Trẻ bị sốt phát ban đi ngoài: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

Sốt phát ban đi ngoài ở trẻ có thể khiến cơ thể bé mất nước, mệt mỏi. Vậy trẻ sốt phát ban đi ngoài có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách điều trị như thế nào để bé nhanh hồi phục? Mẹ cùng tìm hiểu tư vấn của chuyên gia trong bài viết dưới đây!

Mẹ quan tâm: Sốt phát ban ở trẻ có lây không? Cách phòng tránh tại nhà hiệu quả.

1. Nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban đi ngoài

Nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban đi ngoài

Đi ngoài (tiêu chảy) là một trong những triệu chứng thường gặp ở trẻ sốt phát ban. Nguyên nhân chủ yếu là do độc tố của một số loại virus gây bệnh làm tổn thương ruột, hệ thần kinh ruột, kích thích tăng nhu động ruột gây tiêu chảy. Một số loại virus, vi khuẩn gây tiêu chảy như: Rotavirus, E.coli, Shigella

Ngoài ra trẻ bị tiêu chảy còn do 1 số nguyên nhân khác như:

  • Trẻ dùng thuốc kháng sinh: Kháng sinh không chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn có hại mà còn diệt cả một số vi khuẩn có lợi. Việc mất cân bằng hệ vi khuẩn có lợi đường ruột dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
  • Trẻ bị ngộ độc thức ăn: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, choáng váng là những triệu chứng gặp phải nếu trẻ bị ngộ độc thức ăn.

2. Trẻ bị sốt phát ban kèm tiêu chảy có nguy hiểm không?

Sốt phát ban ở trẻ có thể đi kèm với tiêu chảy. Nếu được chăm sóc và chữa trị kịp thời thì tình trạng này không gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy, mẹ không cần quá lo lắng khi con bị sốt phát ban kèm tiêu chảy.

Tuy nhiên, khi trẻ bị sốt phát ban kèm tiêu chảyy kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng mất nước và gây ra một số biến chứng nghiêm trọng hơn như sốc, rối loạn chuyển hóa…. Vì vậy, mẹ cần chăm sóc trẻ đúng cách để hạn chế tối đa những nguy hiểm này

3. Bé bị sốt phát ban tiêu chảy bao lâu thì khỏi

Trẻ sốt phát ban kèm theo tiêu chảy
Trẻ sốt phát ban kèm theo tiêu chảy nếu được chăm sóc kịp thời sẽ hết tiêu chảy trong 2 – 3 ngày.

Trẻ bị sốt phát ban kèm tiêu chảy dưới 8 lần/ngày và được phát hiện và chăm sóc kịp thời, bé sẽ hết tiêu chảy sau 1 ngày. Nếu tình trạng nặng hơn thì mẹ cần đưa bé đi bệnh viện, chữa trị đúng cách sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.

Cùng với triệu chứng đi ngoài thì các nốt phát ban của bé cũng sẽ rút dần sau khi hết sốt 3 ngày.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Nguyên nhân và cách chăm sóc tại nhà

4. 4 cách chăm sóc trẻ bị phát ban kèm tiêu chảy tại nhà

Bé bị sốt phát ban tiêu chảy nên được đi khám Bác sĩ để được chẩn đoán đúng tình trạng bệnh. Nếu bé không có dấu hiệu nguy hiểm, Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị, chăm sóc tại nhà. Chính vì vậy, mẹ cần phải biết cách chăm sóc bé, áp dụng đúng hướng dẫn Bác sĩ đưa ra để con nhanh khỏi bệnh nhất.

Dưới đây là cách chăm sóc bé sốt phát ban từ chuyên gia Dr.Papie:

4.1. Bù nước đúng cách cho trẻ bị sốt phát ban tiêu chảy

Bù nước đúng cách cho trẻ bị tiêu chảy do sốt phát ban
Bù đủ nước cho trẻ bị tiêu chảy do sốt phát ban giúp hạn chế trẻ bị mất nước, suy tuần hoàn do mất nước

Trẻ bị sốt phát ban tiêu chảy sẽ khiến bé mất nước nghiêm trọng hơn. Vì vậy, bù nước đúng cách cho trẻ là việc làm cần thiết để tránh biến chứng nguy hiểm Cùng với đó, bù nước cũng giúp đào thải vi rút, độc tố virus qua đường tiểu để bé nhanh khỏi hơn.

Tùy vào độ tuổi và tình trạng của bé mà mẹ cho bé bù nước đúng cách:

  • Đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi và đang bú mẹ 100%: Cho bé bú nhiều lần hơn. Khi bú mẹ nhiều vẫn không đỡ, đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị.
  • Đối với trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi: Cho trẻ uống thêm nước ấm, nước hoa quả như nước cam, nước dừa, nước cháo… Có thể cho bé uống oresol để bù nước, điện giải theo đúng liều lượng và cách dùng.

Liều lượng và cách uống oresol:

  • Liều lượng:
    • Trẻ dưới 24 tháng tuổi: 50-100 ml sau mỗi lần đi ngoài; 500ml/ngày.
    • Trẻ dưới 10 tuổi: 100-200ml sau mỗi lần đi ngoài; 1000ml/ngày
  • Cách pha:
    • Trước khi pha, mẹ đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì xem loại oresol này pha trong bao nhiêu nước. Có loại 1 gói pha trong 250 ml, 500ml hoặc 1 lít nước.
    • Rửa tay và dụng cụ pha sạch sẽ trước.
    • Pha bằng nước sôi để nguội, đảm bảo an toàn vệ sinh cho trẻ.

4.2. Chế độ ăn cho trẻ bị sốt phát ban kèm tiêu chảy

Cho trẻ bị tiêu chảy do sốt phát ban ăn
Cho trẻ bị tiêu chảy do sốt phát ban ăn

Không chỉ bù nước, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng giúp trẻ bị sốt phát ban và đi ngoài nhanh khỏi bệnh.

  • Đối với trẻ sơ sinh, chỉ bú mẹ: Hãy cho bé bú nhiều hơn bình thường. Mẹ chú ý hơn về chế độ ăn của mẹ để đáp ứng được nguồn sữa dồi dào dinh dưỡng cho con.
  • Đối với trẻ đang uống sữa: Tiếp tục cho uống sữa. Nhưng nếu tình trạng tiêu chảy không giảm, thì hãy tạm ngưng, rất có thể sữa là nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở trẻ. Thay bằng loại sữa khác hoặc cho trẻ uống nước cháo.
  • Đối với trẻ đã bắt đầu ăn dặm:
    • Cho trẻ ăn thức ăn loãng, mềm, dễ nhai như: Nước cháo, cháo, soup,… Không ăn các thức ăn cứng, dai, khó tiêu.
    • Không ép trẻ ăn quá nhiều, chia nhiều bữa ăn cho trẻ. Thức ăn cần đun chín, đảm bảo vệ sinh.

Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, mẹ cũng cần để ý hạ sốt cho trẻ, tránh những biến chứng nguy hiểm. Mẹ có thể tham khảo thêm: Sốt phát ban ở trẻ nên ăn gì? Top 6 món ăn ngon cho trẻ bị sốt phát ban.

4.3. Tiếp tục các biện pháp hạ sốt cho trẻ

Hạ sốt cho trẻ bị sốt phát ban
Mẹ có thể dùng khăn ấm hoặc khăn mát để chườm cho trẻ bị sốt phát ban

Các biện pháp hạ sốt cho trẻ nên được thực hiện từ sớm, ngay khi trẻ bắt đầu có triệu chứng của sốt phát ban.

  • Mặc quần áo thoáng mát, chất liệu dễ thấm hút mồ hôi: Giúp bé dễ chịu, thoải mái và hạ nhiệt tốt hơn.
  • Chườm ấm, chườm lạnh: Đây là phương pháp vật lý được sử dụng khi trẻ sốt dưới 38.5 độ C hoặc kết hợp với dùng thuốc khi sốt cao trên 38.5 độ.
  • Chườm ở những vị trí nhiều mạch máu: Mẹ có thể dùng khăn ấm hoặc khăn mát để chườm vào các vị trí có mạch máu lớn đi qua như: trán, nách, bẹn…
  • Nhiệt độ của khăn chườm: Nhiệt độ khăn chườm là rất quan trọng nên bác sĩ khuyên mẹ nên dùng khăn hạ sốt Dr.Papie để chườm cho trẻ. Với chiết xuất từ dịch chiết các loại dược liệu (bạc hà, tía tô…) vừa hạ sốt hiệu quả lại an toàn.
  • Sử dụng thuốc theo chỉ định: Nếu mẹ đang cho bé uống thuốc theo đơn của bác sĩ, hãy tiếp tục cho bé uống. Không tự ý cho trẻ uống thêm bất cứ thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ.

4.4. Phòng tránh lây nhiễm cho người thân và tái nhiễm cho trẻ bị sốt phát ban đi ngoài

Thay tã cho trẻ bị tiêu chảy do sốt phát ban
Thay tã cho trẻ bị tiêu chảy do sốt phát ban thường xuyên sẽ hạn chế tái nhiễm cho trẻ

Không chỉ sốt phát ban, tiêu chảy cũng có thể lây nhiễm cho những người xung quanh. Rồi tái nhiễm cho trẻ. Virus, vi khuẩn ở trẻ bị nhiễm bệnh đều là nguồn lây, đặc biệt trong phân của trẻ. Mẹ có thể tham khảo 4 biện pháp phòng lây nhiễm và tái nhiễm tiêu chảy cho trẻ:

  • Rửa tay bằng xà phòng thường xuyên cho cả mẹ và bé.
  • Thay tã, vứt tã đúng nói quy định. gói gọn trước khi vứt.
  • Dọn dẹp khu vực nhà ở, nhà vệ sinh và môi trường xung quanh thường xuyên.
  • Hạn chế chó trẻ ra ngoài, chơi đùa, tiếp xúc với những trẻ khác.

 Bên trên  là cách chăm sóc bé để giúp hỗ trợ điều trị tốt nhất, bé nhanh khỏi bệnh nhất. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý một số biểu hiện nguy hiểm. Nếu chẳng may bé gặp phải, mẹ hãy đưa bé đi gặp bác sĩ gấp.

5. 5 dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ nhập viện ngay

Trẻ quấy khóc do đau bụng
Trẻ quấy khóc do đau bụng

Khi gặp một trong số dấu hiệu dưới đây, mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế để kịp thời xử lý

  • Trẻ bị sốt phát ban đi ngoài trên 8 lần/ngày: Thông thường trẻ đi ngoài trên 3 lần/ngày, phân lỏng thì được gọi là tiêu chảy. Nếu số lần đi ngoài lớn hơn 8 lần, cần đưa bé đến cơ sở y tế để điều trị. Tránh tình trạng sốc do mất nước gây nguy hiểm cho trẻ.
  • Đau bụng dữ dội: Trẻ có thể đau bụng nhẹ khi đi ngoài. Nhưng nếu tình trạng đau bụng dữ dội, có thể là đã có sự nguy hiểm nào khác. Hãy đưa bé đến cơ sở y tế để xác định đúng nguyên nhân đau bụng.
  • Đi ngoài ra máu: Thường thì tiêu chảy chỉ gồm phân lỏng, nhiều chất nhầy… Nếu phân của trẻ có dính máu, có thể đã có tổn thương nào đấy ở đường tiêu hóa (dạ dày, đại tràng…) Cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
  • Trẻ bỏ ăn: Tình trạng sốt phát ban kèm tiêu chảy có thể khiến bé mệt mỏi, chán ăn. Nhưng nếu bé bỏ ăn, điều đó rất nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ và sự hồi phục của trẻ. Vì vậy, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được điều trị đúng cách.

Hoặc, một số tình trạng của sốt phát ban trở nặng hơn, mẹ cũng cần đưa bé đi khám ngay:

  • Sốt cao trên 39.5 độ C, dễ gây biến chứng như: Co giật, hôn mê… Vì vậy, nếu trẻ sốt cao trên 39.5 độ thì mẹ nên ngay lập tức đưa bé đến có sở y tế.
  • Các nốt ban có hiện tượng lở loét, nhiễm trùng: Mẹ nên đưa bé đến gặp bác sĩ để điều trị. Tránh cho nhiễm trùng ngày một nặng hơn.

Như vậy, trẻ bị sốt phát ban đi ngoài không nguy hiểm, có thể khỏi trong vài ngày với điều kiện chăm sóc đúng cách. Bên trên là cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban đi ngoài mẹ cần lưu ý. Chăm sóc bé đúng cách giúp bé nhanh khỏi bệnh, bảo vệ bé trước những nguy hiểm có thể gặp phải.

Nếu còn bất cứ băn khoăn nào trong quá trình chăm sóc bé, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được Chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook