Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi và có tự hết không?

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi là thắc mắc chung của nhiều mẹ có con bị nhiễm nấm miệng. Giải đáp thắc mắc trên, các chuyên gia Dr.Papie sẽ cung cấp cho mẹ những thông tin đầy đủ nhất về thời gian khỏi nấm miệng và các biện pháp điều trị tại nhà giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Xem thêm: 15+ Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em theo từng vị trí khiến mẹ rùng mình

1. Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

1.1 Thời gian khỏi nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng ở trẻ em thường được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn nhẹ và giai đoạn nặng. Mỗi giai đoạn sẽ có biểu hiện và thời gian điều trị khỏi bệnh khác nhau, thường khỏi sau 2 tuần đến 1 tháng nếu được điều trị đúng cách.

Giai đoạn nhẹ

Các đốm trắng, mảng trắng trên lưỡi
Nấm miệng giai đoạn đầu có triệu chứng điển hình là xuất hiện những mảng trắng sữa bám chắc trên lưỡi và niêm mạc
  • Nấm chỉ xuất hiện ở miệng với các biểu hiện:
    • Xuất hiện những mảng trắng sữa bám chắc trên lưỡi và niêm mạc miệng trẻ, khi cạo bỏ có thể gây chảy máu và để lại vệt tròn sưng đỏ.
    • Da miệng khô, đỏ và nứt nẻ ở khóe miệng.
    • Đau nhức, nóng rát miệng khiến trẻ bỏ ăn bỏ bú.
  • Thời gian khỏi bệnh khoảng 2 tuần.

Giai đoạn nặng

Hình ảnh nấm lây từ miệng đến cơ quan hô hấp
Hình ảnh nấm lây từ miệng đến cơ quan hô hấp gây viêm họng, viêm phế quản…
  • Nấm phát triển dày lên và lây lan sang các cơ quan khác như:
    • Nấm lây từ miệng đến cơ quan hô hấp gây viêm họng, viêm phế quản…
    • Nấm lây từ miệng đến thanh quản gây khàn giọng, khó nói.
    • Nấm lây từ miệng đến thực quản gây khó nuốt, nôn trớ.
  • Thời gian khỏi bệnh thường kéo dài tới 1 tháng hoặc hơn.

Mẹ quan tâm: Nấm lưỡi ở trẻ em có lây không? Câu trả lời chính xác đến từ các chuyên gia.

1.2 Nấm miệng không tự hết và cần được điều trị

Nấm miệng là một bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ do nấm Candida Albicans gây ra. Bệnh không thể tự khỏi vì “chân nấm” cắm sâu vào niêm mạc má, lưỡi của trẻ và lây lan nhanh chóng. Trẻ cần được dùng thuốc điều trị kết hợp với chăm sóc tại nhà để nhanh khỏi bệnh.

Vì vậy, khi phát hiện ra con bị bệnh nấm miệng, mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị. Các thuốc chống nấm thường được bác sĩ chỉ định là: Nystatin, Miconazole, Fluconazole. (xem chi tiết về cách sử dụng các thuốc trị nấm miệng cho trẻ em tại đây)

2. Cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh nấm miệng

Để bệnh nhanh khỏi và không tái phát, mẹ dùng thuốc cho trẻ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ phối hợp với các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà sau:

2.1 Ưu tiên cho trẻ bú sữa mẹ

Nên cho trẻ dùng sữa mẹ thay vì sữa công thức:

  • Sữa mẹ là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ và an toàn nhất cho sự phát triển toàn diện của trẻ.
  • Sữa mẹ có chứa kháng sinh tự nhiên chống lại nhiều mầm bệnh, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn, vi rút, nấm.

Mẹ nên ăn uống bổ sung chất dinh dưỡng, nhất là protein và vitamin để sữa có đủ chất và mẹ có đủ sữa cho con bú:

  • Protein: Thịt đỏ, các loại đậu, cá, sữa, trứng…
  • Vitamin: Bổ sung từ các loại hoa quả và rau xanh.

2.2 Vệ sinh miệng thường xuyên cho trẻ.

Vệ sinh miệng sạch sẽ cho trẻ giúp làm sạch cặn sữa, loại bỏ nơi trú ẩn của nấm Candida và các vi khuẩn có hại khác.

Cách vệ sinh: Dùng gạc rơ lưỡi

  • Mẹ rửa sạch tay và đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay.
  • Dùng gạc rơ miệng nhẹ nhàng cho trẻ 2-3 lần 1 ngày

Hướng dẫn chi tiết cách rơ lưỡi cho trẻ bằng gạc răng miệng

3 lưu ý khi chọn gạc rơ lưỡi:

  • Gạc có chất liệu mềm mại, không mục, mủn, không để lại sợi bông trong miệng trẻ..
  • Gạc có dạng hình ống vừa ngón tay tiện lợi khi sử dụng.
  • Gạc được tẩm sẵn dịch như nước muối sinh lí, NaHCO3, dịch chiết lá hẹ, xylitol… có tác dụng diệt khuẩn kháng nấm.

Mẹ tham khảo về gạc răng miệng trị nấm miệng an toàn cho trẻ sơ sinh tại đây

3. 5 điều không nên làm để bé nhanh khỏi bệnh

nấm miệng ở trẻ em có chảy máu
Cạo các vảy trắng trên lưỡi có thể khiến trẻ cảm thấy đau rát và chảy máu
  • Không cạy các vảy trắng trên lưỡi trẻ vì cọ xát mạnh khiến lưỡi trẻ bị rát, sưng, thậm chí gây chảy máu làm bệnh nặng thêm.
  • Không tự ý sử dụng thuốc khi chưa được sự cho phép của bác sĩ do trẻ còn nhỏ, dễ gặp tác dụng không mong muốn.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt vì nấm phát triển tốt trong môi trường có đường.
  • Không nên cho trẻ ăn đồ quá mặn, chua, cay nóng vì dễ gây kích ứng niêm mạc miệng.
  • Hạn chế hôn trẻ vì có nguy cơ lây nhiễm nấm từ miệng trẻ.

Như vậy, với câu hỏi: Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi? sẽ không có câu trả lời chính xác vì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh của trẻ. Thông thường, bệnh sẽ khỏi sau 2 tuần đến 1 tháng nếu mẹ điều trị và chăm sóc đúng cách.

Nếu còn bất kì băn khoăn gì về bệnh, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Hotline: 0911.225.336

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook