Trẻ bị sốt có thể do mọc răng hoặc do vi khuẩn, virus xâm nhập gây bệnh. Vậy làm thế nào để mẹ phân biệt được sốt mọc răng và sốt virus ở trẻ? Cùng chuyên gia Dr.Papie tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và cách phân biệt hai loại sốt này trong bài viết dưới đây.
Có thể mẹ quan tâm:
- Trẻ sốt quấy khóc khi mọc răng: nguyên nhân và cách điều trị tại nhà
- Bé mọc răng cấm bị sốt có sao không? Kéo dài bao lâu? 6 cách chăm sóc
- Trẻ mọc răng cửa sốt mấy ngày và cách chăm sóc giúp giảm sốt nhanh
1. Nguyên nhân sốt mọc răng và sốt virus
1.1 Nguyên nhân gây sốt mọc răng

Sốt mọc răng là hiện tượng thường gặp ở trẻ đang trong giai đoạn mọc răng. Khi bắt đầu mọc răng, nướu (lợi) tách ra để răng mọc trồi lên tạo thành các khe nứt. Vi khuẩn sẽ xâm nhập vào vết nứt gây sưng viêm, đau nhức. Cơ thể trẻ phản ứng lại hiện tượng này bằng cơ chế gây sốt nhẹ.
1.2. Nguyên nhân gây sốt virus

Sốt bệnh ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau:
- Sốt virus: Khi thay đổi thời tiết hoặc tiếp xúc với người bị bệnh, trẻ dễ nhiễm virus gây sốt siêu vi. Một số virus gây bệnh thường gặp chủ yếu là virus đường hô hấp và tiêu hóa như virus Rhinovirus, Coronavirus, Adenovirus, Enterovirus, virus cúm…
- Sốt do vi khuẩn: Sức đề kháng còn non nớt cùng với những yếu tố bất lợi từ môi trường có thể khiến trẻ bị nhiễm vi khuẩn. Cơ thể hoạt hóa cơ chế bảo vệ, quá trình này sinh nhiều nhiệt, nhiệt thoát ra ngoài qua da và gây sốt.
- Sốt do nguyên nhân khác: Một số nguyên nhân khác như thời tiết nóng bức, gió lạnh cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị sốt.
2. Phân biệt triệu chứng sốt mọc răng và sốt virus
Sốt chỉ là triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài, là cơ chế phản ứng của cơ thể khi có tình trạng viêm nhiễm hoặc bị bệnh do vi khuẩn, virus xâm nhập.
Để có thể nhận biết, phân biệt sốt sốt mọc răng và sốt virus ở trẻ, mẹ tham khảo bảng dưới đây:
Sốt mọc răng |
Sốt virus |
|
Dấu hiệu |
Trẻ thường sốt nhẹ dưới 38,5 độ C kèm các biểu hiện sau:
|
Trẻ thường sốt cao trên 38,5 độ C, có thể kèm theo một số triệu chứng sau:
|
Độ nguy hiểm |
Không gây nguy hiểm cho trẻ |
Nếu trẻ không được phát hiện và điều trị kịp thời gây sốt cao và kéo dài thì sẽ nguy hiểm. |
Thời gian khỏi |
Thường từ 1-2 ngày |
Sốt kéo dài hơn, từ 3-4 ngày. Trong trường hợp sốt cao có thể lâu hơn. |
3. Hình ảnh trẻ sốt mọc răng và sốt virus
3.1. Hình ảnh trẻ sốt mọc răng
Dưới đây là một số hình ảnh giúp mẹ nhận biết trẻ bị sốt mọc răng.
Hình ảnh trẻ chảy nhiều nước dãi do răng mọc

Hình ảnh nướu trẻ có răng đâm lên

Hình ảnh trẻ sốt mọc răng nhẹ

3.2. Hình ảnh trẻ sốt virus
Dưới đây là một số hình ảnh giúp mẹ nhận biết trẻ bị sốt bệnh:
Hình ảnh trẻ nổi ban khi sốt virus

Hình ảnh trẻ sốt cao trong sốt virus

Hình ảnh trẻ vã mồ hôi do sốt virus

Hình ảnh trẻ sốt ngủ li bì

4. Cách điều trị cho trẻ sốt mọc răng và sốt virus
4.1. Đối với trẻ sốt mọc răng

Trẻ sốt mọc răng thường sốt nhẹ và không gây nguy hiểm, mẹ chỉ cần lưu ý những điểm sau để giúp bé nhanh khỏi sốt:
- Vệ sinh miệng cho bé thường xuyên: Khi mọc răng để làm sạch nướu và khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn gây sưng viêm nướu.
- Cho trẻ sử dụng các loại nướu gặm chuyên dụng: Để đảm bảo vệ sinh do trẻ “ngứa răng” nên có xu hướng gặm những vật cứng xung quanh trẻ.
- Lau chườm hạ sốt cho trẻ sốt mọc răng: Lau chườm bằng nước mát hoặc khăn lau hạ sốt chuyên dụng. Vì trẻ chỉ sốt nhẹ nên biện pháp này trẻ hoàn toàn hạ sốt mà không lo tác dụng phụ như thuốc. Mẹ tham khảo khăn hạ sốt Dr.Papie – khăn hạ sốt thảo dược chuyên dụng được chuyên gia Nhi khoa khuyên chườm hạ sốt cho bé.
- Dùng thuốc: Chỉ sử dụng thuốc giảm đau, hạ sốt cho trẻ khi trẻ quá đau nướu hoặc trẻ sốt cao trên 38,5 độ C.
4.2. Đối với trẻ sốt virus

Trẻ sốt bệnh sẽ nguy hiểm và kéo dài hơn so với sốt mọc răng, mẹ cần thực hiện các biện pháp hạ sốt và theo dõi diễn biến sốt ở trẻ:
- Nếu trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C: Sử dụng phương pháp vật lý là lau chườm hạ sốt. Mẹ lau trong khoảng 20 phút trẻ sẽ hạ nhiệt khoảng 0,5 độ C.
- Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C: Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ. Nên sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen để hạ sốt an toàn và ít tác dụng phụ. Đồng thời mẹ phối hợp kèm phương pháp lau chườm để tăng hiệu quả giảm sốt.
- Trẻ không hạ sốt: Nếu sốt cao trên 39 độ C trên 3 ngày hoặc sốt cao trên 39 độ C dùng thuốc không hạ sốt thì mẹ cần đưa ngay trẻ đi gặp bác sĩ để tránh biến chứng nguy hiểm. Vì trong trường hợp sốt bệnh, sốt chỉ là triệu chứng, trẻ cần được điều trị nguyên nhân để khỏi bệnh.
Như vậy, mẹ có thể phân biệt sốt mọc răng và sốt virus ở trẻ dựa vào biểu hiện, triệu chứng có thể quan sát được để có cách xử lý phù hợp. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
- Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
Chào bác sĩ. Cho em hỏi con em hơn 6 tháng và đang bị sốt 39 độ kèm đi phân lỏng màu vàng. Bé vẫn ăn uống đầy đủ và chơi bình thường.