Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc theo từng tình trạng bệnh

Tác giả Tham vấn y khoa Thời gian đăng Thời gian sửa
drpapie duoc si Dược sĩ Cao Thị Thanh 16 Tháng Mười, 2020 8 Tháng Chín, 2022

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng khi con bị nấm miệng, tưa lưỡi. Với phương pháp này, ngoài việc sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ thì mẹ cần rơ lưỡi đúng cách để an toàn, hiệu quả với trẻ sơ sinh.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi chuẩn y khoa từ chuyên gia Dr.Papie trong cả 2 trường hợp bé bị nhiễm nấm nhẹ và nặng. Mẹ tham khảo để biết cách thực hiện đúng cho con.

1. Hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc trong trường hợp nhiễm nấm nhẹ

Trẻ sơ sinh bị nấm miệng
Trẻ sơ sinh bị nấm miệng với các triệu chứng xuất hiện mảng trắng trên lưỡi, lưỡi sưng đau, đỏ, hơi thở hôi

Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi hay nấm miệng nhẹ sẽ có biểu hiện sau:

  • Niêm mạc lưỡi xuất hiện những đốm, mảng trắng sữa bám chắc, khó làm sạch. Nếu cố cạo sẽ gây trầy xước, thậm chí chảy máu nhẹ.
  • Lưỡi trẻ sưng đỏ, đau rát.
  • Miệng trẻ có mùi hôi do chất thải của nấm.

Thuốc rơ lưỡi được bác sĩ khuyên dùng trong trường hợp này thường ở dạng dung dịch, có công dụng sát khuẩn, chống nấm như: Denicol, Wesser, Vinicol…

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết các bước rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc. Mẹ tham khảo để rơ lưỡi đúng cách cho con.

Bước 1: Lựa chọn gạc để rơ lưỡi

Gạc rơ lưỡi đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh cần có các đặc điểm:

  • Chất liệu gạc an toàn cho trẻ sơ sinh: Mẹ nên chọn gạc làm từ sợPolyester vì mềm mại, không gây tổn thương cho niêm mạc miệng trẻ. Đồng thời, chất liệu gạc này dai, không bị mục mủn trong môi trường ẩm, không vương sợi bông lại trong miệng trẻ hoặc bay trong không khí gây kích ứng đường hô hấp.
  • Thiết kế tiện dụng khi rơ lưỡi: Gạc được thiết kế dạng xỏ ngón để mẹ dễ thao tác trong quá trình rơ lưỡi. Mẹ tham khảo về gạc răng miệng Dr.Papie trị tưa lưỡi hàng đầu Việt Nam tại đây

Bước 2: Đeo/quấn gạc và chuẩn bị rơ lưỡi cho trẻ

Mẹ đeo/quấn gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, sau đó thấm vào dung dịch thuốc.

Lưu ý: Nếu sử dụng gạc dạng miếng, mẹ cần quấn gạc gọn và chặt, tránh gây cộm, khó chịu cho trẻ trong quá trình rơ.

Bước 3: Rơ lưỡi cho trẻ

Rơ lưỡi cho trẻ bị tưa lưỡi hay nấm miệng
Mẹ đeo/quấn gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, sau đó thấm vào dung dịch thuốc rồi rơ lưỡi cho trẻ

Mẹ bế trẻ cố định bằng 1 tay, đặt đầu trẻ cao hơn thân để hạn chế tình trạng nôn trớ. Tay còn lại, mẹ đặt ngón tay vào môi dưới của trẻ cho trẻ mở miệng.

Để điều trị hiệu quả nấm lưỡi, ngoài rơ chủ yếu ở lưỡi mẹ cần rơ nướu cho trẻ để loại bỏ vi khuẩn trên nướu đồng thời kích thích răng nướu phát triển tốt. Mẹ rơ theo 3 bước đơn giản:

  • Rơ 2 bên nướu: Cho trẻ theo chuyển động tròn.
  • Rơ xung quanh miệng: 2 bên má và vòm miệng, mát xa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.  
  • Rơ lưỡi: Vuốt nhẹ nhàng theo 1 hướng, từ trong ra ngoài.

Tham khảo: 7 thuốc rơ lưỡi được bác sĩ khuyên dùng

Lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc:

  • Mỗi gạc chỉ nên sử dụng 1 lần rồi bỏ, không được dùng lại để đảm bảo vệ sinh cho trẻ.
  • Không đưa ngón tay quá sâu vào cổ họng trẻ khi rơ lưỡi vì dễ gây nôn và thuốc dễ chảy xuống cổ họng theo nước bọt.
  • Dỗ dành bé trong quá trình rơ lưỡi: Trong quá trình rơ thuốc, trẻ có thể quấy khóc, vùng vằng, mẹ cần vỗ về trẻ liên tục, thu hút sự chú ý của trẻ bằng âm thanh, hình ảnh ngộ nghĩnh để bé chú ý, hợp tác hơn.
  • Sử dụng thuốc đúng liều lượng theo đúng thông tin trong hướng dẫn sử dụng thuốc. Nếu trẻ nuốt nhiều thuốc, xuất hiện 1 số hiện tượng như nôn mửa, đau đầu, sốt… mẹ cần đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được xử lý.
  • Rơ lưỡi 2 lần 1 ngày vào buổi sáng và tối, sau khi bú ít nhất 30 phút vì trẻ dễ bị nôn trớ khi rơ lưỡi. Sau khi rơ lưỡi 20 phút mới cho trẻ bú mẹ để dung dịch thuốc phát huy tác dụng điều trị.

2. Hướng dẫn rơ lưỡi bằng thuốc rơ lưỡi cho bé sơ sinh trường hợp nhiễm nấm nặng

Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi hay nấm miệng nặng
Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi hay nấm miệng nặng, nấm lan ra khắp khoang miệng nên cần sử dụng thuốc để điều trị

Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi hay nấm miệng nặng sẽ có biểu hiện:

  • Nấm không còn chỉ tập trung ở lưỡi mà lan rộng ra niêm mạc 2 bên má, vòm miệng, môi, nướu, amidan…
  • Nấm còn có thể lan rộng hơn đến cơ quan hô hấp (phổi, khí quản, phế quản), họng, thực quản, thanh quản gây ảnh hưởng xấu đến các cơ quan này.

Lúc này, thuốc dùng để rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh thường được bác sĩ chỉ định là Nystatin. Đây là thuốc gây tác dụng tại lưỡi dùng theo đường rơ hoặc bôi lên miệng, ít tác dụng phụ.

Thuốc Nystatin trị nấm miệng cho trẻ sơ sinh
Thuốc Nystatin dạng bột hòa tan nên rất dễ sử dụng cho trẻ

Dưới đây là các bước rơ lưỡi bằng thuốc rơ lưỡi cho bé sơ sinh Nystatin:

  • Bước 1: Đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ
  • Bước 2: Cho bé nằm nghiêng
  • Bước 3: Nhỏ 1-2 ml dung dịch thuốc vào gạc
  • Bước 4: Chấm thuốc nhẹ nhàng lên vùng nấm theo thứ tự: Nướu, 2 bên má, vòm miệng, lưỡi.

Lưu ý khi dùng thuốc cho trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi nặng:

  • Tuân thủ đúng theo chỉ định của bác sĩ, dùng đủ liều, không được tự ý tăng giảm liều điều trị.
  • Không cho trẻ bú ngay sau khi rơ lưỡi. Tốt nhất là sau khi rơ lưỡi 20 phút để thuốc phát huy tác dụng và hạn chế tình trạng bé nuốt phải thuốc.
  • Chỉ nên chấm nhẹ và không lau qua lại như khi rơ lưỡi bằng dung dịch thuốc.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc sẽ có hiệu quả nhanh trong điều trị nấm miệng, tưa lưỡi. Tuy nhiên, mẹ cần chọn đúng loại gạc và thuốc an toàn, phù hợp với con. Mọi băn khoăn về phương pháp rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốcmẹ vui lòng để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

5 thoughts on “Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc theo từng tình trạng bệnh

  1. hoa hồng says:

    Bé nhà mình mới sinh được 20 ngày, hàng ngày rơ lưỡi bằng gạc Dr. Papie với nước muối sinh lý. Tuy nhiên hiện nay lưỡi bé bị trắng hết cả bề mặt. Mình có thể sử dụng bột nystatin để đánh tưa cho bé ko?

    • Dược sĩ Dr.Papie says:

      Chào mom! Khi trẻ bị nấm miệng tùy tình trạng và giai đoạn của bệnh bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau. Mẹ nên cho bé đi khám để được chữa trị kịp thời. Việc sử dụng gạc răng miệng Dr.Papie hằng ngày sẽ phòng và làm giảm tình trạng tái lại của nấm lưỡi rất tốt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook