Cách sử dụng gạc rơ lưỡi cho trẻ gồm 3 bước:
- Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi rơ lưỡi cho bé
- Bước 2: Bóc gạc theo hướng dẫn ghi trên túi đựng
- Bước 3: Đeo gạc vào ngón trỏ và rơ lưỡi cho trẻ theo thứ tự
Đây là cách tưa lưỡi cho bé được nhiều chuyên gia đánh giá cao vì an toàn, hiệu quả và bé dễ thỏa hiệp nhất. Chi tiết cách làm mẹ có thể theo dõi ở video và bài viết sau đây!
Video hướng dẫn cách sử dụng gạc rơ lưỡi Dr.Papie chuẩn y tá bệnh viện
Bước 1: Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi sử dụng gạc rơ lưỡi cho bé
Mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng hoặc cồn y tế trước khi rơ lưỡi cho trẻ. Thao tác này sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn, vi nấm bám trên tay, tránh vi khuẩn vi nấm từ tay mẹ xâm nhập vào miệng trẻ.
![[Chuyên gia] Chi tiết cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 1 Vệ sinh tay sạch sẽ trước khi dùng gạc rơ lưỡi](https://drpapie.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/cach-dung-gac-ro-luoi-cho-tre-1.jpg)
Lưu ý:
- Nên rửa tay trước ít nhất 30 giây và để tay tự khô, không lau khô tay bằng khăn để hạn chế vi khuẩn bám lại lên tay.
- Ưu tiên dùng cồn sát khuẩn vì cồn có khả năng bay hơi hoàn toàn, không bị vương lại chất tẩy rửa hoá học trên tay.
- Nếu dùng xà phòng, mẹ cần rửa kỹ trong ít nhất 15s để sạch hoàn toàn chất tẩy rửa có trong bọt xà phòng.
Bước 2: Bóc gói gạc rơ lưỡi theo chỉ dẫn
Mẹ bóc gạc rơ lưỡi theo hướng dẫn trên bao bì hoặc hướng dẫn trong video của chuyên gia Dr.Papie.
Lưu ý: Nên ít chạm tay vào gạc để hạn chế sự xâm nhập của vi khuẩn từ tay hoặc đồ vật khác.
Bước 3: Đeo gạc vào ngón trỏ và rơ cho bé theo thứ tự
![[Chuyên gia] Chi tiết cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 2 cách dùng gạc rơ lưỡi là đeo gạc vào ngón trỏ](https://drpapie.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/cach-dung-gac-ro-luoi-cho-tre-2.jpg)
Mẹ bế bé lên bằng một tay và giữ ở tư thế thoải mái nhất. Sau đó, mẹ, đeo gạc vào ngón tay trỏ và rơ lưỡi cho bé theo thứ tự sau:
- Rơ 2 bên nướu: rơ nước cho bé theo chuyển động tròn, thao tác này vừa làm giảm vi khuẩn trên nướu, vừa kích thích để răng nướu phát triển tốt.
- Rơ xung quanh miệng: 2 bên má và vòm miệng, mát xa nhẹ nhàng theo chuyển động tròn.
- Rơ lưỡi: vuốt nhẹ nhàng theo 1 hướng, từ trong ra ngoài.
![[Chuyên gia] Chi tiết cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 3 cách dùng gạc rơ lưỡi](https://drpapie.com.vn/wp-content/uploads/2019/12/cac-ro-luoi-chuan-nho-drpapie.png)
Lưu ý:
- Rơ nhẹ nhàng, không chà xát mạnh vì lưỡi trẻ rất nhạy cảm và dễ tổn thương.
- Không đưa ngón tay quá sâu vì có thể gây nôn trớ cho trẻ.
- Trong quá trình rơ lưỡi, bé có thể vùng vằng không hợp tác, mẹ hãy trò chuyện, dỗ dành giúp bé thoải mái hơn.
Xem thêm: 5 cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gạc mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà
Tần suất rơ lưỡi cho trẻ thế nào là hợp lý
Đối với trẻ không bị nấm lưỡi:
Trẻ sơ sinh nên được rơ lưỡi ít nhất 1 lần/ngày
Trẻ sơ sinh chưa có khả năng tự súc miệng nên việc rơ lưỡi vệ sinh miệng cho trẻ là đặc biệt cần thiết. Mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ ít nhất 1 lần/ngày để loại bỏ sữa thừa trong miệng trẻ, tránh để sữa đóng cặn, lên men tạo môi trường cho vi khuẩn và nấm sinh sôi.
Lưu ý:
- Lưỡi miệng trẻ sơ sinh rất nhạy cảm, mẹ không nên rơ bằng gạc thô ráp vì có thể gây đau.
- Khi trẻ sơ sinh bị cặn sữa, mẹ dùng gạc rơ lưỡi rơ nhẹ nhàng cho bé, các mảng trắng cặn sữa sẽ lập tức giảm hoặc mất hẳn đi nên mẹ không cần phải lo lắng.
Trẻ đang mọc răng nên được rơ lưỡi 2 lần/ngày
![[Chuyên gia] Chi tiết cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 4 cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ đang mọc răng là 2 lần/ngày](https://drpapie.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/cach-dung-gac-ro-luoi-cho-tre-3.jpg)
Khi trẻ mọc răng, nướu (lợi) bị nứt nên dễ nhiễm khuẩn dẫn đến sưng viêm gây ngứa hoặc đau nhẹ. Vì vậy, mẹ nên dùng gạc lau lên nướu cho trẻ khoảng 2 lần/ngày để loại bỏ bớt vi khuẩn. Điều này giúp giảm tình trạng sưng viêm và “gãi ngứa” để bé dễ chịu hơn.
Lưu ý: Rơ nhẹ nhàng, tránh chạm mạnh vào răng bé đang mọc.
Trẻ có răng nhưng chưa biết đánh răng nên được rơ lưỡi 2 lần/ngày
Với trẻ chưa biết đánh răng, mẹ nên rơ lưỡi và khoang miệng cho trẻ 2 lần/ngày để loại bỏ thức ăn thừa, phòng tránh 1 số bệnh răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, nấm lưỡi… Mẹ nên thực hiện lúc trẻ mới thức dậy và trước khi đi ngủ.
Lưu ý: Mẹ nên chọn loại gạc có tẩm dịch kháng khuẩn, kháng nấm chống sâu răng, nấm miệng.
Đối với trẻ bị nấm lưỡi (3 lần/ngày)
![[Chuyên gia] Chi tiết cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 5 cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ bị nấm miệng](https://drpapie.com.vn/wp-content/uploads/2020/07/trieu-chung-nam-mieng-tre-em-1.jpg)
Đối với lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng do nấm lưỡi thì gạc rơ lưỡi có tác dụng làm sạch lưỡi, khoang miệng của trẻ đồng thời diệt tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm. Với trẻ bị nấm lưỡi, mẹ nên rơ lưỡi cho trẻ thường xuyên hơn (khoảng 3 lần/ngày) để bệnh nhanh khỏi hơn.
Lưu ý:
- Rơ thật nhẹ nhàng, không chà xát mạnh, không cố cạo mảng trắng trên lưỡi trẻ.
- Mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ sớm để được tư vấn và điều trị đúng cách.
Lưu ý khi chọn gạc rơ lưỡi cho trẻ
Niêm mạc lưỡi, miệng của trẻ rất mỏng và nhạy cảm, vì vậy, mẹ nên chọn những gạc mềm, an toàn để vệ sinh cho con.
3 Tiêu chuẩn cần có khi chọn gạc rơ lưỡi cho trẻ:
- An toàn:
- Chất liệu: Gạc được dệt từ chất liệu mềm mại để không gây kích ứng, đau miệng bé. Ưu tiên sợi Polyester vì không bị mục, mủn trong môi trường ẩm, không để lại sợi bông trong miệng trẻ so với sợi Cotton.
- Cách bào chế: Gạc được tiệt trùng, đảm bảo hoàn toàn vô khuẩn.
- Đóng gói: Mỗi gạc được đóng gói riêng trong 1 túi tránh vi khuẩn, nấm xâm nhập trước khi sử dụng.
- Hiệu quả: Gạc được tẩm sẵn dịch tẩm như nước muối sinh lí, NaHCO3 (Baking soda), dịch chiết lá hẹ, xylitol… vừa có tác dụng làm sạch khoang miệng, vừa diệt khuẩn, kháng nấm hiệu quả.
- Tiện lợi:
- Gạc được thiết kế hình ống vừa ngón tay trỏ của mẹ – tiện lợi trong quá trình sử dụng so với loại gạc quấn quanh ngón tay.
- Gạc đã tẩm sẵn dịch sẽ tiện lợi, tiết kiệm thời gian hơn so với gạc chưa tẩm dịch vì không lích kích, tốn công pha dịch tẩm.
- Mẹ tham khảo gạc rơ lưỡi cho trẻ tại đây
![[Chuyên gia] Chi tiết cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh 6 gạc rơ lưỡi Dr.Papie](https://drpapie.com.vn/wp-content/uploads/2020/09/cach-dung-gac-ro-luoi-cho-tre-5.jpg)
Lưu ý khi dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ
- Gạc chỉ dùng 1 lần, sau khi rơ lưỡi không được sử dụng lại.
- Không rơ lúc no vì trẻ dễ bị nôn trớ.
- Sau khi rơ xong thì 20-30 phút mới cho trẻ ăn uống để dịch tẩm trong gạc có thời gian phát huy tác dụng diệt khuẩn kháng nấm.
- Đối với trẻ dưới 1 tuổi, trong quá trình rơ lưỡi nên ôm ấp vỗ về liên tục, tránh làm trẻ sợ hoặc vùng vằng. Trẻ khó há miệng thì có thể thu hút trẻ cười bằng âm thanh, hình ảnh ngộ nghĩnh.
- Đối với trẻ 1-5 tuổi: Cần kết hợp hướng dẫn trẻ tự súc miệng, đánh răng.
Cách vệ sinh rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh là chìa khóa để ngăn chặn sự tấn công gây bệnh từ nấm, vi khuẩn hoặc vi trùng. Đảm bảo cho bé có sức khỏe tốt, phát triển khỏe mạnh.
Nếu cần tư vấn thêm về cách dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
- Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
- Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
Dung gac ro luoi rat tien loi va an toan
Thật tuyệt vời cảm ơn dược sỹ đã cho mẹ những thông tin thật hữu ích. Để mẹ dễ dàng trong việc chăm sóc con hơn
Cảm ơn dược sĩ đã cho mẹ bé những thông tin thật hữu ích để có thể chăm con tốt hơn ạ
Chào Mom! Cảm ơn mom theo dõi website của nhãn hàng để nhận được nhiều thông tin bổ ích cần thiết nhé.