Nội dung bài viết
Trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh không? Đa phần các bé bị sốt do mọc răng sẽ KHÔNG uống kháng sinh nếu không có dấu hiệu viêm nhiễm: Nướu sưng đỏ, xuất hiện mủ trắng… Để hiểu rõ hơn, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!
Mẹ tìm hiểu thêm:
- Trẻ mọc răng sốt mấy ngày? Cách chăm sóc cho trẻ mọc răng tại nhà
- Trẻ sốt mọc răng có nên uống thuốc? 9 loại thuốc mẹ nên sử dụng
1. Trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh?

Tại sao trẻ em mọc răng lại bị sốt? Sốt là tình trạng sinh lý bình thường của cơ thể khi trẻ mọc răng. Nếu nguyên nhân bé sốt không phải do nướu bị nhiễm khuẩn thì mẹ KHÔNG NÊN dùng kháng sinh cho bé. Vì tùy tiện sử dụng kháng sinh sẽ gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới trẻ như:
- Kháng thuốc: Sử dụng kháng sinh bừa bãi, sử dụng sai liều dẫn đến vi khuẩn nhờn với thuốc và mất tác dụng điều trị của kháng sinh.
- Ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa: Một số loại kháng sinh như Macrolid, Cephalosporin, Penicilin có thể tác động tiêu diệt một phần lợi khuẩn tiêu hóa gây nên tình trạng tiêu chảy, táo bón, buồn nôn ở trẻ.
- Nhạy cảm với ánh sáng, dễ sạm da: Kháng sinh nhóm Tetracyline có thể làm trẻ nhạy cảm hơn với ánh sáng, dễ sạm da trong thời gian dùng thuốc.
Vậy sốt mọc răng có phải uống kháng sinh không? Một số trường hợp đặc biệt, cần sử dụng thuốc kháng sinh cho trẻ sốt mọc răng nếu có dấu hiệu viêm, nhiễm khuẩn. Trường hợp này mẹ cần đưa bé đi thăm khám bác sĩ để được kê đơn kháng sinh phù hợp với con. Cụ thể trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh mẹ tìm hiểu kỹ hơn ở phần sau:
2. Khi nào nên dùng kháng sinh cho trẻ sốt mọc răng?

Trong một số trường hợp sốt mọc răng có kèm theo nhiễm khuẩn do bé cắn mút tay, đồ chơi để hết ngứa lợi, từ đó đưa vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Lúc này, bé cần được sử dụng kháng sinh hợp lý để ngăn ngừa sự phát triển và gây bệnh của vi khuẩn xâm nhập.
Các biểu hiện của bé bị viêm nhiễm nướu có thể kể đến như:
- Nướu sưng đỏ, gây đau
- Lười ăn hoặc bỏ bú
- Nướu có thể xuất hiện mủ trắng
Khi bé có biểu hiện trên, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được kiểm tra và kê đơn hợp lý, tránh tự ý sử dụng thuốc cho con.
QUAN TRỌNG: Mẹ không tự ý thay đổi thuốc, liều dùng thuốc hay dừng đột ngột kháng sinh khi đang sử dụng. Nhiều mẹ tưởng bé đã hết sốt sau khi dùng kháng sinh 2 – 3 ngày, tuy nhiên lúc này kháng sinh chỉ mới ức chế tác động của vi khuẩn và chưa đủ lượng kháng sinh để bé khỏi hoàn toàn. Từ đó có thể khiến bệnh không những không khỏi mà còn có thể khiến vi khuẩn kháng lại thuốc kháng sinh (nhờn thuốc), rất khó để điều trị bệnh cho bé bằng loại kháng sinh đó vào những lần sau.
3. 5 Lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sốt mọc răng

Do những hậu quả nghiêm trọng từ việc sử dụng kháng sinh bất hợp lý gây ra, các chuyên gia Nhi Khoa đã đưa ra 5 lưu ý khi dùng thuốc kháng sinh cho trẻ sốt mọc răng để mọi người cùng tuân thủ và thực hiện:
- Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Mẹ hãy đưa bé đến gặp bác sĩ và tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc kháng sinh cho bé.
- Các thuốc nên sử dụng: Amoxicillin, Ampicillin, Cephalexin, Erythromycin cho bé vì tính an toàn cao
- Nên mua thuốc siro: Do thuốc có dạng siro dễ chia liều phù hợp và dễ uống
- Không dùng lại thuốc kháng sinh: Không sử dụng kháng sinh thừa từ lần trước hoặc xin từ người khác
- Tuân thủ liều được bác sĩ chỉ định: Không tự ý giảm liều kháng sinh, hoặc tăng liều, không tự ý ngừng sử dụng thuốc
Có thể mẹ muốn biết: Hướng dẫn 6 cách xử lý khi trẻ sốt mọc răng chuẩn nhi khoa
Vậy sốt mọc răng có phải uống kháng sinh không? Trẻ sốt mọc răng là tình trạng sinh lý bình thường và không cần sử dụng kháng sinh. Trong trường hợp trẻ sốt mọc răng có kèm theo nhiễm khuẩn với các dấu hiệu kèm theo, mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ để được điều trị và kê đơn hợp lý, nhanh kết thúc tình trạng nhiễm khuẩn của con.
Nếu vẫn băn khoăn, lo lắng về trẻ sốt mọc răng có nên uống kháng sinh? Mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được Chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.
Dược sĩ Lê Quân tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ mẹ và bé, hiện đang đảm nhiệm vị trí tư vấn chuyên môn tại DrPapie.
Bài viết liên quan
Dấu hiệu quai bị ở trẻ theo 4 giai đoạn dễ nhận biết
Nội dung bài viết 1. Dấu hiệu quai bị ở trẻ theo 4 giai đoạn2. ....
Th3
Hướng dẫn sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie khi trời lạnh
Nội dung bài viết 1. Cách sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie ở điều kiện ....
Th2
Trẻ bị sốt virus nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi?
Nội dung bài viết 1. Sốt virus là gì? Triệu chứng sốt virus ở trẻ?2. ....
Th1
Đắp khăn hạ sốt đúng cách: 5 bước thực hiện
Nội dung bài viết 1. Khi bị sốt đắp khăn nóng hay lạnh?2. Hướng dẫn ....
Th1
Thành phần miếng dán hạ sốt là gì? Tại sao giúp bé hạ sốt?
Nội dung bài viết 1. Miếng dán hạ sốt gồm những thành phần nào?1.1. Thành ....
2 Comments
Th12
Thực hư về công dụng và mức độ an toàn của miếng dán hạ sốt
Nội dung bài viết 1. Miếng dán hạ sốt là gì?2. Thành phần miếng dán ....
2 Comments
Th11