Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là việc cần thiết để khoang miệng trẻ luôn khoẻ mạnh. Tuy nhiên, cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh đúng cách như thế nào để an toàn, hiệu quả và bé dễ thoả hiệp nhất thì không phải mẹ nào cũng biết. Bài viết dưới đây, các chuyên gia của Dr.Papie sẽ hướng dẫn mẹ chi tiết 5 cách làm đơn giản và hiệu quả nhất.

Khi nào nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh
Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là cách giúp mẹ làm sạch miệng trẻ hằng ngày. Ngoài ra, nó còn giúp phòng ngừa và điều trị bệnh nấm miệng và các bệnh răng miệng khác.
Mẹ cần rơ lưỡi cho trẻ khi:
- Trẻ sử dụng sữa ngoài: Sữa dễ đóng cặn tạo môi trường tốt cho vi khuẩn, nấm phát triển. Rơ lưỡi để làm sạch khoang miệng, lưỡi, phòng ngừa nấm miệng ở trẻ.
- Lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng: Rơ lưỡi bằng gạc tẩm dịch kháng khuẩn, chống nấm để tiêu diệt, loại bỏ tác nhân gây bệnh nấm miệng.
Mẹ tìm hiểu thêm: 5 dấu hiệu trẻ bị tưa lưỡi và cách điều trị đơn giản, áp dụng ngay tại nhà
5 Cách tưa lưỡi cho bé an toàn
Dưới đây là 5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh sạch, an toàn được nhiều mẹ bỉm sữa áp dụng. Mẹ tham khảo để tiến hành thực hiện cho bé nhé!
Có thể bạn quan tâm: Trẻ bị tưa lưỡi có nguy hiểm không? Cách điều trị và chăm sóc trẻ tại nhà
1. Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý có tác dụng sát khuẩn tốt, làm sạch khoang miệng trẻ và làm dịu vùng bị tổn thương. Mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để an toàn tuyệt đối với trẻ.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 50ml nước muối sinh lý 0,9%
- Bước 2: Mẹ đeo gạc vào ngón tay trỏ, thấm vào dung dịch nước muối và rơ nhẹ nhàng miệng cho trẻ
Lưu ý: Mẹ không nên tự pha nước muối vì không đảm bảo nồng độ và an toàn cho bé.
2. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng cỏ mực
Cỏ mực có tác dụng tiêu viêm, diệt khuẩn,… phòng chống các bệnh như nấm miệng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Ngoài ra, cỏ mực còn có vị ngọt giúp bé hợp tác hơn trong quá trình rơ lưỡi.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị khoảng 50g cỏ mực, rửa sạch bằng nước muối và để ráo.
- Bước 2: Giã hoặc xay cỏ mực với 50 – 100 ml nước ấm, chắt lấy nước
- Bước 3: Mẹ đeo gạc rơ lưỡi vào ngón tay trỏ, thấm vào dung dịch trên rồi rơ nhẹ nhàng lưỡi, miệng cho bé.
Lưu ý: Khi áp dụng cách rơ sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh này, bạn cần chú ý nước cỏ mực có màu đen gây cảm giác bẩn, vì vậy nên cho bé uống vài thìa nước sau khi rơ 2 – 3 phút.
3. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ
Lá hẹ được mệnh danh là một “kháng sinh thực vật” có tác dụng kháng khuẩn tốt, chống tưa lưỡi, nấm lưỡi hiệu quả.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ (khoảng 100g), rửa sạch, làm nhỏ bằng cách giã nát hoặc xay với 1 ít nước ( khoảng 50ml nước)
- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, khuấy đều.
- Bước 3: Để nguội, chắt lấy dịch
- Bước 4: Đeo gạc vào ngón tay, thấm dịch lá hẹ và rơ nhẹ nhàng miệng cho trẻ
Lưu ý: Khi áp dụng cách tưa lưỡi cho bé này mẹ cần lưu ý lá hẹ có tác dụng nhuận tràng, gây tiêu chảy. Vì vậy, nếu thấy bé có dấu hiệu tiêu chảy sau khi sử dụng thì mẹ nên dừng phương pháp này.
4. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Rau ngót có tác dụng làm sạch, tiêu viêm và sát trùng khoang miệng, giúp loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn, nấm trên lưỡi trẻ một cách hiệu quả, an toàn. Ngoài ra, rau ngót có vị ngọt, thơm nên bé dễ chịu hơn khi rơ lưỡi.

Cách thực hiện:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 nắm lá rau ngót (khoảng 100g) đã được nhặt kĩ, rửa sạch bằng nước muối.
- Bước 2: Cho vào nồi với 1 chút muối trắng và đun sôi.
- Bước 3: Để nguội, nghiền nát và chắt lấy dịch.
- Bước 4: Đeo gạc vào ngón tay trỏ, thấm vào dịch lá rau ngót và rơ nhẹ nhàng miệng cho trẻ.
Lưu ý: Hiện nay rau ngót bị phun thuốc trừ sâu khá nhiều nên mẹ cần ngâm nước muối và rửa thật sạch trước khi rơ lưỡi cho bé.
Xem thêm: Hướng dẫn cách rơ lưỡi cho bé bằng mật ong với 4 bước nhanh nhất theo chuyên gia Dr.Papie.
5. Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng các sản phẩm nhi khoa
5.1 Cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng Denicol
Dung dịch Denicol có thành phần chính là Natri borat, thường được dùng để trị bệnh lưỡi trắng, nấm lưỡi, lở miệng, sưng lợi (nướu). Cách dùng khá đơn giản, mẹ chỉ cần sử dụng gạc rơ lưỡi thấm dung dịch Denicol và rơ lưỡi miệng cho trẻ.

Lưu ý: Cách rơ miệng cho trẻ sơ sinh bằng thuốc này, mẹ nên chọn gạc mềm để thấm dịch rơ cho bé, tránh tình trạng trẻ có thể nuốt thuốc, gây buồn nôn, tiêu chảy.
5.2 Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch Wesser
Dung dịch Wesser (thành phần chính là trà xanh và xylitol) có công dụng loại bỏ mảng bám, làm sạch miệng lưỡi cho trẻ sơ sinh. Mẹ sử dụng gạc rơ lưỡi thấm dung dịch Wesser và rơ miệng cho trẻ để khoang miệng của bé khỏe mạnh.

Lưu ý: Mẹ nên chọn gạc mềm để thấm dịch rơ cho bé.
5.3 Cách làm sạch tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gạc răng miệng Dr.Papie
Gạc răng miệng Dr.Papie (thành phần NaCl, NaHCO3, Xylitol, dịch chiết lá hẹ) có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm , làm sạch mảng bám. Gạc Dr.Papie được dùng để vệ sinh miệng lưỡi hàng ngày cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngoài ra, gạc còn được dùng để trị nấm lưỡi, nấm miệng, tưa lưỡi, cặn sữa…. cho trẻ sơ sinh.

Các bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương khuyên mẹ rơ lưỡi bằng gạc Dr.Papie cho bé vì:
An toàn với trẻ sơ sinh:
- Gạc đảm bảo vô khuẩn (được tiệt trùng 2 lần).
- Các thành phần được tẩm trong gạc an toàn, lành đối với trẻ sơ sinh.
- Chất liệu gạc là polyester mềm mại, không gây kích ứng niêm mạc miệng lưỡi bé. Ngoài ra, chất liệu polyester còn giúp gạc không bị vương sợi bông khi rơ miệng cho bé.
Hiệu quả nhanh:
- Gạc kết hợp tới 4 thành phần (NaCl, NaHCO3, xylitol, dịch chiết lá hẹ). Nhờ vậy, gạc vừa có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm, vừa có tác dụng làm sạch khoang miệng … Vì vậy, gạc Dr.Papie có hiệu quả nhanh trong việc làm sạch miệng. Ngoài ra, gạc còn hỗ trợ điều trị một số bệnh như: nấm miệng, tưa lưỡi, cặn sữa…
- Gạc dệt hình sóng nước giúp làm sạch các mảng bám, cặn sữa trên lưỡi, niêm mạc miệng bé nhanh hơn.
Tiện lợi khi sử dụng:
- Gạc được thiết kế hình ngón tay dễ dùng.
- Gạc có sẵn dịch tẩm giúp tiết kiệm thời gian chuẩn bị hơn so với gạc khô.
Lưu ý: Nên sử dụng gạc rơ lưỡi Dr.Papie hàng ngày để làm sạch cặn sữa bám lại trên lưỡi miệng cho trẻ sơ sinh.
Mẹ tìm hiểu thêm về gạc rơ lưỡi điều trị nấm miệng cho trẻ tại đây
Video cách đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh
Video cách đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gạc răng miệng Dr.Papie
Mẹ thực hiện rơ lưỡi cho trẻ theo các bước dưới đây để đạt hiệu quả tốt nhất:
- Bước 1: Chuẩn bị gạc rơ lưỡi đã tẩm sẵn dịch hoặc dịch tẩm và gạc khô thông thường
- Bước 2: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc cồn y tế để loại bỏ vi khuẩn bám trên tay mẹ
- Bước 3: Mẹ bế bé bằng 1 tay, tay còn lại đeo gạc rơ lưỡi vào ngón trỏ, thấm dịch và rơ lưỡi cho trẻ trong 2-3 phút theo thứ tự:
-
- Rơ 2 bên nướu cho bé theo chuyển động tròn
- Rơ xung quanh miệng, 2 má và vòm miệng
- Cuối cùng rơ lưỡi, nhẹ nhàng, vuốt 1 hướng từ trong ra ngoài.
Xem chi tiết: Cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ
6 Lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ:
- Mẹ rơ thật nhẹ nhàng vì niêm mạc miệng lưỡi trẻ rất mỏng và nhạy cảm.
- Tuyệt đối không cạy mảng trắng trong miệng khi trẻ bị nấm miệng.
- Không đưa ngón tay quá sâu vì trẻ dễ bị nôn trớ
- Trong khi rơ lưỡi, trẻ có thể vùng vằng, mẹ hãy dỗ dành, trò chuyện với bé để bé hợp tác hơn.
- Sau khi rơ lưỡi, 20 phút sau mới cho trẻ ăn uống để dịch tẩm phát huy tối đa tác dụng diệt khuẩn.
Giải đáp 5 thắc mắc thường gặp của mẹ khi rơ lưỡi cho con
1. Cách rơ lưỡi cho trẻ 3 tháng tuổi nào an toàn nhất?
Cách rơ lưỡi an toàn nhất cho trẻ là dùng gạc rơ lưỡi Dr.Papie. Vì khi sử dụng gạc thô thông thường, mẹ phải tự thẩm dịch. Trong quá trình ấy, vi khuẩn có thể vô tình xâm nhập vào làm tình trạng bệnh thêm nặng hơn.
Gạc Dr.Papie đã được tẩm sẵn dịch, tiệt trùng 2 lần nên hoàn toàn vô trùng, đảm bảo an toàn khi rơ lưỡi cho trẻ. Gạc được dệt bằng sợi Polyester mềm mại không gây kích ứng, không mục, mủn, để lại sợi bông trong miệng trẻ.
2. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng thuốc có tác dụng phụ không?
Trẻ có thể gặp 1 số tác dụng phụ ít gặp như nôn trớ, tiêu chảy, đầy bụng thâm chí sốt, đau đầu…Để hạn chế tác dụng phụ mẹ cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ khi điều trị cho trẻ.
3. Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là tốt nhất
Mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ ít nhất 1 lần/ ngày. Trong trường hợp trẻ đang bị nấm lưỡi, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ 3 lần/ ngày
4. Có nên áp dụng cách rơ lưỡi cho bé bằng mật ong đối với trẻ sơ sinh không?
Mẹ không nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong vì mật ong có chứa clostridium botulinum có thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé. Ngoài ra, mật ong còn chứa nhiều đường tạo môi trường thuận lợi cho vi nấm Candida phát triển nếu như mẹ lạm dụng.
5. Cách đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý có thể thay bằng nước muối tự pha được không?
Ưu tiên dùng nước muối sinh lí 0.9% để rơ lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ cũng có thể thay thế nước muối sinh lý bằng nước muối tự pha. Mẹ có thể dễ dàng pha nước muối theo tỉ lệ 9 gam muối: 1 lít nước. Cách làm này vừa tiết kiệm mà vẫn hiệu quả, an toàn cho bé.
Cách pha: Pha ½ thìa cafe muối trắng với 200ml nước ấm.
Kết luận
Trên đây là 5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả được chuyên gia khuyên dùng. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp thắc mắc.
Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
- Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
- Website: drpapie.com.vn
Mình rất lười giã các loại lá vừa lâu mà đôi khi làm không đúng cách còn hại đến sức khỏe của bé nên mình chọn gạc rơ lưỡi vừa tiện lợi lại có nhiều ưu điểm không gây rát lưỡi mà sạch tưa an toàn
Bsy cho e hỏi cách nào hiệu quả nhất đối với trẻ bị tưa nhiều ạ
Chào mom!
Rơ lưỡi để hiệu quả ngoài rơ lưỡi đúng cách như đã chia sẻ ở bài viết trên. MOm nên lựa chọn những sản phẩm tẩm sẵn nhiều dịch chiết để phát huy tốt nhất hiệu quả điều trị bệnh. Đặc biệt, sau khi rơ nên để tầm 20 phút mới cho bé uống, bú hoặc ăn.
Cảm ơn dược sỹ đa cho các mẹ những thông tin hữu ích.
Ôi các phương pháp này hay thế.mình phải áp dụng ngay với được
Sao co nhung bài báo khuyen cáo ko nen su dung cỏ mực. Hoang mang qua, vi mới làm theo su dung cỏ muc
do lần đầu mình rơ lưỡi cho bé nên chỉ đọc huớng dẫn sử dụng in trên toa nên đã chấn trực tiếp thuốc lên cây gạc và rơ cho bé, sau đó cho bé bú bình liền vì bé quấy khóc, như vậy có ảnh hưởng gì k ạ, sau khi làm xong địc lại bài viết nên mình đã rất hoang mang.