Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Nguyên nhân và cách chăm sóc tại nhà

Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi sốt mọc răng khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào giúp bé nhanh khỏi bệnh? Mẹ cùng tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie để có câu trả lời chính xác nhất.

Xem thêm:

1. Trẻ sốt mọc răng có đi ngoài không?

Trẻ sốt mọc răng đi ngoài
Khi mọc răng trẻ bị ngứa lới dẫn đến hay cắn đồ chơi từ đó làm nhiễm khuẩn nướu gây sốt, tiêu chảy

Khi trẻ bắt đầu có những dấu hiệu sốt mọc răng đầu tiên, nướu (lợi) nứt ra để răng mọc trồi lên. Việc này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt gây nhiễm trùng, sưng viêm, cơ thể phản ứng lại bằng cơ chế gây sốt.

Vậy sốt mọc răng có đi ngoài không? Trả lời: “CÓ”. Bé mọc răng bị sốt và tiêu chảy do 2 nguyên nhân chính sau:

  • Bé gặp, nhai đồ vật mất vệ sinh: Khi mọc răng, trẻ sẽ có hiện tượng ngứa ngáy, khó chịu ở nướu nên thích gặm, nhai đồ vật để “gãi ngứa”. Nếu trẻ gặm mút phải những vật mất vệ sinh, vi khuẩn có thể xâm nhập vào đường ruột gây tiêu chảy, đi ngoài.
  • Hệ miễn dịch suy giảm: Khi trẻ bị sốt mọc răng, hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm, vi khuẩn có hại ở đường ruột có cơ hội phát triển gây rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Một số nguyên nhân khác dẫn tới tình trạng trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài:

  • Do trẻ ăn phải thực phẩm bẩn hoặc không được chế biến kỹ: Nên chứa nhiều vi khuẩn, virus gây bệnh.
  • Do trẻ dùng kháng sinh để trị viêm nướu, viêm họng… khi mọc răng: Kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn làm mất cân bằng hệ vi khuẩn, gây rối loạn hệ vi sinh đường ruột.

2. Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Bé sốt mọc răng
Bé sốt mọc răng chỉ bị sốt nhẹ từ dưới 38.5 độ C, sốt từng cơn và hết sốt sau khoảng 2-3 ngày

Sốt là triệu chứng thường gặp khi trẻ mọc răng. Đây chính là cơ chế bảo vệ của cơ thể để chống lại tác nhân lạ tấn công (vi khuẩn, vi rút). Phần lớn trẻ khi mọc răng chỉ bị sốt nhẹ từ dưới 38.5 độ C, sốt từng cơn và hết sốt sau khoảng 2-3 ngày. Vì vậy mẹ không cần quá lo lắng.

Tiêu chảy có thể là hệ quả của sốt hoặc bệnh mắc kèm khi trẻ bị sốt mọc răng. Nếu nguyên nhân của tiêu chảy là do sốt mọc răng, trẻ thường khỏi sau 2-3 ngày. Nếu tiêu chảy là bệnh mắc kèm khi trẻ sốt mọc răng, mẹ cần theo dõi thêm nếu trẻ bị  tiêu chảy kéo dài quá 3 ngày để có biện pháp xử lý kịp thời.

Ngoài ra, mẹ cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị nếu trẻ gặp một trong những triệu chứng tiềm ẩn nguy hiểm sau:

  • Trẻ đi ngoài nhiều hơn 8 lần trên 1 ngày.
  • Đi ngoài phân có lẫn máu.
  • Trẻ sốt cao trên 39 độ, không hạ sốt sau khi dùng thuốc và các phương pháp hạ sốt.
  • Trẻ sốt cao quá 3 ngày.
  • Trẻ quấy khóc, bỏ ăn trên 2 ngày

3. Cách chăm sóc trẻ sốt bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng

3.1. Bù nước cho trẻ sốt mọc răng kèm tiêu chảy

Bù nước cho trẻ sốt mọc răng đi ngoài
Bù nước cho trẻ sốt mọc răng đi ngoài nhắm hạn chế biến chứng mất nước do sốt, tiêu chảy

Sốt và tiêu chảy đều gây mất nước. Khi sốt, cơ thể trẻ thoát nhiệt và hơi nước qua da để hạ nhiệt. Đồng thời , tiêu chảy làm mất nước và chất điện giải qua phân lỏng. Vì vậy cần phải bổ sung nhiều nước thường xuyên cho trẻ để tránh mất nước.

3.1.1 Bù nước cho trẻ bằng nước ép hoa quả

Tác dụng: Nước ép hoa quả vừa có tác dụng bù nước, vừa bổ sung nguồn vitamin dồi dào giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại mầm bệnh.

Các loại nước ép hoa quả mẹ nên dùng cho trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Nước ép nho, dưa hấu, lê, cam, vải, xoài, táo…

Liều lượng:

  • Không nên dùng nước ép hoa quả để bù nước cho trẻ dưới 1 tuổi.
  • Trẻ từ 1 đến 3 tuổi: Không được quá 120ml một ngày.
  • Trẻ từ 4 đến 6 tuổi: 120-180ml một ngày.
  • Trẻ từ 7 đến 18 tuổi: Không được quá 220ml một ngày.

Lưu ý: 

  • Bổ sung lượng nước ép vừa đủ, không nên cho trẻ uống quá nhiều. Trẻ chỉ có thể hấp thu 1 lượng vitamin nhất định, uống quá nhiều sẽ khiến trẻ đầy bụng, biếng ăn.
  • Nên cho trẻ uống nước ép hoa quả tươi thay vì loại nước uống trái cây đóng chai sẵn. Nước uống đóng chai thường chứa chất bảo quản không tốt cho cơ thể bé.

3.1.2 Bù nước cho trẻ sốt mọc răng đi ngoài bằng oresol

Bù nước cho trẻ sốt mọc răng đi ngoài bằng oresol
Oresol là sản phẩm thông dụng dùng để bù nước và điện giải do tiêu chảy ở trẻ em.

Tác dụng: Oresol với thành phần chính gồm natri clorid, glucose khan, natri citrat, kali clorid là sản phẩm thông dụng dùng để bù nước và điện giải do tiêu chảy ở trẻ em.

Liều dùng cho bé mọc răng bị sốt và tiêu chảy: Pha với nước theo đúng tỉ lệ ghi trên nhãn.

  • Trẻ dưới 2 tuổi: Uống 50ml/ lần, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Trẻ 2 – 6 tuổi: Uống 100ml/ lần, ngày uống 2 – 3 lần.
  • Trẻ 6 – 12 tuổi: Uống 150ml/ lần, ngày uống 2 – 3  lần.

Lưu ý: 

  • Sau khi pha xong, chỉ cho trẻ uống trong vòng 24h, nếu quá 24h cần đổ bỏ.
  • Chỉ pha oresol với nước lọc đun sôi để nguội, không được pha với nước nóng, không pha với nước khoáng.
  • Cho trẻ uống từng lượng nhỏ, lắc đều trước khi uống.

3.2. Chế độ ăn cho trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng

Cho trẻ bị sốt mọc răng tiêu chảy ăn cháo, đồ ăn mềm
Cho trẻ bị sốt mọc răng tiêu chảy ăn cháo, đồ ăn mềm giúp bé dễ dàng nhai nuốt

Trẻ mọc răng bị sốt và đi ngoài thường rất biếng ăn do nướu bị sưng viêm gây đau, sốt và tiêu chảy khiến trẻ mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn. Vì vậy mẹ cần xây dựng chế độ ăn phù hợp, vừa cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa lấy lại cảm giác ngon miệng cho trẻ.

3 tiêu chí lựa chọn thức ăn cho trẻ:

  • Thức ăn mềm, nếu trẻ đang bú thì nên ưu tiên cho trẻ bú hoặc uống sữa nhiều hơn.
  • Thức ăn hợp vệ sinh, ăn chín uống sôi đảm bảo an toàn tiêu hóa cho trẻ.
  • Thức ăn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là đổ sung đạm và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng chống lại các tác nhân gây viêm nướu khi mọc răng, gây tiêu chảy cho trẻ.

3.3. Hạ sốt cho trẻ bị sốt mọc răng

3.3.1. Đối với trẻ sốt mọc răng dưới 38.5 độ

trẻ sốt mọc răng
Trẻ sốt mọc răng dưới 38.5 độ C thì nên hạ sốt bằng phương pháp vật lý như lau chườm toàn thân

Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C, hạ sốt bằng phương pháp vật lý là phương pháp hiệu quả, an toàn nhất cho trẻ. Trong đó, lau chườm là cách được nhiều mẹ áp dụng nhất vì dễ thực hiện

Cách lau chườm bằng khăn mát:

  • Bước 1: Chuẩn bị 1 thau nước mát khoảng 32 -35  độ C và 1 chiếc khăn tay sạch.
  • Bước 2: Nhúng khăn tay vào thau nước, vò nhẹ và vắt ráo.
  • Bước 3: Bế trẻ lên tay hoặc đặt trẻ trên giường và lau toàn thân cho bé, đặc biệt là những nơi có mạch máu lớn như nách, bẹn, cổ, trán…giúp trẻ thoát nhiệt nhanh hơn.
  • Bước 4: Sau 3-5 phút giặt khăn 1 lần. Thực hiện liên tục, cho đến khi trẻ hạ sốt

Lưu ý: Không được dùng nước quá lạnh để lau người cho trẻ vì có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, nhất là vùng phổi.

Mẹ nên dùng thêm các loại thảo dược có tinh dầu hạ sốt như bạc hà, tía tô, cỏ nhọ nồi… chắt lấy nước để lau chườm hoặc cho trẻ uống giúp hạ sốt nhanh hơn.

Khăn hạ sốt Dr.Papie được đánh giá là phương pháp vật lý hạ sốt hiệu quả nhờ kết hợp cơ chế truyền nhiệt nóng từ cơ thể bé sang khăn (khăn có nhiệt độ 32.2 -35 độ C) và thảo dược hạ sốt giúp bay hơi nhiệt và giãn mạch nên bé hạ sốt nhanh hơn.

3.3.2. Đối với trẻ sốt mọc răng trên 38.5 độ

trẻ sốt mọc răng uống thuốc
Mẹ nên sử dụng thuốc hạ sốt dạng siro mùi thơm, vị ngọt để bé sẽ thoải mái uống

Với trẻ sốt cao trên 38.5 độ C, mẹ nên tham khảo ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ trước khi dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Đối với trẻ nhỏ, ưu tiên dùng Paracetamol vì hạ sốt nhanh và an toàn, ít tác dụng phụ.

Liều dùng: Tính theo số kg cân nặng của trẻ.

  • 10-15mg/ kg / 1 lần uống và tối đa không quá 60 mg/ kg trong một ngày.
  • Mỗi ngày uống từ 4-6 lần, mỗi lần dùng cách nhau 4-6 giờ.

Mẹ tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết: Trẻ sốt mọc răng có nên uống thuốc? 9 thuốc nên mua và các lưu ý khi uống

Lưu ý: 

  • Cần tuân thủ điều trị, không được tự ý tăng giảm liều.
  • Mẹ cần theo dõi tình trạng sốt và các triệu chứng khác của bé sau khi dùng thuốc để có biện pháp xử lý kịp thời.
  • Khi thuốc chưa có tác dụng, mẹ nên dùng phương pháp vật lý, lau chườm hạ sốt cho con để tạo cảm giác dễ chịu.

Như vậy khi bước vào thời kì mọc răng sữa, trẻ có thể gặp tình trạng sốt và tiêu chảy. Tuy nhiên hiện tượng trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng không gây nguy hiểm và sẽ biến mất sau vài ngày nếu mẹ chăm sóc trẻ đúng cách. Nếu thấy con có biểu hiện lạ, mẹ có thể liên hệ trực tiếp với chuyên gia Dr.Papie theo số hotline 0911225336 hoặc để lại bình luận bên dưới để được đội ngũ dược sĩ của chúng tôi tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

2 thoughts on “Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Nguyên nhân và cách chăm sóc tại nhà

  1. Lan says:

    Bé nhà mình mọc 3c răng. Vừa đi ngoài vừa sốt. Sốt 3 hôm là khỏi cao nhất cũng chỉ 38,7 độ. Nhưng đi ngoài thì 3,4 lần 1 ngày đc gần 10 ngày rồi. Phân bé lúc lỏng lúc nước lúc có hạt vàng. Bé đc 6m5d bú mẹ hoàn toàn. Bé đã uống men vi sinh rồi. Cho mình hỏi như thế có là bình thường ko ạ?mẹ có fai bổ sung gì cho con nhanh khỏi ko ạ? Con cũng bị tọp đi ạ. Cám ơn bác sĩ.

    • Dược sĩ Dr.Papie says:

      Chào mom! việc bé bị đi ngoài và sốt mom nên cho bé đi khám bác sĩ để chẩn đoán nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời nhé

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook