Dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh không quá khó nhận biết, hầu hết chúng có thể được quan sát bằng mắt thường. Mẹ có thể căn cứ vào 4 biểu hiện điển hình sau để phát hiện sớm các triệu chứng nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
1. 4 dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm miệng ở trẻ em thường gây ra do nấm Candida Albicans phát triển nhanh chóng ở vùng lưỡi và khoang miệng của trẻ. Việc phát hiện từ sớm các dấu hiệu nấm miệng ở trẻ là rất cần thiết để mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. (Ngoài ra để phát hiện sớm nấm miệng bạn cần đối chiếu bệnh sử của bé với các nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em)

1.1. Có các mảng trắng ở miệng
Nguyên nhân | Đặc điểm | Tính chất |
Do nấm tăng sinh quá mức ký sinh trên niêm mạc miệng, lưỡi |
Tập chung thành mảng trắng, giống như phô mai, cặn sữa | Không thể lau sạch theo cách thông thường
Ban đầu ít gây khó chịu càng lâu gây mất vị giác của bé |
Nếu không điều trị hay dùng các biện pháp vệ sinh răng miệng, những mảng trắng sẽ ngày một dày hơn. Đến khi bé lớn lên, sức đề kháng hoàn thiện sẽ tự hết hoặc cũng có thể là dai dẳng đến khi trưởng thành. Đây được xem là dấu hiệu nấm miếng ở trẻ sơ sinh điển hình nhất giúp phát hiện sớm bệnh của con.
1.2. Khó khăn khi cho ăn
Đây là 1 trong những triệu chứng hay gặp nhất và đáng lo ngại nhất. Bởi bé sẽ khó bú, bỏ bú hoặc chán ăn… lâu dài gây nên giảm sút sức khỏe của trẻ.

Nguyên nhân: Nấm phát triển trên diện rộng, “chân nấm ăn sâu” vào lưỡi tạo nên những vết loét, vết thương trên lưỡi. Hoặc do tác nhân bên ngoài như thao tác vệ sinh răng miệng cho bé, bé ngậm, cắn những đồ vật cứng, sắc.
Dấu hiệu nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh này có thể khiến trẻ bỏ ăn, dẫn tới suy dinh dưỡng, dễ mắc thêm các bệnh khác như cảm cúm, cảm lạnh…
1.3. Da nứt nẻ ở khóe miệng

Đây là dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh dễ thấy nhất. Ban đầu bé khô miệng (môi trường thuận lợi cho vi nấm sinh sôi và phát triển), sau đó nấm lan rộng ra khóe miệng gây nức nẻ, chảy máu khóe miệng.
Mẹ nên cho bé uống đủ nước mỗi ngày. Tình trạng này sẽ nhanh được cải thiện khi nấm miệng được đẩy lùi.
1.4. Dấu hiệu trên cơ thể mẹ

Nguyên nhân | Dấu hiệu | Thời điểm | Biện pháp |
Nấm lây từ miệng bé sang mẹ qua đường bú | Đau nứt núm vú và vùng xung quanh núm vú.
Ngoài ra mẹ có cảm giác ngứa, rát khó chịu |
Xảy ra khi bé đang bị nấm trong giai đoạn bú mẹ | Cần điều trị nấm song song: cả nấm miệng của bé và cả nấm trên núm vú của mẹ để tránh nhiễm chéo |
Vậy khi nào cần đưa bé đi khám bác sĩ?
Khi phát hiện bé bị nấm miệng, cần đưa bé đến gặp bác sĩ chuyên khoa để nhận được lời khuyên và phương pháp điều trị phù hợp:
- Có các mảng trắng trong miệng: Khi bé xuất hiện các mảng trắng trong miệng, tức là nấm đã bắt đầu tăng sinh và tấn công niêm mạc miệng bé.
- Sốt không có nguyên nhân: Khi cơ thể có tác nhân lạ tấn công và có một số tổn thương thì sẽ gây sốt mà đôi khi mẹ không rõ nguyên nhân. Cần đưa bé đi kiểm tra để làm rõ.
- Trẻ bỏ ăn không rõ nguyên nhân: Nấm miệng sẽ gây rát lưỡi, mất vị giác dẫn đến bé chán ăn, bỏ ăn. Đôi khi mẹ cũng không hiểu vì sao con lại như vậy. Tình trạng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ.
2. Một số hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Dưới đây là một số hình ảnh nấm miệng mẹ quan sát và so sánh để phát hiện nấm miệng ở trẻ và những tổn thương có thể gặp phải.



Xem chi tiết: 15+ Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em khiến mẹ rùng mình
Nấm miệng ở trẻ tưởng như không nguy hiểm nhưng lại gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy khi trẻ bị nấm miệng mẹ cần làm gì?
3. Làm gì khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng
Khi trẻ bị nấm miệng, mẹ đừng quá lo lắng mà hãy bình tĩnh và xử lý một cách tỉnh táo để giải quyết nhanh nhất và an toàn nhất cho con:
- Mẹ nên đưa bé đến khám bác sĩ sớm khi phát hiện bất cứ dấu hiệu của nấm miệng: Mảng trắng bám ở lưỡi, niêm mạc miệng; bó bỏ bú, chán ăn không rõ nguyên nhân…
- Tuyệt đối không cạo những mảng bám trên niêm mạc ra để tránh những tổn thương không đáng có gây đau cho bé hoặc có thể gây nhiễm trùng.
- Dùng gạc rơ lưỡi vệ sinh miệng cho bé phải chọn loại gạc mềm, thao tác rơ nhẹ nhàng để tránh tổn thương, gây đau cho bé. Đặc biệt, dùng gạc có tẩm sẵn dịch tẩm giúp phòng chống bệnh
- Đối với bé đã biết tự vệ sinh răng miệng, sử dụng bàn chải đánh răng mềm mại, phù hợp lứa tuổi
- Cho trẻ súc miệng bằng nước muối thường xuyên, nhiều lần trong ngày để chống nấm hiệu quả.
- Sử dụng thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em
Một điều quan trọng hơn nữa là cần phòng ngừa việc nấm lây nhiễm sang cho mẹ. Vì việc lây giữa mẹ sang bé, bé sang mẹ sẽ gây khó khăn trong điều trị dứt điểm.
4. Cách phòng lây nhiễm nấm sang mẹ
Một số biện pháp cần thực hiện để tránh lây nhiễm nấm từ bé sang mẹ:
- Cho bé bú trong thời gian ngắn, chia làm nhiều lần để hạn chế sự tiếp xúc lâu dài, nấm có cơ hội lây lan cao hơn.
- Rửa sạch núm vú, vú sau khi cho bú.
- Nếu núm vú bị nứt, cân nhắc cho con dùng sữa ngoài đến khi điều trị khỏi nấm đồng thời ở cả mẹ và bé. Hoặc có thể vắt sữa để bé bú bằng bình. Tuy nhiên, nhớ làm sạch bình sữa và núm vú giả mẹ nhé. Nếu không đó cũng sẽ là nơi trú ngụ và nguồn lây nhiễm nấm làm nấm tái đi tái lại nhiều lần ở trẻ.
Bên trên là những dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh và cách xử lý, điều trị mẹ cần lưu ý quan trọng mà mẹ cần nắm được.
Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bé
Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
Website: drpapie.com.vn
bác sĩ ơi bé nhà mình có các đốm trắng trên cổ họng
Chào mom! để được tư vấn kỹ hơn mom có thể gọi tới hotline: 0911225336
hoặc ib trực tiếp qua https://www.facebook.com/drpapie/inbox
bác sĩ ơi bé nhà mình có các đốm trắng trên cổ họng bé vẫn ăn uống bình thường hiện tại bé 1t
Chào mom! để được tư vấn kỹ hơn mom có thể gọi tới hotline: 0911225336
hoặc ib trực tiếp qua https://www.facebook.com/drpapie/inbox
Bé của e hơn 2th mà có các đốm trắg xung quanh miệg thì phải làm thế nào ạ
Chào mom! Mọi thắc mắc mom có thể liên hệ hotline 0911225336 để được dược sỹ của Nhãn hàng Dr.Papie tư vấn nhé!
Bé nhà mk bị đốm trắng trên cổ họng từ lúc đẻ ra, bé vẫn ăn uống bth ạ