Sốt mọc răng có sổ mũi không? Nguyên nhân & cách chăm sóc tại nhà

Khi bước vào độ tuổi mọc răng, trẻ thường sốt mọc răng kèm sổ mũi. Vậy sốt mọc răng có phải là nguyên nhân gây sổ mũi không hay còn nguyên nhân nào khác? Trong bài viết sau, chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ hiểu hơn về nguyên nhân gây sốt mọc răng kèm sổ mũi ở trẻ và 4 cách điều trị hiệu quả tại nhà.  

Mẹ quan tâm: Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Và cách chăm sóc trẻ mọc răng nhanh hết sốt.

1. Sốt mọc răng có sổ mũi không?

Trẻ mọc răng
Trẻ mọc răng thường bị sốt do răng đi xuyên qua lợi gây viêm

Sốt là cơ chế tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại sự xâm nhập của các tác nhân lạ. Khi trẻ mọc răng, nướu sẽ nứt ra để răng mọc trồi lên, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào vết nứt gây sưng viêm, nhiễm trùng. Cơ thể tiêu diệt vi khuẩn sinh ra nguồn nhiệt lớn và thoát nhiệt qua da, vì vậy dẫn đến sốt.

Sổ mũi hay chảy nước mũi là hiện tượng mũi tiết ra quá nhiều chất nhầy. Thông thường mũi thường xuyên tiết ra chất nhầy để giữ ấm và ngăn cản vi khuẩn bên ngoài xâm nhập. Lượng chất nhầy này phần lớn sẽ chảy xuống cổ họng, tuy nhiên khi được sản xuất quá nhiều sẽ chảy qua mũi dẫn đến hiện tượng sổ mũi.

Vậy thì sốt mọc răng có sổ mũi không? Trả lời: Sốt mọc răng ở trẻ có thể kèm theo sổ mũi, tuy nhiên tình trạng có thể tiến triển thành trẻ bị sốt mọc răng kèm ho và sổ mũi. Trẻ bị sổ mũi có thể do mọc răng hoặc do một số nguyên nhân khác. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính khiến trẻ sổ mũi khi mọc răng:

  • Hệ miễn dịch suy yếu: Khi mọc răng, trẻ bị sốt khiến hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh.
  • Vi khuẩn xâm nhập: Trẻ mọc răng có hiện tượng ngứa nướu nên có xu hướng gặm mút đồ vật xung quanh. Vi khuẩn dễ xâm nhập vào hệ hô hấp thông qua các đồ vật trẻ ngậm phải, gây kích ứng hệ hô hấp dẫn đến sổ mũi.  

Một số nguyên nhân khác không do mọc răng dẫn đến tình trạng sổ mũi khi mọc răng ở trẻ:

  • Không khí quá khô: Thời tiết lạnh khô có thể khiến mũi tiết nhiều chất nhờn hơn để giữ ấm, ẩm.
  • Trẻ bị viêm xoang, viêm mũi dị ứng: Trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp trước đó. Vì vậy mọc răng càng khiến cho tình trạng của các bệnh này tệ hơn.

2. Các biểu hiện khi trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi

trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi
Trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi là triệu chứng thường gặp nhất ở trẻ

Trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi thường xuất hiện các triệu chứng sau:

  • Sốt: Là hiện tượng thường gặp khi trẻ mọc răng. Tuy nhiên nếu kèm theo sổ mũi, sốt có thể cao hơn những lần mọc răng khác do lượng vi khuẩn xâm nhập gây bệnh lớn hơn.
  • Ngạt mũi: Chất nhầy tiết ra nhiều làm cản trở lưu thông khí đường hô hấp. Trẻ khó thở, thở yếu, khò khè, thở bằng miệng để lấy không khí.
  • Rất hay kèm theo ho, viêm họng: Dịch nước mũi kèm vi khuẩn chảy xuống họng khiến họng bị kích ứng gây ho, viêm. Đồng thời hệ miễn dịch suy giảm khi sốt mọc răng cũng khiến bé sốt mọc răng viêm họng, sổ mũi
  • Có thể kèm theo tiêu chảy: Trẻ hít dịch nước mũi, đờm và vi khuẩn xuống họng và nuốt xuống đường tiêu hóa dẫn đến rối loạn tiêu hóa gây tiêu chảy. Tuy nhiên tình trạng này không thường gặp. (xem chi tiết bài viết trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng của chuyên gia Dr.Papie)

Ngoài ra 1 số bé có biểu hiện chân tay lạnh, mẹ có thể tham khảo chi tiết tại bài viết: trẻ sốt mọc răng chân tay lạnh của chúng tôi

3. Trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi có nguy hiểm không? Bao lâu thì khỏi?

Trẻ mọc răng bị sốt ho sổ mũi thường không gây nguy hiểm và có thể tự khỏi nên mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên hiện tượng này thường khiến trẻ khó chịu, biếng ăn và quấy khóc nhẹ.

  • Trẻ bị sốt sẽ khỏi sau 2-3 ngày, khi răng đã nhú ra khỏi nướu và dần ổn định.
  • Triệu chứng sổ mũi sẽ khỏi sau khoảng 1 tuần.

Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng có ho không và cách xử lý chuẩn cho mẹ

4. Cách xử lý khi trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi

Trẻ mọc răng bị sốt ho sổ mũi là hiện tượng thường gặp khi trẻ mọc răng và mang lại không ít khó chịu cho cả mẹ và bé. Vì vậy mẹ cần biết xử lý đúng cách để giúp trẻ nhanh khỏi tình trạng này. Sau đây là 4 cách xử lý hiệu quả theo lời khuyên từ chuyên gia:

4.1. Vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên

Vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên cho trẻ mọc răng
Vệ sinh mũi, họng cho trẻ thường xuyên hạn chế các vi khuẩn trong trường hô hấp

Vệ sinh mũi, họng cho trẻ mọc răng bị sốt ho sổ mũi bằng nước muối sinh lý hằng ngày để làm sạch khoang mũi, họng, loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh. Biện pháp này có tác dụng tốt trong phòng ngừa và giúp bé sốt mọc răng viêm họng, sổ mũi nhanh khỏi: 

  • Cách vệ sinh mũi cho trẻ: 
    • Cho bé xì mũi hoặc hút mũi để lấy đi chất nhầy ứ đọng trước khi nhỏ mũi.  
    • Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào 2 bên cánh mũi. Mỗi ngày nhỏ từ 2-3 lần.
    • Sau khi nhỏ 2-3 phút, hút mũi cho trẻ 1 lần nữa để lấy hết dịch bẩn.
  • Cách vệ sinh họng cho trẻ: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần 1 ngày.

4.2. Cho trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi uống đủ nước

Cho sốt mọc răng kèm sổ mũi uống đủ nước
Cho sốt mọc răng kèm sổ mũi uống đủ nước phòng tránh mất nước do sốt

Khi trẻ bị sốt, nhiệt kèm hơi nước bị thoát nhiều qua da có thể khiến trẻ bị mất nước nhẹ, nhất là trong giai đoạn hạ sốt, vã mồ hôi. Vì vậy mẹ cần cho trẻ uống đủ nước tùy theo độ tuổi và thể trạng.

4.3. Hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi bằng cách chườm mát

Hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng bằng cách chườm mát
Hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng bằng cách chườm mát khi trẻ sốt dưới 38.5 độ

Trẻ sốt mọc răng thường chỉ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C. Vì vậy chườm mát là cách hiệu quả nhất để hạ nhiệt cho bé. Nhiệt sẽ truyền từ cơ thể bé vào khăn mát giúp trẻ hạ nhiệt từ từ.

Cách làm:

  • Nhúng khăn tay mềm vào thau nước mát (khoảng 32 -35 độ C) và vắt ráo nước.
  • Lau khắp người cho trẻ, đặc biệt là nơi có mạch máu lớn như trán, nách, bẹn, cổ để tăng tác dụng hạ nhiệt. Trẻ sẽ hạ được khoảng 0.5 độ C sau mỗi 20 phút chườm mát.

Hiện nay, để hạ nhiệt nhanh chóng và hiệu quả cho trẻ, nhiều mẹ bỉm có xu hướng sử dụng các loại khăn lau hạ sốt chuyên dụng được tẩm thêm 1 số dịch có tác dụng hạ sốt.

Khăn lau hạ sốt Dr.Papie là sản phẩm chuyên dụng dùng để hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khăn được thiết kế ổn định ở nhiệt độ 32-35 độ C, được tẩm các loại dịch chiết thảo dược có tác dụng hạ sốt an toàn như lá bạc hà, tía tô… Vì vậy mang lại hiệu quả giảm sốt cao đồng thời vô cùng tiện lợi và dễ sử dụng.

4.4. Cho trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi dùng thuốc giảm đau, hạ sốt

Cho trẻ sốt mọc răng dùng thuốc giảm đau, hạ sốt
Mẹ ưu tiên chon các loại thuốc dạng siro vị ngọt, thơm dễ uống

Mẹ có biết Sốt mọc răng bao nhiêu độ thì uống thuốc? Chỉ nên cho trẻ dùng thuốc khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ và sử dụng các biện pháp hạ sốt khác nhưng không đỡ. Mẹ nên cho trẻ sử dụng Ibuprofen và Paracetamol là 2 thuốc có tác dụng giảm đau hạ sốt chống viêm an toàn, ít gây tác dụng phụ.

Thuốc Ibuprofen cho trẻ trên 3 tháng tuổi.

  • Trẻ từ 3 tháng tuổi – 12 tuổi:
    • Nhiệt độ thấp hơn 39 độ C: Dùng 5 mg/ kg/ liều, uống 3-4 lần 1 ngày.
    • Nhiệt độ lớn hơn hoặc bằng 39 độ C: Dùng 10 mg/ kg/ liều, uống 3-4 lần 1 ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi: 300-400mg/ liều, uống 3-4 lần 1 ngày.

Thuốc Paracetamol dùng được cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Trẻ sơ sinh: Dùng 10-15mg/ kg/ liều, cách 6-8 giờ dùng một lần.
  • Trẻ lớn trên 7 tuổi: Dùng 10-15mg/ kg/ liều, cách 4-6 giờ dùng một lần. Không dùng quá 5 lần trong vòng 24 giờ.

Mẹ quan tâm: Trẻ sốt mọc răng có nên uống thuốc? 9 loại thuốc nên mua & lưu ý khi uống

5. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Khi nào cần đưa trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi đi gặp bác sĩ
Mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu bé có chứng sốt cao từ 3 ngày trở lên, không hạ sốt sau dùng thuốc

Sốt mọc răng kèm sổ mũi do mọc răng thường không nghiêm trọng và nhanh khỏi. Tuy nhiên nếu sốt và sổ mũi do nguyên nhân khác trong thời điểm mọc răng thì có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Vì vậy mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ và đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu xuất hiện những biểu hiện sau:

  • Sốt kéo dài hơn 3 ngày mà không đỡ.
  • Sốt cao trên 39 độ C.
  • Sổ mũi kéo dài, nước mũi có màu lạ như màu đỏ hay màu nâu, đen.
  • Trong dịch mũi có lẫn máu.

6. Giải đáp thắc của mẹ khi có con sốt mọc răng kèm sổ mũi?

6.1. Trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi có nghiêm trọng như sổ mũi do dị ứng thời tiết, viêm mũi không?

Trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi thường không nghiêm trọng như sổ mũi do dị ứng thời tiết, viêm mũi và thường kết thúc ngay sau khi trẻ hết thời gian mọc răng và sẽ không tái phát lại

6.2. Ngoài sổ mũi, sốt mọc răng có ho không?

Trẻ ho sốt mọc răng là biểu hiện thường gặp khi trẻ có sổ mũi. Nguyên nhân là do khoang mũi và họng thông với nhau, nên khi có nhiễm khuẩn ở mũi thì rất dễ lan xuống họng khiến trẻ ho sốt mọc răng

7. Kết luận

Vậy sốt mọc răng có sổ mũi không? Trả lời: Trẻ sốt mọc răng kèm sổ mũi. Sổ mũi có thể do mọc răng hoặc do những nguyên nhân khác. Vì vậy mẹ cần theo dõi tình trạng của trẻ và biết xử lý đúng cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Nếu còn bất kì băn khoăn nào liên quan đến sốt mọc răng kèm sổ mũi ở trẻmẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm: Bé sốt mọc răng có chích ngừa được không? Câu trả lời đến từ chuyên gia

 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook