Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh và đánh tưa lưỡi bằng nước muối sinh lý

Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý vô cùng đơn giản. Điều này giúp làm sạch răng miệng cho trẻ và phòng chống một số bệnh thường gặp. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn chi tiết cho mẹ cách làm chỉ với 3 bước đơn giản.

1. Khi nào cần rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh

rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Khi trẻ được 1 tháng tuổi thì mẹ nên bắt đầu rơ lưỡi cho trẻ làm sạch miệng, lưỡi hạn chế nấm phát triển

Vệ sinh miệng lưỡi cho trẻ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe răng miệng cho con. Vậy mẹ rơ lưỡi cho con khi nào là hợp lý, mẹ tham khảo ý kiến chuyên gia ngay dưới đây:

  • Khi trẻ 1 tháng tuổi, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ ít nhất 1 lần/ ngày
  • Mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ đến khi trẻ biết tự vệ sinh răng miệng, khoảng 3- 4 tuổi.
  • Nếu trẻ bị nấm miệng, tưa lưỡi, nên rơ lưỡi cho trẻ theo đúng hướng dẫn trong suốt thời gian bị nấm để điều trị dứt điểm, tránh tái phát.

Không rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường xuyên có thể khiến bé mắc một số bệnh răng miệng như tưa lưỡi, nấm miệng… Để hiểu rõ hơn, mẹ có thể tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie: Có nên đánh tưa lưỡi ?không rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có sao không?

Một trong những dung dịch rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả và được nhiều mẹ sử dụng nhất là cách dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi:

  • Tác dụng diệt khuẩn: Nước muối có tác dụng kìm khuẩn, giúp làm sạch khoang miệng, loại bỏ mảng bám, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh răng miệng như nấm miệng, tưa lưỡi, sâu răng…
  • An toàn: Dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi có nồng độ 0.9% tuyệt đối an toàn với trẻ em và cả trẻ sơ sinh, không gây kích ứng hay tác dụng không mong muốn.
  • Dễ tìm mua: Mẹ có thể dễ dàng tìm mua tại tất cả các hiệu thuốc.

Khi nào nên rơ lưỡi cho trẻ? Mẹ tìm hiểu kỹ hơn qua bài viết sau: 5 dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi và cách điều trị đơn giản tại nhà

2. Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý
Rơ lưỡi bằng nước muối sinh sinh là phương pháp đơn giản nhưng rất hiệu quả

Dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi tưởng chừng đơn giản nhưng rơ lưỡi như thế nào là đúng cách để đem lại hiệu quả cao thì không nhiều mẹ biết. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý.

Ngoài rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý thì vẫn có cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh khác mà mẹ có thể thực hiện dễ dàng tại nhà.

Bước 1: Lựa chọn gạc rơ lưỡi

Gạc rơ lưỡi đảm bảo an toàn cho trẻ cần đáp ứng đủ 4 tiêu chí sau:

  • Vô khuẩn: Gạc đã được tiệt trùng, đóng gói trong túi kín để đảm bảo vô khuẩn.
  • Mềm mại: Gạc phải mềm mại, không thô cứng để tránh gây tổn thương, vì niêm mạc miệng trẻ rất mỏng và nhạy cảm.
  • Kích cỡ nhỏ gọn: Gạc cần nhỏ, gọn để dễ dàng thực hiện thao tác rơ, không gây vướng, cộm khiến bé khó chịu. Ưu tiên gạc dạng xỏ ngón vì nhỏ gọn và tiện lợi hơn so với gạc quấn quanh ngón tay.
  • Không chứa các sợi bông: Gạc không chứa sợi bông vì sợi bông dễ vương lại trong miệng trẻ, hoặc bay lơ lửng trong không khí khiến trẻ hít phải, gây kích ứng đường hô hấp. Ưu tiên chọn gạc dệt bằng sợi Polyester vì mềm dai, không mục mủn, không có sợi bông so với sợi Cotton.

Bước 2: Đeo gạc và chuẩn bị rơ lưỡi cho trẻ

Đeo gạc rơ lưỡi
Mẹ nên sử dụng gạc để thấm nước muối sinh lý rồi mới rơ lưỡi cho trẻ

Trước tiên, mẹ cần rửa tay thật sạch bằng cồn y tế hoặc xà phòng để loại bỏ vi khuẩn, vi nấm bám trên tay sau đó đeo gạc và chuẩn bị tư thế của trẻ theo hướng dẫn:

  • Đeo gạc vào ngón tay trỏ của mẹ: Sau đó chấm vào dung dịch nước muối sinh lý 0.9%.
  • Cố định trẻ: Cho trẻ ngả đầu vào tay còn lại, giữ trẻ cố định, phần đầu cao hơn thân để hạn chế hiện tượng nôn trớ (không nên để trẻ nằm khi rơ lưỡi).

Lưu ý: Khi rửa tay, ưu tiên sử dụng cồn y tế vì cồn có khả năng bay hơi hết, không dính lại hóa chất như xà phòng. Nếu sử dụng xà phòng, mẹ cần rửa thật kĩ dưới vòi nước chảy ít nhất 30 giây.

Bước 3: Đánh tưa lưỡi bằng nước muối sinh lý

rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Mẹ nên rơ nướu, xung quanh miệng, lưỡi của trẻ để làm sạch khoang miệng của trẻ

Dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi cần phải đúng các mới phát huy hết công dụng của phương pháp rơ lưỡi. Mẹ đặt nhẹ ngón tay lên môi dưới của trẻ để trẻ mở miệng. Rơ lưỡi cho trẻ theo thứ tự sau:

  • Rơ nướu: Rơ theo chuyển động tròn, mát xa nhẹ nhàng 2 bên nướu để loại bỏ vi khuẩn.
  • Rơ xung quanh miệng: Rơ 2 bên má và vòm họng.
  • Rơ lưỡi: Rơ cuối cùng, vuốt 1 hướng theo chiều từ trong ra ngoài.

Lưu ý:

  • Mỗi gạc chỉ nên sử dụng 1 lần, không được tái sử dụng.
  • Trong quá trình rơ lưỡi trẻ có thể vùng vằng, quấy khóc, mẹ cần vỗ về, dỗ dành liên tục. Ngoài ra, mẹ có thể thu hút sự chú ý của bé bằng hình ảnh, âm thanh để bé hợp tác hơn.

3. Lưu ý khi dùng nước muối sinh lý rơ lưỡi cho trẻ

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi rơ lưỡi cho trẻ, mẹ lưu ý những điểm sau:

  • Tỷ lệ pha dung dịch: Ngoài dung dịch nước muối pha sẵn 0.9%, mẹ có thể tự pha nước muối ở nhà. Mẹ thực hiện theo tỷ lệ: 9g muối tinh (khoảng 2 thìa cà phê) với 1 lít nước đun sôi để nguội, khuấy đều cho tan hết. Lưu ý: Cần pha đúng tỉ lệ để đảm bảo tác dụng và không gây thừa muối nếu bé lỡ nuốt phải.
  • Không lau mạnh: Khi trẻ đã bị nấm lưỡi, mẹ chỉ dùng nước muối để chấm lên các vết nấm, không rơ hay lau mạnh vì niêm mạc miệng trẻ vốn rất mỏng và nhạy cảm, dễ tổn thương.
  • Số lần rơ hằng ngày: Cần rơ lưỡi cho trẻ ít nhất 1 lần/ ngày, có thể vào buổi sáng (trước khi ăn) hoặc buổi tối (trước khi đi ngủ)
  • Phối hợp với các phương pháp khác: Mẹ nên phối hợp hướng dẫn bé cách đánh răng, súc miệng để vệ sinh răng miệng.
  • Sử dụng gạc rơ lưỡi: Để tiết kiệm thời gian và tiện lợi hơn khi chăm sóc răng miệng cho trẻ, mẹ có thể sử dụng gạc rơ lưỡi chuyển dụng đã tẩm sẵn nước muối sinh lý và có thêm 1 số dược chất khác.

Rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý cho trẻ sơ sinh tuy sạch nhưng chỉ có tác dụng chính làm sạch. Nếu nấm lưỡi diễn biến nặng thì mẹ cần sử dụng cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc.

Gạc rơ lưỡi Dr.Papie
Gạc rơ lưỡi Dr.Papie chuyên dụng cho trẻ nhỏ được các chuyên gia y tế khuyên dùng cho bé

Gạc rơ lưỡi chuyên dụng Dr.Papie được tẩm sẵn dịch diệt khuẩn kháng nấm, không chỉ có tác dụng làm sạch khoang miệng trẻ, mà còn có hiệu quả cao trong phòng ngừa và điều trị các bệnh răng miệng hay gặp ở trẻ như tưa lưỡi, nấm miệng, sâu răng. Gạc được các chuyên gia Nhi khoa đầu ngành khuyên dùng để vệ sinh răng miệng hằng ngày cho trẻ với độ an toàn, tiện lợi và hiệu quả vượt trội:

Hiệu quả:

  • Ngoài nước muối sinh lí gạc rơ lưỡi Dr.Papie còn được tẩm thêm NaHCO3 và dịch chiết lá hẹ (alilicin) giúp tăng tác dụng làm sạch mảng bám, tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm, giúp cho miệng trẻ luôn sạch sẽ.
  • Thiết kế dạng sóng nước giúp dễ dàng loại bỏ vi khuẩn, vi nấm, kể cả những vị trí khó làm sạch.

An toàn vớ trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

  • Thành phần an toàn với nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, không gây kích ứng cho trẻ.
  • Gạc được dệt từ sợi Polyester mềm mại, không bị mục mủn,vương sợi bông.
  • Gạc đã qua 2 lần tiệt trùng, mỗi gạc được bảo quản trong 1 túi kín, đảm bảo vô khuẩn.

Nhanh gọn, dễ sử dụng:

  • Gạc được thiết kế dạng xỏ ngón vừa vặn ngón tay trỏ của mẹ, vô cùng tiện lợi. Mẹ chỉ cần xé bao bì, đeo gạc vào ngón tay và rơ lưỡi cho bé.
  • Gạc đã được tẩm sẵn dịch tẩm, tiết kiệm thời gian và công sức pha chế dịch.

Sản phẩm đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành sử dụng hàng ngày cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và đã đăng ký sáng chế độc quyền tại cục sở hữu trí tuệ. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng và hiệu quả của sản phẩm.

Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý thật đơn giản mà hiệu quả. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

2 thoughts on “Hướng dẫn chi tiết cách vệ sinh và đánh tưa lưỡi bằng nước muối sinh lý

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook