuyên gia Dr.Papie tìm hiểu 12 loại lá tốt nhất trong bài viết dưới đây!
1. Tiêu chí chọn lá tắm trị rôm sảy cho bé
Da của trẻ rất mỏng, nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Vì vậy, mẹ cần cẩn thận trong việc chọn lá để tắm cho bé bị rôm sảy. Dưới đây là 5 tiêu chí mẹ nên tuân thủ để chọn được lá an toàn và hiệu quả nhất:
- Lá tắm có khả năng làm mát da bởi rôm sảy chủ yếu do nóng bức gây ra.
- Lá chứa thành phần có tính kháng khuẩn, chống viêm, giảm ngứa, sát trùng da.
- Lá sạch, nguồn gốc rõ ràng, không sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật.
- Nên dùng lá tươi để nấu nước để đạt hiệu quả cao. Lá đã sấy khô, phơi khô có hàm lượng hoạt chất ít hơn, có thể chứa chất bảo quản và quá trình làm khô không đảm bảo sạch.
- Lựa chọn lá phù hợp với làn da nhạy cảm của bé. Mẹ nên thử sử dụng nước lá trên một vùng da nhỏ trước khi tắm toàn thân cho trẻ.
2. 14 loại lá tắm trị rôm sảy tốt nhất cho trẻ
Dưới đây, chuyên gia gợi ý cho mẹ danh sách 12 lá tắm trị rôm sảy tốt nhất cho trẻ cùng tác dụng và cách sử dụng cụ thể. Mẹ tham khảo để chọn được lá an toàn và phù hợp với bé.
2.1. Lá ngải cứu

Các thành phần trong lá ngải cứu có chứa các chất có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm. Chính vì vậy từ xưa, lá ngải cứu đã được dùng trong điều trị các bệnh về rôm sảy cho trẻ em
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 2 nắm (300g) lá ngải cứu. Đun lá ngải cứu cùng 2 lít nước và 50g muối, chờ sôi trong 10 phút.
- Bước 2: Chắt lấy phần nước, pha loãng với 5 lít nước ấm và tắm rửa toàn thân cho trẻ.
- Bước 3: Lau khô người bằng khăn mềm và không tráng lại bằng nước thường.
2.2. Lá chè (trà) xanh – thần dược trị rôm sảy cho bé

Tắm lá chè xanh có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm mát và làm dịu vết rôm. Bên cạnh đó, chè xanh chứa EGCG, catechin… giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, tăng cường đề kháng cho da khi bị rôm sảy.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 2 nắm (300g) lá chè xanh tươi. Đun lá chè cùng 2 lít nước, sôi trong 10 phút.
- Bước 2: Chắt lấy phần nước, pha loãng với 5 lít nước ấm và tắm rửa toàn thân cho trẻ.
- Bước 3: Sau khi tắm xong thì cần tráng lại cho bé bằng nước thường
2.3. Lá đinh lăng

Công dụng nổi bật của tắm lá đinh lăng trong điều trị rôm sảy ở trẻ đó chính là làm giảm mồ hôi trộm. Do tuyến mồ môi chưa phát triển hoàn chỉnh, vì vậy trẻ em rất hay ra mồ hôi trộm, điều này là một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng rốm sảy ở trẻ em.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Lấy khoảng 2 nắm tay lá đinh lăng (300g). Đun sôi với khoảng 2 lít nước trong 10 phút
- Bước 2: Gạn lấy phần nước rồi pha thêm 5 lít nước sạch và tắm rửa cho bé.
- Bước 3: Dùng khăn mềm lau khô người, không cần tráng lại bằng nước thường.
2.4. Nước tắm khổ qua

Khổ qua (mướp đắng) giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu, làm mát da đồng thời chống viêm, giảm ngứa, cải thiện các triệu chứng mụn nhọt, rôm sảy.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Dùng 4-5 quả mướp đắng (khoảng 400g) non sạch. Bỏ hạt, thái lát rồi đun sôi cùng 2 lít nước trong 10 phút.
- Bước 2: Gạn lấy phần nước rồi pha thêm 5 lít nước sạch và tắm rửa cho bé.
- Bước 3: Dùng khăn mềm lau khô người, không cần tráng lại bằng nước thường.
2.5. Lá kinh giới

Kinh giới giàu hoạt chất có tính kháng sinh kháng khuẩn, làm sạch sâu và giảm ngứa, giảm bít tắc lỗ chân lông cho vùng rôm sảy.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 2 nắm (300g) lá kinh giới tươi, thái nhỏ rồi đun với 2 lít nước, để sôi trong 10 phút.
- Bước 2: Gạn lấy phần nước, bỏ bã, pha thêm 5 lít nước sạch và tắm cho bé.
- Bước 3: Dùng khăn sạch lau khô người và không tráng lại bằng nước thường.
2.6. Lá tía tôi – lá tắm trị rôm sảy dành cho trẻ sơ sinh

Tinh dầu lá tía tô có tác dụng kháng khuẩn, giảm viêm nhiễm và giảm ngứa nhờ đó giúp giảm các triệu chứng mẩn đỏ, ngăn vi khuẩn tấn công vùng rôm sảy.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 300g lá tía tô tươi sau đó giã nát rồi chắt lấy nước cốt.
- Bước 2: Hòa nước cốt tía tô với 5 lít nước ấm vè tắm cho bé.
- Bước 3: Lau khô người bé bằng khăn sạch, không cần tráng lại bằng nước.
2.7. Lá trầu không

Trầu không chứa nhiều vitamin góp phần cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu, mát da và giảm châm chích da khi bị rôm sảy. Ngoài ra, nước lá trầu có chứa “kháng sinh tự nhiên” giúp kháng khuẩn, ngừa nhiễm trùng.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 10 lá trầu không to bằng bàn tay, đun sôi với 2 lít nước trong
- Bước 2: Gạn lấy phần nước, bỏ bã rồi pha thêm 5 lít nước sạch và tắm rửa cho bé.
- Bước 3: Dùng khăn mềm lau khô người bé, không tráng lại bằng nước thường.
2.8. Lá khế

Lá khế có tác dụng tán nhiệt độc, giải nhiệt và làm sạch sâu, hỗ trợ rất tốt trong việc điều trị rôm sảy, mụn nhọt cho trẻ nhỏ.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 300g lá khế tươi, giã nát.
- Bước 2: Lọc bỏ bã, lấy phần nước xanh đậm pha với 5 lít nước sạch và tắm cho trẻ.
- Bước 3: Lau khô người bằng khăn mềm, không cần tráng lại bằng nước thường
2.9. Lá dâu tằm

Lá dâu tằm giúp thanh nhiệt, làm sạch da, làm mát da đồng thời thúc đẩy tái tạo da giúp điều trị rôm sảy, mụn nhọt hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 200g lá dâu tằm cho vào túi vải, đun với 5 lít nước sôi trong 10 phút.
- Bước 2: Để nước nguội còn âm ấm và tắm cả người cho bé, chú ý kĩ vùng lưng, cổ, đầu.
- Bước 3: Tắm lại bằng nước trắng ấm để loại bỏ bột lá dính trên người bé.
2.10. Lá tràm

Tinh dầu trong lá tràm có tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa viễm nhiễm, giảm ngứa cho da khi bị rôm sảy.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Dùng 1 nắm lá tràm tươi, rửa sạch rồi nấu với 2 lít nước, sôi trong 10 phút.
- Bước 2: Gạn lấy phần nước và pha thêm 5 lít nước sạch rồi tắm cho bé.
- Bước 3: Dùng khăn mềm lau khô người bé, không cần tráng lại bằng nước thường.
2.11. Sử dụng lá mảnh bát để tắm cho trẻ bị rôm sảy khắp người

Lá mảnh bát có tác dụng hạ nhiệt, làm dịu, làm mát da đồng thời giảm ngứa, tiêu viêm nên có hiệu quả tốt trong điều trị rôm sảy, mụn nhọt.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Dùng 1 nắm lá mảnh bát, rửa sạch và đun sôi với 2 lít nước trong 10 phút.
- Bước 2: Gạn lấy phần nước, pha với 5 lít nước sạch rồi tắm cho bé.
- Bước 3: Lau khô người, không cần tráng lại với nước.
2.12. Tắm lá nhọ nồi cho trẻ bị rôm sảy tắm

Lá nhọ nồi (cỏ mực) có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn và hỗ trợ tái tạo, phục hồi da nên trị rôm sảy rất hiệu quả.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Dùng 300g cỏ nhọ nồi tươi, rửa sạch, giã nát.
- Bước 2: Chắt lấy phần nước nhọ nồi, bỏ bã sau đó pha vào 5 lít nước ấm để tắm, rửa cho bé.
- Bước 3: Tắm lại bằng nước ấm để loại bỏ chất bột và lông tơ dính trên da.
- Bước 4: Lau khô người bé bằng khăn sạch.
2.13. Tắm lá sài đất cho trẻ bị rôm sảy tắm

Lá sài đất có tính mát, công dụng tán nhiệt độc, làm sạch nhanh, giúp thông thoáng lỗ chân lông, chữa rôm sảy, mụn nhọt.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Rửa sạch 300g lá sài đất tươi, giã nát.
- Bước 2: Chắt lấy nước cốt sài đất, pha với 5 lít nước ấm để tắm, rửa nhẹ nhàng cho bé.
- Bước 3: Lau khô người và mặc quần áo. Không tráng lại bằng nước.
Xem thêm: Cách tắm lá sài đất cho bé chuẩn nhất mẹ cần nhớ
2.14. Sử dụng lá ngũ trảo cho em bé bị rôm sảy tắm

Lá ngũ trảo (mẫu kinh, chân chim) chứa nhiều tinh dầu, alcaloid có tác dụng kháng viêm, kháng nấm giúp bảo vệ da khỏi vi khuẩn, nấm bệnh. Đồng thời lá cũng có tác dụng giảm sưng, giảm ngứa, làm dịu da giúp giảm những triệu chứng rôm sảy.
Các bước thực hiện:
- Bước 1: Đun 2 nắm lá ngũ trảo sạch trong 2 lít nước. Để sôi 10 phút.
- Bước 2: Gạn lấy phần nước và pha cùng 5 lít nước sạch để tắm cho trẻ.
- Bước 3: Lau khô người bằng khăn mềm và không tráng lại với nước thường.
Nếu con bạn vẫn đang ở độ tuổi sơ sinh, thì bạn cần lựa chọn kĩ lá nước tắm trước khi dùng. Chúng tôi có liệt kê danh sách các loại lá tắm cho trẻ sơ sinh an toàn giúp bạn tiện lợi khi lựa chọn.
3. 5 loại thảo dược dễ kiếm nên dùng cho trẻ bị rôm sảy tắm
3.1. Rau sam

Rau sam chứa chất nhầy, giàu vitamin, Omega-3 và khoáng chất giúp chống viêm, giảm ngứa, chống oxy hóa, bảo vệ da, giúp vùng rôm sảy nhanh lành.
Cách thực hiện: Mẹ sử dụng 1 nắm lá rau sam, rửa sạch, giã nát lấy nước rồi pha với khoảng 5 lít nước ấm để tắm cho trẻ.
3.2. Nước cốt chanh
Nước cốt chanh chứa các acid tự nhiên, vitamin C có khả năng kháng khuẩn, dưỡng ẩm nhẹ, làm sạch da và phục hồi da nên dùng để điều trị rôm sảy.
Cách thực hiện: Dùng nước cốt 1 quả chanh pha với 5 lít nước ấm và tắm cho trẻ.
Lưu ý: Không dùng quá nhiều nước chanh, nồng độ acid nhiều có thể gây rát, xót da.
3.3. Nước tắm cỏ mần trầu

Cỏ mần trầu có chứa muối nitrat, flavonoid, beta palmitoyl và sitosterol… tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm ngứa, thúc đẩy phục hồi khi da bị rôm sảy.
Cách thực hiện: Đun sôi khoảng 2 nắm lá cỏ mần trầu với 2 lít nước (10 phút). Gạn bỏ bã rồi thêm 5 lít nước trắng để tắm cho bé.
3.4. Dầu dừa
Dầu dừa có thành phần giàu vitamin và khoáng chất giúp cung cấp độ ẩm cho da, làm dịu, làm mát da tránh tình trạng khô, yếu da. Đồng thời, mát xa da bằng dầu dừa giúp lỗ chân lông thông thoáng, khăn chặn vi khuẩn, nấm gây hại cho da, điều trị rôm sảy hiệu quả.
Cách thực hiện: Mát xa trực tiếp dầu dừa lên vùng da rôm sảy.
Lưu ý: Chỉ dùng một lớp mỏng và mát xa kĩ cho dầu thấm vào da.
3.5. Nước tắm bột yến mạch
Bột yến mạch cũng có hoạt tính kháng sinh nên có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm, trị mụn nhọt, rôm sảy an toàn.
Cách thực hiện: Xay nhuyễn 50g yến mạch rồi hòa với nước tắm và tắm cho bé.
Lưu ý: Sau khi tắm xong cần tráng lại người trẻ bằng nước thường để làm sạch bột yến mạch trên da bé, tránh bít tắc lỗ chân lông.
4. Lưu ý khi dùng lá tắm trị rôm sảy

Dùng lá tắm là phương pháp trị rôm sảy mang lại hiệu quả tốt. Tuy nhiên, da trẻ rất nhạy cảm, mẹ cần lưu nhớ những lời khuyên dưới đây để tắm lá đúng cách, tránh gây kích ứng da bé.
- Sử dụng lá tắm chỉ áp dụng khi bé bị rôm sảy nhẹ, không tắm khi da bé có vết trầy xước, lở loét, mụn mủ.
- Đảm bảo nhiệt độ nước tắm chuẩn là 35 – 38°C.
- Không nấu nước lá quá đặc bởi nước quá đặc có hàm lượng dịch chiết lớn dễ gây kích ứng da. Đồng thời, chất bột trong lá nhiều dễ đọng lại trên da làm bít tắc lỗ chân lông gây rôm nặng hơn.
- Nên tắm cho trẻ ở phòng kín gió, thời gian tắm tối đa là 10 phút để đề phòng cảm lạnh.
- Thao tác tắm nhẹ nhàng tránh chà xát vào da bé, chú ý vệ sinh kĩ vùng dễ bị rôm sảy như lưng, cổ, ngực, trán…
- Tắm cho trẻ 1 lần/ngày và liên tục đến khi khỏi rôm.
Tắm nước lá mất nhiều thời gian chuẩn bị, đồng thời, quá trình thực hiện có thể không đạt hiệu quả như mong muốn nếu mẹ thực hiện sai cách. Mẹ có thể thay thế việc tắm lá bằng nước tắm thảo dược để an toàn, tiện dụng và điều trị rôm sảy hiệu quả hơn cho bé. Nước tắm thảo dược Dr.Papie được chuyên gia Nhi khoa khuyên dùng để điều trị và phòng ngừa rôm sảy cho trẻ nhờ ưu điểm:
|
5. Kết hợp các biện pháp bổ trợ để trị rôm sảy cho trẻ

Để tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị rôm sảy bằng lá tắm, chuyên gia Dr.Papie khuyên mẹ kết hợp áp dụng 5 biện pháp bổ trợ dưới đây:
- Mặc quần áo thoáng mát cho trẻ, nên chọn chất liệu vải cotton thấm mồ hôi tốt.
- Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng mát, hạn chế những hoạt động gây đổ mồ hôi, hạn chế nơi đông người.
- Bổ sung thực phẩm có tính mát cho trẻ như: rau xanh (bí đao, rau ngót…), hoa quả (cam, táo, bưởi…), sữa chua, củ đậu…
- Sử dụng kem bôi trị rôm sảy: Kem em bé, Oatrum Kids Gel, Kowa, Yoosun, Bepanthen…
Dùng nước lá trị rôm sảy là phương pháp an toàn và lành tính với trẻ nhỏ. Mẹ chỉ cần chọn lá phù hợp, nấu nước và tắm cho bé đúng cách thì vùng rôm sảy sẽ lặn và khỏi hoàn toàn sau 3 – 5 ngày.
Xem thêm: Chuỗi 17 hình ảnh rôm sảy ở trẻ sơ sinh theo từng giai đoạn, vị trí trên cơ thể.
Nếu mẹ còn băn khoăn trẻ bị rôm sảy nên tắm lá gì, hãy để lại bình luận bên dưới hoặc gọi hotline 0911225336 để nhận được giải đáp nhanh và chính xác nhất từ chuyên gia Dr.Papie.
Bài viết liên quan
Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt, bao nhiêu là nguy hiểm?
Ai cũng biết, sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao so với mức bình ....
Th12
Tiết lộ tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị sốt chuẩn chuyên gia áp dụng tại nhà
Mỗi lần con sốt là một lần áp lực và mệt mỏi cho cả gia ....
Hướng dẫn sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie khi trời lạnh
Một số mẹ muốn mua khăn hạ sốt Dr.Papie cho bé nhưng lại băn khoăn ....
Th2
Trẻ bị sốt virus nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục ....
Th1
Đắp khăn hạ sốt đúng cách: 5 bước thực hiện
Đắp khăn hạ sốt là phương pháp hạ sốt phổ biến hiện nay nhờ tính ....
Th1
Thành phần miếng dán hạ sốt là gì? Tại sao giúp bé hạ sốt?
Mẹ được giới thiệu dùng miếng dán hạ sốt cho bé nhưng còn phân vân, ....
Th12