15+ hình ảnh nấm miệng ở trẻ em được đề cập trong bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận biết tình trạng bệnh nấm miệng ở trẻ. Mẹ chú ý: Mỗi giai đoạn nấm miệng sẽ có biểu hiện khác nhau, mẹ quan sát kỹ hình ảnh để biết bé đang ở giai đoạn nào, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
1. Hình ảnh chung của nấm miệng ở trẻ em
Nấm miệng ở trẻ em là tình trạng nấm Candida Albicans phát triển quá mức ở khoang miệng của trẻ. Bệnh sẽ không gây nguy hiểm nếu trẻ được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Dưới đây là 5 triệu chứng kèm theo hình ảnh trẻ bị nấm miệng, giúp mẹ chẩn đoán sơ bộ xem có phải trẻ nhiễm nấm miệng hay không.
1.1 Xuất hiện tổn thương màu trắng kem trong miệng trẻ

Biểu hiện:
- Trẻ bị nấm lưỡi sẽ xuất hiện các mảng trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu và amidan của trẻ, thoạt nhìn thì giống như cặn sữa hoặc bông.
- Nấm bám chắc vào niêm mạc lưỡi, miệng, gây khó khăn khi cạo bỏ
Ảnh hưởng đến trẻ:
- Vướng víu trong miệng: Nấm tăng sinh thành lớp dày gây cộm, vướng víu trong miệng, nhất là khi trẻ nói, nhai nuốt.
- Chán ăn: Các mảng trắng che lấp gai vị giác ở lưỡi gây mất vị giác, trẻ ăn không thấy ngon miệng
1.2 Hình ảnh trẻ bị tưa lưỡi (nấm miệng) gây sưng đỏ hoặc đau

Hình ảnh trẻ bị tưa miệng, lưỡi gây sưng đỏ, đau thường gặp khi mẹ cạo các vảy trắng trên lưỡi của trẻ
Biểu hiện: Sưng đỏ ở lưỡi, nhất là đầu lưỡi với các đốm đỏ ở gai lưỡi
Ảnh hưởng đến trẻ: Trẻ bị nấm lưỡi thường đau nhức, rát ở vùng nhiễm nấm. Đau tăng khi nhai, nuốt khiến trẻ biếng ăn, bỏ bú, quấy khóc. Nếu tình trạng này diễn ra lâu và không được điều trị dứt điểm, trẻ có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển.
Có thể mẹ quan tâm: 5 dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi và cách điều trị đơn giản, áp dụng ngay tại nhà
1.3 Hình ảnh bị nấm miệng ở trẻ sơ sinh có kèm chảy máu

Hình ảnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh chảy máu, nguyên nhân là do “chân nấm” bám rất chắc vào niêm mạc lưỡi, miệng của trẻ nên nếu mẹ cố cạo bỏ hoặc cọ xát mạnh sẽ gây ra các biểu hiện như:
- Vệt tròn sưng đỏ, gây đau rát
- Xước hoặc chảy máu nhẹ
Ảnh hưởng đến trẻ: Có thể gây nhiễm trùng làm bệnh trở nên nặng hơn. Vì vậy mẹ tuyệt đối không nên cạo bỏ hoặc cọ xát mạnh vào các mảng nấm trên lưỡi của trẻ bị nấm lưỡi.
Có thể bạn quan tâm: Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Và cách phòng ngừa biến chứng
1.4 Hình ảnh bé bị nấm dẫn tới nứt, chảy máu ở khóe miệng


Biểu hiện: Da ở góc miệng của trẻ bị nấm lưỡi trở nên khô hơn, bong tróc, lâu dần sẽ xuất hiện những vết nứt đỏ
Ảnh hưởng đến trẻ: Gây đau, xót cho trẻ khi ăn uống, nói chuyện.
Lưu ý: Triệu chứng này thường xuất hiện khi nấm miệng đã ở giai đoạn nặng, nấm lây lan rộng ra toàn khoang miệng ở trẻ bị nấm lưỡi
2. Hình ảnh nấm miệng ở trẻ em theo dạng cụ thể
Đối với mỗi dạng nấm miệng cụ thể sẽ có những dấu hiệu đặc trưng riêng, mẹ quan sát để so sánh với tình trạng của trẻ.
2.1. Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ em (nấm lưỡi giả mạc)

Là dạng thường gặp nhất gồm 2 thể là cấp tính và mãn tính:
- Cấp tính: Đốm giả mạc màu hơi trắng trên nền niêm mạc đỏ, phù nề ở lưỡi, vòm miệng, má, gây rát và bỏng nhẹ.
- Mạn tính: Tổn thương ít đỏ, ít phù nề hơn nhưng lan rộng.
2.2. Hình ảnh bạch sản tăng sản lưỡi ở trẻ em

Dạng ít gặp hơn với các biểu hiện:
- Nấm phát triển thành các mảng trắng dày và cứng xếp chồng lên nhau
- Sưng đỏ niêm mạc lưỡi
2.3. Hình ảnh nấm miệng gây hồng ban ở vòm họng trẻ


Nấm miệng ở trẻ em gặp ở trẻ dùng thuốc Corticoid dạng hít hay xông đường miệng trong điều trị các bệnh hô hấp với biểu hiện:
- Các mảng trắng nên nền niêm mạc lưỡi, niêm mạc má
- Xuất hiện những vết hồng bám chắc, nổi lên trên vòm họng
2.4 Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ

Viêm lưỡi bản đồ gây mất gai lưỡi, để lộ ra những mảng nhẵn, đỏ, có viền màu trắng bao quanh tạo hình thái như bản đồ

Là bệnh lành tính, không lây nhiễm và không gây nguy hiểm cho trẻ.
- Niêm mạc lưỡi bị mất gai lưỡi, để lộ ra những mảng nhẵn, đỏ, có viền màu trắng bao quanh tạo hình thái như bản đồ
- Xuất hiện các vết nứt sâu trên bề mặt lưỡi
3. Hình ảnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh và mẹ đang cho con bú
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh có biểu hiện và cách nhận biết giống như ở trẻ lớn hơn.

Ở trẻ sơ sinh, trẻ đang bú mẹ, nấm có thể lây từ miệng trẻ sang đầu ti của mẹ trong quá trình mẹ cho con bú. Vậy nên cần quan sát cả những triệu chứng trên vú mẹ để phát hiện và điều trị ở cả bé và mẹ, tránh nấm lây nhiễm chéo, gây tái phát nhiều lần khó điều trị dứt điểm.
Biểu hiện ở mẹ bị nhiễm nấm miệng ở trẻ sơ sinh:
- Núm vú đỏ, nứt và ngứa
- Da sáng hoặc bong tróc xung quanh vú

4. Phân biệt nấm miệng và bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Đôi khi, mẹ có thể nhầm giữa nấm miệng với bệnh tay, chân miệng. Bệnh tay chân miệng có các biểu hiện khác với nấm miệng, mẹ theo dõi để phân biệt:
- Có tình trạng lở, loét miệng
- Thường kèm hồng ban, mụn nước ở lòng bàn chân, bàn tay, gối, mông…
- Có thể kèm sốt hoặc các biến chứng nặng khác về thần kinh, tim, phổi…
5. Khi nào nên đi khám bác sĩ
Nấm miệng ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nhưng dễ lây lan và tái phát, vì vậy mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi trẻ có những biểu hiện sau:
- Khi thấy các đốm trắng bất thường trong khoang miệng
- Trẻ biếng ăn, bỏ bú, hay nôn trớ không rõ nguyên nhân
- Trẻ sốt, quấy khóc không rõ nguyên nhân
Nấm miệng ở trẻ là một bệnh khá phổ biến và dễ phát hiện. Mẹ chú ý quan sát hình ảnh nấm miệng ở trẻ em và đối chiếu với biểu hiện của bé, nếu phát hiện bé bị nấm miệng mẹ nên:
- Tìm hiểu thêm về: 4 dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh để chẩn đoán bệnh chính xác
- Đối chiều với bệnh sử của con với nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ em
- Lựa chọn thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em an toàn, phù hợp nhất với trẻ
- Liên hệ với chuyên gia Dr.Papie qua hotline: 0911.225.336 để được tư vấn cách xử trí nhanh chóng, chính xác nhất.
Nhìn sợ quá ,thương các con .nhà mình đang dùng gạc dr.papie từ lúc sinh đến giờ, vệ sinh miệng hằng ngày nên con không có hiện tượng nấm trắng gì hết ,cảm ơn dr.papie
Cảm ơn mom đã luôn tin dùng gạc răng miệng Dr.Papie để vệ sinh cho bé yêu
Cho e hỏi be nha e bị V giờ mua dung có còn tác dung k ạ
Cảm ơn dược sĩ đã cho các mẹ những thông tin hữu ích. Để mẹ biết cách phòng và chữa cho con
Cảm ơn bác sĩ đã chia sẻ thông tin hữu ích cho các mẹ có thể tham khảo cho con
cảm ơn mom! Bác sĩ sẽ cung cấp nhiều thông tin bổ ích hơn trong những bài viết sau
Nấm miệng rất nguy hiểm nếu mẹ không vệ sinh răng miệng đúng cách. Nhà mình luôn tin dùng gạc drpapie.
Chào bs ạ. Con e đc 16 tháng dạo này e thấy vùng má của chau bị đốm trắng và lưỡi bị trắng có phải cháu bị nấm miệng k ạ và bôi thuốc gì ạ
Bé 3 tuổi mà lưỡi trắng có phải nấm miệng ko ạ
tư vấn giúp em với ạ
Chào Bs con em sinh được 1 tháng rưỡi r, không biết bé có bị đẹn hay không nhưng bé k chịu bú và các dạng đẹn em đã tham khảo rồi nhưng bé của e k có nhưng khi bú bé quấy khóc.
Chào mom! Việc bé bỏ bú có rất nhiều nguyên nhân và trẻ bị đẹn (tưa lưỡi, trắng lưỡi) là 1 trong những nguyên nhân gây nên tình trạng bỏ bú. Tuy nhiên, đẹn có nhiều hình thức biểu hiện khác nhau, do Dr.Papie không nhận được hình ảnh khoang miệng của bé nên không thể tư vấn kỹ hơn. Để được tư vấn mom liên hệ hotline: 0911225336
Chào bác sĩ con e bị nấm cả vùng vòm họng . Vậy bác sĩ cho hỏi có dụng cụ hay phương pháp nào rà được nấm ở sâu trong vùng vòm họng không ạ? E đeo gạc mà k thể tới được vị trí đó làm sao mà làm sạch triệt để nấm cho bé sơ sinh 2 tháng ạ
Chào mom! Việc vệ sinh sâu trong khoang miệng cho con rất khó khăn bởi có thể gây cảm giác nôn trớ, bé không hợp tác. Hiện nay chưa có dụng cụ nào để vệ sinh vào khu vực vòm họng, các bác sĩ khuyến cáo dùng gạc răng miệng rơ lưỡi và khoang miệng cho cho con hằng ngày để hạn chế sự phát triển của nấm. Việc mẹ dùng gạc răng miệng Dr.Papie đã tẩm sẵn dịch rơ lưỡi hằng ngày giúp các dịch tẩm trong gạc sẽ thấm trong khoang miệng và làm ức chế sự phát triển vi nấm xung quanh và trong khoang miệng, kiên trì tình trạng của bé sẽ cải thiện và hết. Để được tư vấn rõ hơn mom gọi tới hotline: 0911225336
Bs oi cho e hỏi. Con gái e 9t trên luoi gần cổ họng trên bề mat nổi mấy mụn màu đỏ to là bị gì vậy bs. Nuốt nước miếng đôi lúc đau tai. Mà gio dịch k đi khám đuợc . Voi lại e cũng không biết ra tiệm thuốc nói sao để nguoi ta bán thuoc cho bé uống . E mong bs tu vấn giùm e
Chào bác sĩ,con e bị nấm miệng phát hiện mấy hôm nay,có dùng gạt và thấm dung dịch nước muối sinh lý để rơ lưỡi,nhưng hiện tại nấm lan hơi nhiều trong khoan miệng của bé,e có liên hệ bên Khoa Sản chỗ e sinh thì BS bảo bé ti và vui chơi bình thường thì không cần đi khám,nhưng thấy nổi nhiều e xót quá,điều trị tại nhà bằng nước muối và vệ sinh mỗi ngày ngăn ngừa lây lan không ạ?bé vẫn vui chơi và ti bình thường,bé e ti bình và nghe theo lời dặn lúc ở bệnh viện dưới 6 tháng không dùng nước,nên sinh đến giờ hầu như k dùng đến nước lọc cho bé uống
Đầu ti mẹ mà bị lây nắm từ con thì chữa bằng cách nào vậy ạ?
Chào mom! Khi bé bị nấm miệng các vi nấm từ miệng cũng sẽ lây sang mẹ qua đường bú (trực tiếp là núm vú). Với TH này mẹ cần đến bệnh viện để được khám đánh giá mức độ nhiễm nấm và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Thường sẽ có thuốc bôi và thuốc uống (tùy mức độ). Việc chữa nấm cho mẹ và bé cần được tiến hành song song. Để chữa nấm miệng cho bé tự nhiên, an toàn mẹ hãy vệ sinh hằng ngày cho con bằng Gạc răng iệng Dr.Papie. Liên hệ hotline: 0911225336 để được tư vấn trực tiếp
Cho e hỏi.con e vào buổi tối ngủ sáng dậy e thấy có màng màng y như sữa bám bên trong cưa môi trên và môi dưới.dùng khăn lau cũng k ra.e có dùng gạc rơ dr thì hết.nhưng tối ngủ bú lại bám tiếp.như vậy con e có phải bị nấm k ak.và có cách nào hết không ak
me chào bác sĩ .bé nhà e dg bị nấm miệng nổi những vèn màu trắng .và lan cả trong cổ họng ..giờ mẹ k biết lm sao cho hết nấm trong cổ họng dk .bs có thể tư vân dk k ạ ..0343540442
Con em 8 thang bị nam lười bóng trọc trong mieng phải làm thể nào bac si