Trẻ mọc răng cửa sốt mấy ngày và cách chăm sóc giúp giảm sốt nhanh

Sốt là hiện tượng thường gặp khi trẻ bắt đầu mọc răng cửa tuy nhiên lại khiến khá nhiều mẹ lo lắng. Vậy bé mọc răng cửa trên bị sốt mấy ngày và làm thế nào để nhanh khỏi? Trong bài viết sau, chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp 5 cách chăm sóc giúp trẻ hạ sốt nhanh ngay tại nhà.

1. Hiện tượng trẻ sốt mọc răng cửa

Thời điểm trẻ mọc răng cửa dưới và răng cửa trên.
Sơ đồ các thời điểm trẻ mọc răng cửa dưới và răng cửa trên.

Thời điểm mọc răng cửa dưới của trẻ: Thường từ 6-10 tháng tuổi.

Thời điểm mọc răng cửa trên của trẻ: Thường từ 8-12 tháng tuổi.

Như vậy, trẻ mọc 2 răng cửa dưới trước và sau đó là 2 chiếc răng cửa trên.

Răng cửa là những chiếc răng mọc đầu tiên của bé nên tỉ lệ gặp sốt cao hơn khi mọc những chiếc răng sau. Sốt khi mọc răng là tình trạng bình thường và không gây nguy hiểm.

Nguyên nhân gây sốt là do khi trẻ bắt đầu mọc răng, nướu sẽ nứt ra để răng dễ dàng mọc trồi lên trên, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào vết nứt gây nhiễm trùng, sưng viêm. Cơ thể trẻ phản ứng lại bằng cơ chế gây sốt.

Vậy trẻ sốt mọc răng bao nhiêu độ? Biểu hiện sốt mọc răng ở trẻ em ra sao? Trẻ bị sốt mọc răng cửa thường là sốt nhẹ dưới 38.5 độ C và có thể tự khỏi nên mẹ không cần quá lo lắng.

2. Biểu hiện kèm theo khi trẻ sốt mọc răng cửa

Trẻ chảy nhiều nước dãi
Trẻ chảy nhiều nước dãi là dấu hiệu đầu tiên cho thấy răng bắt đầu mọc

Khi mọc những chiếc răng cửa đầu tiên, bên cạnh sốt, trẻ còn có thể xuất hiện các biểu hiện kèm theo dưới đây:

  • Sưng tấy nướu ở vùng răng cửa, thường kèm theo cảm giác ngứa, đau nướu.
  • Trẻ chảy nhiều nước dãi do cơ thể tăng tiết nước bọt khi mọc răng.
  • Trẻ có thói quen đưa đồ vật lên miệng để nhai, gặm do ngứa nướu.
  • Tiêu chảy khi vi khuẩn, virus xâm nhập vào đường tiêu hóa do trẻ thường xuyên ngậm, cắn đồ chơi, núm vú hoặc do hệ miễn dịch giảm khi mọc răng.
  • Quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú do trẻ khó chịu, mệt mỏi khi sốt mọc răng.

3. Trẻ mọc răng cửa sốt mấy ngày?

Trẻ mọc răng của trên
Trẻ mọc răng của trên thường sốt nhẹ trong 1 – 2 ngày
  • Đối với trẻ sốt mọc răng cửa dưới: Là 2 chiếc răng mọc đầu tiên nên trẻ có thể sốt kéo dài từ 2 – 3 ngày.
  • Đối với trẻ sốt mọc răng cửa trên: Thường kéo dài từ 1 – 2 ngày.

Bé sốt mọc răng cửa dưới hay cửa trên đều không gây nguy hiểm và trẻ có thể tự hạ sốt sau vài ngày. Tuy nhiên một số ít trường hợp, trẻ có thể sốt trên 4 ngày, sốt không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc sốt cao hơn 39 độ C, khi đó mẹ cần đưa ngay trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, tránh để xảy ra biến chứng nguy hiểm không đáng có.

4. Cách chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng cửa dưới và trên

rơ lưỡi cho trẻ sốt mọc răng của trên
Rơ lưỡi cho trẻ sốt mọc răng của trên giúp bé giảm đau, ngứa lợi khi răng mọc

Nếu mẹ chăm sóc trẻ đúng cách, bé sẽ bớt khó chịu trong thời kỳ mọc răng và khỏi sốt nhanh hơn. Dưới đây là những lời khuyên khi chăm sóc trẻ bị sốt mọc răng từ chuyên gia:

Trẻ thường chán ăn, bỏ ăn bỏ bú do nướu bị đau nhức. Mẹ nên lưu ý:

    • Không nên ép trẻ ăn nhiều trong 1 lần.
    • Nên cho trẻ ăn từng chút một, chia thành nhiều bữa nhỏ.
    • Sử dụng thức ăn dạng lỏng, mềm dễ ăn cho trẻ như bột, cháo, sữa, đặc biệt là sữa mẹ.
    • Cho trẻ uống nước ấm, sẽ làm dịu cơn đau của trẻ và tránh mất nước do sốt. Tim hiểu kỹ hơn qua bài viết: Trẻ sốt mọc răng uống gì và không nên uống nước gì?
    • Massage nướu cho bé để giảm đau và giúp bé bớt khó chịu, ngứa ngáy vùng nướu quanh răng. Mẹ nên dùng gạc răng miệng chuyên dụng để massage vùng nướu cũng như làm sạch khoang miệng, loại bỏ vi khuẩn, virus gây bệnh.
    • Cho trẻ sử dụng nướu gặm chuyên dụng để đỡ ngứa nướu và hạn chế gặm những đồ vật khác.

Hạ sốt cho trẻ mọc răng cửa bằng biện pháp hạ nhiệt vật lý hoặc dùng thuốc:

  • Hạ sốt vật lý (phương pháp lau chườm): Theo ý kiến của TS. BS Lê Minh Trác, khi trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C, áp dụng cách lau chườm toàn thân (hạ sốt vật lý) hoàn toàn hiệu quả. Vì vậy, khi bé bị sốt mẹ có thể dùng nước mát khoảng 32 -35 độ C và khăn mềm để lau người chườm mát cho trẻ, giúp trẻ hạ sốt từ từ.

Video bác sĩ Lê Hữu Trác đánh giá các phương pháp hạ sốt cho bé hiện nay và ưu điểm của nước tắm thảo dược và khăn hạ sốt của Dr.Papie

Tuy nhiên, cách này thường lỉnh kỉnh và không tiện lợi bằng khăn lau hạ sốt chuyên dụng. Vì khăn hạ sốt chuyên dụng thường đóng gói sẵn, chỉ việc sử dụng để lau chườm, nhanh tiện lợi hơn. Ngoài ra những khăn này có tẩm thêm thảo dược hạ sốt, kết hợp nhiều cơ chế hạ sốt như truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước nên bé cũng nhanh hạ sốt hơn so với lau chườm thông thường.

  • Dùng thuốc hạ sốt: Chỉ dùng thuốc hạ sốt cho trẻ khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ C và chườm mát không đỡ. 2 loại thuốc được sử dụng cho trẻ em thông dụng là ibuprofen và paracetamol. Đây là thuốc hạ sốt an toàn và ít gây tác dụng phụ so với các loại thuốc hạ sốt khác. Tuy nhiên thuốc cần khoảng 20 – 30 phút mới có tác dụng, lúc này mẹ cần dùng khăn lau chườm để giảm cảm giác khó chịu cho con, hỗ trợ hạ sốt cùng thuốc.

Như vậy, trẻ bị sốt khi mọc răng cửa là hiện tượng bình thường, là cơ chế tự bảo vệ của cơ thể trước sự xâm nhập của các yếu tố lạ từ môi trường (vi khuẩn, virus). Trẻ thường sốt nhẹ và sẽ tự hạ sốt nhanh khi được chăm sóc đúng cách. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về bé mọc răng cửa trên bị sốtmẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Xem thêm: Trẻ sốt mọc răng hàm và 5 cách chăm sóc tại nhà

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook