Trẻ sốt mọc răng có tiêm phòng được không? 4 lưu ý trước khi cho trẻ tiêm

Bé đang bị sốt do mọc răng nhưng lại đến lịch tiêm chủng. Mẹ lo lắng không biết bé sốt mọc răng có chích ngừa được không? Nếu bé đang sốt trên 38.5 độ C, việc tiêm chủng nên được tạm hoãn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, mẹ hãy tham khảo chia sẻ của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây.

Xem thêm: Trẻ bị sốt và tiêu chảy khi mọc răng: Nguyên nhân và cách chăm sóc tại nhà

1. Trẻ sốt mọc răng có tiêm phòng được không?

Trẻ đang mọc răng
Khi răng mọc lên khiến nướu bị viêm dẫn đến sốt mọc răng, thông thường sốt mọc răng là sốt nhẹ dưới 38.5 độ

Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, bé bị sốt mọc răng sẽ bị hoãn tiêm phòng trong trường hợp:

  • Đối với tiêm chủng ngoài bệnh viện: Tạm hoãn tiêm nếu trẻ sốt trên 37.5 độ C
  • Đối với tiêm chủng tại bệnh viện: Tạm hoãn nếu trẻ sốt trên 38 độ C

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì khỏi? Sốt mọc răng thường nhanh khỏi, chỉ sau khoảng 3 ngày. Vậy trẻ sốt mọc răng có tiêm phòng được không? Nếu bé chưa thể tiêm đúng lịch thì có thể trì hoãn đến thời gian sớm, khi cơ thể bé ổn định. Tiêm muộn 3-7 ngày không ảnh hưởng đến tác dụng của vacxin.

Trường hợp bé tiêm phòng dại, uốn ván sau khi bị súc vật cắn, vẫn tiêm kết hợp với theo dõi và điều trị sốt theo chỉ định của bác sĩ.

Nếu trẻ sốt nhẹ, mẹ cho bé đi tiêm chủng đúng lịch. Tuy nhiên trước khi tiêm, cần làm một số xét nghiệm sàng lọc để chắc chắn rằng bé không bị sốt vì bất cứ lý do nào khác như: bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính…

Mẹ quan tâm: Dấu hiệu trẻ sốt mọc răng và cách phân biệt với sốt thông thường

2. Cách hạ sốt cho trẻ mọc răng để sớm được tiêm phòng

Tiêm chủng đúng lịch sẽ mang lại hiệu quả bảo vệ bé tốt nhất. Nếu không may bé bị sốt mọc răng đúng lịch tiêm chủng, mẹ cũng đừng lo. Hãy dùng một số cách hạ sốt cho trẻ mọc răng đơn giản dưới đây để bé hạ sốt nhanh hơn, tránh cho việc chích ngừa bị trì hoãn quá lâu.

 2.1. Rơ nướu cho bé

Rơ nướu cho trẻ mọc răng
Rơ nướu giúp làm sạch khoang miệng, giảm viêm sưng từ đó giúp bé nhanh hạ sốt hơn

Bé sốt không phải do mọc răng mà do quá trình nướu sưng viêm nứt cho răng nhú lên. Vì vậy, rơ nướu cho bé bằng các dịch chiết thảo dược có tác dụng làm sạch, giảm viêm giúp bé nhanh hạ sốt hơn. Mẹ có thể sử dụng cách rơ lá hẹ cho bé mọc răng không sốt hoặc dùng các loại thảo dược khác như lá ngót…

Cách rơ:

  • Nghiền lấy dịch chiết các loại thảo dược.
  • Dùng khăn mềm hoặc gạc mềm nhúng dịch chiết.
  • Rơ khắp xung quanh nướu răng và khoang miệng trẻ khoảng 2-3 phút.

Lưu ý:

  • Rơ khoảng 2-3 lần sáng – tối mỗi ngày.
  • Dịch chiết và gạc phải đảm bảo vệ sinh, an toàn cho bé.

Hiện nay, thay vì tự làm dịch chiết các loại thảo dược rơ lưỡi theo cách thủ công, nhiều mẹ thông thái đã chuyển sang sử dụng gạc rơ lưỡi Dr.Papie – gạc rơ lưỡi chuyên dụng được chuyên gia khuyên dùng để rơ nướu cho bé sốt mọc răng. 3 ưu điểm nổi bật của gạc có thể kể đến như:

  • Hiệu quả rơ nướu tốt hơn: Gạc có tẩm sẵn dịch chiết thảo dược với hàm lượng chuẩn y tế, giúp
  • An toàn hơn: Gạc được bộ y tế cấp phép lưu hành toàn quốc, an toàn với trẻ từ 0 ngày tuổi. Thành phần từ thảo dược tự nhiên không gây kích ứng hay tác dụng phụ cho bé.
  • Tiện lợi hơn: Thay vì việc chuẩn bị dịch chiết cầu kỳ, mẹ có thể sử dụng gạc với vài thao tác đơn giản. Ngoài ra, gạc thiết kế dạng sỏ gón giúp mẹ dễ dàng sử dụng.

 2.2. Chườm ấm hoặc chườm mát cho trẻ

Chườm mát hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng
Khi bé sốt nhẹ dưới 38.5 độ C thì mẹ nên dùng khăn ấm, khăn mát để chườm hạ sốt cho trẻ

 Chườm ấm hoặc chườm mát cho trẻ trong trường hợp bé sốt nhẹ, nhiệt độ dưới 38.5 độ C.

  • Chườm ấm: Mẹ sử dụng khăn sạch nhúng nước ấm (khoảng 35 – 38 độ C) và lau chườm toàn thân cho bé. Bằng cách này, bé sẽ tăng thoát nhiệt và mau hạ sốt hơn.
  • Chườm lạnh: Bằng khăn hạ sốt chuyên dụng (32 độ C): Mẹ có thể sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie lau chườm toàn thân để hạ sốt an toàn, hiệu quả hơn cho bé. Đây là loại khăn hạ sốt chuyên dụng có tẩm sẵn thảo dược hạ sốt, được chuyên gia đánh giá cao trong hiệu quả hạ sốt cho trẻ nhỏ.

 2.3 Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ

Chỉ nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ. Tránh tình trạng lạm dụng thuốc gây tác dụng phụ lên gan, thận và giảm hiệu quả của thuốc những lần dùng sau. Các loại thuốc hạ sốt an toàn cho trẻ nhỏ là: Ibuprofen, paracetamol…

3. Lưu ý trước khi tiêm phòng cho bé bị sốt mọc răng

Khám cho trẻ trước khi tiêm phòng
Trước khi tiêm bác sĩ nên kiểm tra để xem bé có cần phải hoãn tiêm hay không?

Khi bé bị sốt mọc răng nhưng lại đến lịch tiêm chủng. Mẹ lưu ý 4 điều sau trước khi tiêm phòng cho con:

  • Kiểm tra thân nhiệt thường xuyên cho bé: Nếu bé sốt cao, cần phải chờ bé hết sốt, thân nhiệt của bé ổn định từ 2 – 3 ngày rồi mới đưa bé đi tiêm phòng. Nếu bé sốt nhẹ dưới 38 độ C mẹ có thể đưa bé đi tiêm và thông báo với Bác sĩ.
  • Massage nướu thường xuyên cho trẻ: Để giảm đau và bé cảm thấy thoải mái. Có thể cho trẻ dùng nướu gặm chuyên dụng.
  • Không cho trẻ uống thuốc hạ sốt trước tiêm phòng 6 tiếng: Vì gây tình trạng che dấu biểu hiện sốt. Bác sĩ không theo dõi được tình trạng của bé để đưa ra quyết định chính xác.
  • Thông báo với bác sĩ: Tất cả các thuốc đã và đang sử dụng gần đây. Tránh những tương tác thuốc, vacxin nguy hiểm.

Như vậy, bé sốt mọc răng có chích ngừa được không tuỳ thuộc vào nhiệt độ sốt của bé và địa điểm tiêm phòng. Nếu trẻ sốt dưới 38 độ, mẹ vẫn có thể cho bé tiêm phòng tại bệnh viện.

Xem thêm:  Bé mọc răng cấm bị sốt và cách xử lý đúng.

Nếu mẹ vẫn chưa chắc chắn rằng bé sốt mọc răng có chích ngừa được không? Hay vẫn còn những băn khoăn khác thì mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được Chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

 

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook