Sốt mọc răng có ho không và cách chăm sóc thế nào để bé nhanh khỏi là băn khoăn của nhiều mẹ. Theo các chuyên gia, ho là biểu hiện thường gặp khi trẻ sốt mọc răng. Ngoài ra, trẻ còn có những biểu hiện khác như ngạt mũi, quấy khóc, biếng ăn… Để hiểu rõ hơn, mẹ tìm hiểu tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!
1. Sốt mọc răng có ho không?

Ho là biểu hiện sốt mọc răng thường gặp khi trẻ bị sốt mọc răng. Ngoài ho còn có thể kèm theo các biểu hiện ở trẻ sau:
- Buồn nôn, ói mửa.
- Trẻ bị sốt mọc răng kèm ho và sổ mũi, khò khè khó thở.
- Quấy khóc, biếng ăn, bỏ ăn.
Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng ho khi trẻ bị sốt mọc răng:
- Hệ miễn dịch của trẻ suy giảm: Khi trẻ bị sốt, hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus tấn công gây bệnh đường hô hấp như ho, ngạt mũi, sổ mũi.
- Nhiễm khuẩn: Do trẻ có thói gặm các đồ vật: Khi trẻ mọc răng, nướu bị viêm dẫn đến sưng đỏ, ngứa và đau. Vì vậy trẻ có xu hướng gặm, mút đồ vật xung quanh, tăng nguy cơ đưa vi khuẩn, virus gây bệnh vào cơ thể theo đường miệng khiến trẻ mọc răng bị sốt ho sổ mũi.
Xem thêm: Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Nguyên nhân và cách chăm sóc tại nhà
2. Vậy trẻ bị ho sốt mọc răng có nguy hiểm không và bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị ho sốt mọc răng thường là ho nhẹ, không gây nguy hiểm nên mẹ không cần quá lo lắng. Trẻ thường khỏi ho sau 3-4 ngày, khi răng đã mọc lên và dần ổn định.
Mẹ cần đưa trẻ đến bác sĩ để được điều trị kịp thời khi có những hiện tượng báo hiệu nguy hiểm sau:
- Trẻ sốt cao trên 39 độ C và không hạ sốt sau khi sử dụng thuốc.
- Trẻ bỏ ăn, quấy khóc kéo dài.
- Ho kéo dài, kèm theo đờm xanh và không thuyên giảm sau khi sử dụng thuốc.
3. Cách chăm sóc trẻ mọc răng bị sốt ho sổ mũi
Trẻ bị ho sốt mọc răng khiến trẻ rất khó chịu và hay quấy khóc. Mẹ cần biết chăm sóc trẻ đúng cách để giúp trẻ dễ chịu hơn trong thời kì này. Dưới đây là các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà được chuyên gia khuyên áp dụng cho trẻ:
- Duy trì thực đơn ăn/bú như bình thường cho trẻ: Khi trẻ bị sốt, ho thường biếng ăn, ăn không ngon do cơ thể khó chịu, mệt mỏi. Mẹ cần khuyến khích và dỗ dành trẻ ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Làm mềm thức ăn dưới dạng cháo hoặc sinh tố, nước ép trái cây giúp trẻ dễ ăn và hấp thu dễ dàng hơn.

- Cho trẻ uống đủ nước: Trẻ bị sốt rất dễ bị mất nước, nhất là trong giai đoạn hạ sốt do vã mồ hôi. Vậy nên mẹ cần bổ sung nước cho trẻ thường xuyên.
- Vệ sinh miệng họng của trẻ bằng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm và làm dịu vùng tổn thương hiệu quả. Mẹ nên cho trẻ súc miệng 2 lần/ngày để vệ sinh khoang miệng. Nếu trẻ chưa biết súc miệng, mẹ dùng gạc vô trùng thấm nước muối và rơ miệng, nướu cho trẻ.
- Với trẻ ho nhiều: Có thể cho trẻ uống các loại thảo dược như mật ong, quất, hoặc các loại siro ho từ thảo dược. Hạn chế sử dụng các loại thuốc kháng sinh khi không thực sự cần thiết.
- Trẻ thường sốt nhẹ dưới 38.5 độ C: Chưa cần dùng thuốc hạ sốt.
- Lời khuyên từ chuyên gia:
- Nên sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng để hạ sốt từ từ và an toàn cho trẻ. Khăn hạ sốt chuyên dụng Dr.Papie được tẩm sẵn các loại thảo dược có tác dụng hạ sốt hiệu quả như bạc hà, tía tô…giúp hạ sốt an toàn cho bé. Nhiệt độ của khăn là 32 – 35 độ C, không lạnh đột ngột, không nóng đột ngột mà hạ nhiệt từ từ, giúp bé cảm thấy dễ chịu và hợp tác với mẹ hơn trong quá trình chườm mát.
- Nếu trẻ sốt trên 38.5 thì cần dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Ưu tiên sử dụng Paracetamol vì hạ sốt nhanh và an toàn, ít gây tác dụng phụ. Có thể mẹ chưa biết: Trẻ sốt mọc răng có nên uống thuốc? Uống thuốc gì & lưu ý khi uống

Hiện nay, để vệ sinh miệng họng cho trẻ thuận tiện cũng như giảm tình trạng sưng viêm nướu do mọc răng, chuyên gia khuyên mẹ nên sử dụng gạc răng miệng chuyên dụng Dr.Papie. Gạc răng miệng Dr.Papie được tẩm sẵn thành phần thảo dược gồm dịch chiết lá hẹ, nước muối sinh lý, NaHCO3, xylitol có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vi nấm, kháng viêm giảm đau. Vì vậy có hiệu quả cao trong vệ sinh khoang miệng và giảm sưng đau nướu cũng như hỗ trợ hạ sốt ở trẻ trong thời kỳ mọc răng.
Như vậy, trẻ sốt mọc răng có thể kèm theo hiện tượng ho, sổ mũi. Tuy nhiên trẻ thường chỉ ho nhẹ và có thể khỏi sau 3-4 ngày. Mẹ cần theo dõi diễn biến sốt và ho ở trẻ để có biện pháp chăm sóc và điều trị phù hợp.
Mẹ tham khảo: Sốt mọc răng có phải uống kháng sinh không? Dùng khi nào & Lưu ý
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về sốt mọc răng có ho không, mẹ có thể để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia Dr.Papie để được tư vấn chính xác và kịp thời.
Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
- Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
Bài viết liên quan
Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt chuẩn nhất
Ai cũng biết, sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao so với mức bình ....
Th12
Tiết lộ tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị sốt chuẩn chuyên gia áp dụng tại nhà
Mỗi lần con sốt là một lần áp lực và mệt mỏi cho cả gia ....
Khăn hạ sốt Dr.Papie lần đầu hé lộ bí quyết hạ sốt 2 cơ chế và 5 điểm chạm kích hoạt thải nhiệt tức thì
Là sản phẩm đã quá quen thuộc trong công cuộc chăm con của các mẹ ....
Th11
Công thức hoàn hảo không thể thêm bớt: Hạ sốt 4 thành phần từ Khăn hạ sốt Dr.Papie
Là sản phẩm tiên phong dòng khăn hạ sốt, Khăn hạ sốt Dr.Papie được nghiên ....
Th11
Khăn hạ sốt Dr.Papie giải pháp hạ sốt đột phá với công thức thải nhiệt 3T đầu tiên và duy nhất
Vấn đề hạ sốt cho bé chưa bao giờ là đơn giản với các mẹ. ....
Th11
Dấu hiệu quai bị ở trẻ theo 4 giai đoạn dễ nhận biết
Hằng năm Việt Nam ghi nhận hàng ngàn trường hợp mắc quai bị, đây là ....
Th3