Dấu hiệu, cách xử trí và cách phòng ngừa biến chứng sốt phát ban ở trẻ em

Biến chứng sốt phát ban ở trẻ em có thể kể đến như: Sốc, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm màng não… Tuy nhiên, số lượng trẻ bị biến chứng do sốt phát ban không cao. Chỉ cần mẹ chăm sóc đúng cách cho trẻ sốt phát ban thì bé sẽ khỏi nhanh, tránh được các biến chứng nguy hiểm.

1. 7 biến chứng sốt phát ban ở trẻ em

Các triệu chứng hay gặp khi bé bị sốt phát ban gồm: Sốt 38.5 – 39 độ C trong khoảng 3 – 5 ngày, phát ban, ho, chán ăn, quấy khóc, tiêu chảy…

Nếu không xử trí, điều trị kịp thời, sốt phát ban ở trẻ em sẽ gây ra một số biến chứng như sau:

1.1. Sốc do mất nước do sốt phát ban ở trẻ em

Biến chứng mất nước khi trẻ sốt phát ban
Trẻ sốt khiến mồ hôi, hơi nước thoát ra nhiều có thể dẫn đến sốc do mất nước

Sốt cao, toát mồ hôi nhiều, kèm tiêu chảy, nôn sẽ gây tình trạng mất nước nhanh, nhiều dẫn đến sốc là một trong những biến chứng sốt phát ban ở trẻ em.

Biểu hiện của biến chứng

  • Da khô nứt nẻ, bé khát nhiều, lượng nước tiểu ít đi hoặc màu vàng sẫm hơn là một trong những triệu chứng mẹ có thể quan sát được nếu bé bị mất nước.
  • Bé cũng có thể có biểu hiện đau đầu, khó chịu, quấy khóc hoặc mê man.

Thời gian xuất hiện: Chỉ xuất hiện sau sốt cao (trên 39 độ) kèm theo các triệu chứng nôn, tiêu chảy.

Tần suất gặp: Chỉ hay gặp ở mức độ vừa phải, mức độ nặng ít gặp.

 Cách xử trí:

  • Bù nước đúng cách cho trẻ: Nếu bé đang bú mẹ thì cho bé bú nhiều lần hơn; Nếu bé lớn hơn, có thể bổ sung thêm nước lọc, nước cam, nước ép hoa quả.
  • Nếu tình trạng không được cải thiện sau khi hết sốt vài ngày, hoặc bé rơi vào trạng thái mê man, hãy đưa bé đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

1.2. Biến chứng thần kinh trên trẻ bị sốt phát ban

biến chứng thần kinh ở trẻ sốt phát ban
Biến chứng thần kinh ở trẻ sốt phát ban khiến trẻ mêm man, rối loạn ý thức và có thể nguy hiểm đến tính mạng

Biến chứng sốt phát ban ở trẻ em xảy ra trên hệ thần kinh bao gồm: Viêm não – viêm màng não – viêm tủy cấp do virus. Tình trạng này do hiện tượng bội nhiễm gây ra.

Biểu hiện của biến chứng trên thần kinh ở trẻ sốt phát ban:

  • Khởi phát đột ngột, sốt cao đột ngột, mê man, rối loạn ý thức (hôn mê, liệt chi, liệt nửa người…)
  • Là biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ gây tử vong và để lại di chứng cao.
  • Ngoài ra còn có thể bị liệt chi dưới, rối loạn cơ vòng….

 Thời gian xuất hiện: Thường xuất hiện đột ngột ở tuần đầu tiên khi phát ban. Sau phát ban 3 -6 ngày.

 Tần suất gặp biến chứng:

  • Thường gặp trên bệnh nhân sốt phát ban do virus sởi hơn do virus Rubella.
  • Hay gặp hơn là viêm não với tỷ lệ 0.1-0.6% bệnh nhân bị sốt phát ban do virus sởi.

 Cách xử trí:

  • Trường hợp này, cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để xử lý kịp thời.
  • Đồng thời dùng các biện pháp vật lý hạ sốt cho trẻ trong quá trình đưa trẻ đến cơ sở y tế.

1.3. Biến chứng đường tiêu hóa do sốt phát ban ở trẻ em

Biến chứng đường tiêu hóa xảy ra ở trẻ bị sốt phát ban
Tiêu chảy xảy ra khi trẻ bị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa xảy ra khi bé sốt

Biến chứng sốt phát ban ở trẻ em xảy ra trên đường tiêu hóa bao gồm viêm niêm mạc miệng, hoại tử niêm mạc miệng lan ra xương hàm, viêm ruột,… Biến chứng gây ra do hiện tượng bội nhiễm một số loại vi khuẩn có hại khi bé bị sốt phát ban.

Biểu hiện của biến chứng:

  • Trẻ tiêu chảy kéo dài hoặc tiêu chảy kèm máu,….
  • Trẻ đau bụng dữ dội, khóc thét

Thời gian xuất hiện: Xuất hiện muộn sau khi vi khuẩn đã bội nhiễm và tấn công.

Tần suất gặp: Ít gặp hơn biến chứng trên thần kinh.

Cách xử trí:

  • Cần điều trị nguyên nhân gây sốt phát ban. Đồng thời tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể bằng cách bổ sung đủ nước, chất dinh dưỡng cho bé.
  • Hoặc bác sĩ có thể chỉ định thuốc chống viêm, thuốc chống virus hay kháng sinh phù hợp. Khi dùng thuốc cần tuân theo chỉ định của bác sĩ.

1.4. Biến chứng viêm thanh quản khi trẻ bị sốt phát ban

Do co thắt thanh quản hoặc do bội nhiễm (liên cầu, tụ cầu, phế cầu…) là một biến chứng sốt phát ban ở trẻ em.

Biểu hiện của biến chứng:

  • Ho, khàn tiếng, khó thở là những biểu hiện có thể gặp khi xuất hiện biến chứng viêm thanh quản.
  • Nặng hơn có thể sốt cao, ho, tím tái…

Thời gian xuất hiện: Biến chứng viêm thanh quản có thể xuất hiện sớm ở giai đoạn khởi phát hoặc xuất hiện muộn khi đã bội nhiễm.

Tần suất gặp: Thường gặp ở hầu hết trẻ bị sốt phát ban.

 Cách xử trí:

  • Hạ sốt cho trẻ bằng cách chườm ấm, chườm mát.
  • Để trẻ nghỉ ngơi thoải mái, bổ sung đủ nước cho bé. Nếu trẻ đang bú mẹ, cho bé bú nhiều lần hơn. Nếu trẻ lớn hơn, cho uống nhiều nước đặc biệt là nước cam.
  • Bất cứ can thiệp y khoa nào đều cần sự chỉ định của bác sĩ.

1.5. Biến chứng viêm phế quản ở bé bị sốt phát ban

Trẻ ho
Trẻ có thể bị do nhiễm khuẩn đường hô hấp gây ra các bệnh lý như viêm thanh quả, viêm phổi, viêm phế quản…

Biến chứng viêm phế quản gây ra do bội nhiễm khi sốt phát ban ở bé. Là một trong những biến chứng nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu trẻ bị sốt phát ban do virus sởi gây ra.

Biểu hiện của biến chứng:

  • Bé sốt và ho nhiều hơn
  • Khám phổi có ran nổ, ran rít

Thời gian xuất hiện: Xuất hiện muộn, vào cuối giai đoạn phát ban khi các nốt ban đỏ chuẩn bị lặn gần hết.

Tần suất gặp: Nếu phát hiện sớm phát ban và điều trị, tình trạng viêm phế quản không xuất hiện quá nhiều.

 Cách xử trí:

  • Tương tự viêm thanh quản. Nếu tình trạng sốt phát ban được đẩy lùi và khả năng miễn dịch được cải thiện thì viêm phế quản cũng sẽ được đẩy lùi.
  • Hoặc bác sĩ sẽ điều trị triệu chứng bằng thuốc.

1.6. Biến chứng viêm phế quản – phổi

Tương tự như các biến chứng sốt phát ban ở trẻ em xảy ra trên hệ hô hấp. Biến chứng viêm phế quản, bội nhiễm do vi khuẩn là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm phế quản – phổi.

Biểu hiện của biến chứng:

  • Có thể xuất hiện khó thở, tình trạng sốt cao quay trở lại.
  • Khám phổi có tiếng ran rít.

Thời gian xuất hiện: Xuất hiện vào thời điểm muộn, sau khi những nốt phát ban lặn.

Tần suất gặp: Ít gặp, chỉ xuất hiện khi sốt phát ban ở trẻ không được điều trị đúng cách và kịp thời.

Cách xử trí: Các biện pháp y tế cần được thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ. Vì vậy, nếu nghi ngờ bé mắc phải biến chứng viêm phế quản – phổi, hãy đưa ngay đến cơ sở y tế.

1.7. Biến chứng viêm màng não do sốt phát ban ở bé

Biến chứng viêm màng não khi trẻ bị sốt phát ban
Biến chứng viêm màng não khiến trẻ sốt cao, co giật, mêm man xảy ra khi trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn do sốt

Một trong những biến chứng sốt phát ban ở trẻ em tuy ít xảy ra nhưng rất nguy hiểm đó là viêm màng não gây ra do virus sởi hoặc do bội nhiễm vi khuẩn.

Biểu hiện của biến chứng:

  • Bao gồm viêm màng não kiểu thanh dịch hoặc viêm màng não mủ do bội nhiễm
  • Sốt cao vọt, mệt mỏi, chán ăn, mê man và có thể co giật

Thời gian xuất hiện: Xuất hiện muộn sau viêm tai, viêm xoang, viêm họng… bội nhiễm gây ra.

Tần suất gặp: Ở mức độ trung bình, có bội nhiễm xảy ra mới xuất hiện.

Cách xử trí:

  • Theo khuyến cáo và chỉ định của bác sĩ.
  • Kèm theo những biện pháp chăm sóc sức khỏe.

Cách chăm sóc trẻ khi bị sốt phát ban là rất quan trọng trong điều trị và đề phòng các biến chứng nguy hiểm. Vậy chăm sóc thế nào là đúng cách mẹ đã biết hay chưa? Dưới đây là những hướng dẫn cho mẹ khi chăm sóc bé bị sốt phát ban.

Có thể bạn quan tâm giải đáp của chuyên gia về: Sốt phát ban ở trẻ em bao lâu thì khỏi?

2. 6 cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban đề phòng biến chứng có thể xảy ra

2.1. Không cho trẻ gãi các vết ban

Không gãi các vết ban
Không để trẻ gãi các vết ban do vết ban vỡ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm vi khuẩn

Trong một số trường hợp, bé sốt phát ban đỏ gây ngứa. Khi gãi nhiều có thể gây lở, loét, nhiễm trùng làm trầm trọng hơn các biến chứng sốt phát ban ở trẻ em hoặc để lại sẹo trên da. Vì vậy mẹ nên:

  • Cắt móng tay cho trẻ, hạn chế để bé gãi gây loét.
  •  Nếu trẻ chưa nhận thức được thì có thể đeo găng tay cho trẻ.

Lưu ý: Ngoài ra có thể xảy ra tình trạngphát ban sau sốt ở trẻ em. Đối với trường gợp này mẹ vẫn cần chú ý không để bé gãi tránh để bị bị nhiễm trùng.

2.2. Giữ phòng thoáng mát khi em bé sốt phát ban

Bật điều hòa nhiệt độ để làm mát
Mẹ có thể sử dụng điều hòa nhiệt độ để làm phòng của trẻ trở nên mát mẻ.

Kiêng gió, kiêng nước khi trẻ bị sốt phát ban là quan niệm sai lầm. Mẹ cho bé ở trong phòng bí khí sẽ không tốt vì:

  • Phòng ở thông thoáng sẽ hạn chế được sự phát triển của virus, vi khuẩn có hại.
  • Phòng thông thoáng giúp giảm cảm giác khó chịu, khó thở.
  • Hỗ trợ cho quá trình hạ sốt được nhanh hơn nhờ hiện tượng truyền nhiệt.

Tuy nhiên, hạn chế cho trẻ ra ngoài gió vì cơ thể bé dễ bị mắc lạnh, những biến chứng sốt phất ban ở trẻ em xảy ra trên đường hô hấp có thể diễn biến nặng hơn gây nguy hiểm.

Xem thêm câu trả lời của chuyên gia cho câu hỏi:  Bé sốt phát ban có nên tắm không?

2.3. Hạ sốt đúng cách cho em bé sốt phát ban

Lau chườm cho trẻ
Lau chườm bằng khăn mát là phương pháp hạ sốt an toàn cho trẻ sốt dưới 38.5 độ C

Hạ sốt đúng cách không chỉ giúp hạ sốt nhanh mà còn để đảm bảo an toàn tránh được các biến chứng sốt phát ban ở trẻ em. Vì vậy, mẹ cần kiểm tra nhiệt độ thường xuyên cho trẻ để đảm bảo nhiệt độ cơ thể bé không vượt quá cao, nguy cơ xảy ra các biến chứng trên thần kinh.

  • Khi trẻ sốt nhẹ dưới 38.5 độ C: Đây là nhiệt độ sốt an toàn, ít gây biến chứng. mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt vì có thể gây tác dụng phụ lên gan, phổi… Thay vào đó, mẹ nên hạ sốt từ từ cho bé bằng các biện pháp vật lý như chườm ấm, chườm lạnh…
  • Khi trẻ sốt cao trên 38.5 độ: Nhiệt độ này có thể gây các biến chứng nguy hiểm. Mẹ nên cho bé hạ sốt nhanh bằng thuốc hạ sốt phát ban, lưu ý tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi sử dụng cho bé.

Lưu ý: Nếu bé sốt trên 39 độ C mà dùng thuốc kết hợp chườm ấm, chườm lạnh không hạ sốt được, mẹ nên đưa bé đến ngay cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Một số lưu ý khi dùng phương pháp vật lý hạ sốt cho bé:

  • Không chỉ chườm trán, mẹ nên chườm cả những vị trí có mạch máu lớn đi qua như: nách, bẹn, lòng bàn tay, lòng bàn chân…
  • Nếu chườm ấm, nhiệt độ khăn không được quá cao, thấp hơn nhiệt độ cơ thể bé khoảng 0.5 độ C là tốt nhất.
  • Nếu chườm lạnh, không để khăn chườm ở nhiệt độ quá lạnh, gây tình trạng co mạch đột ngột rất nguy hiểm.

Để tiện lợi và an toàn trong quá trình hạ sốt bằng phương pháp vật lý, bác sĩ bệnh viện Nhi Trung ương khuyên mẹ nên dùng khăn hạ sốt Dr.Papie để hạ sốt toàn thân cho trẻ do:

  • Hạ sốt hiệu quả hơn: Nguyên tắc hạ sốt bằng cách chườm lạnh toàn thân nhờ dịch chiết các loại thảo dược như bạc hà, tía tô…giúp hạ sốt nhanh phòng tránh các biến chứng sốt phát ban ở trẻ em.
  • An toàn với bé từ 0 ngày tuổi: Khăn được khử khuẩn trong quá trình sản xuất, chứa các dịch chiết thảo dược nên an toàn cho trẻ.
  • Cách sử dụng đơn giản: lấy khăn chườm trán hoặc lau toàn thân, lau nách, bẹn cho trẻ đến khi trẻ hạ sốt.

2.4. Sử dụng nước tắm thảo dược khi bé sốt phát ban đỏ

Lá khế
Lá khế là loại lá dễ kiếm, dễ chế biến thành nước tắm cho trẻ bị sốt phát ban

Một số loại thảo dược có tác dụng làm mát, kháng viêm nên được dùng để tắm cho bé trong trường hợp sốt phát ban:

  • Không chỉ hỗ trợ quá trình hạ sốt mà còn giúp các nốt ban đỏ nhanh lặn.
  • Một số loại thảo dược dùng rất tốt cho bé khi bị sốt phát ban gồm: Lá khế, kinh giới, trà xanh, trà Shan tuyết, khổ qua… Những loại thảo dược này có tính mát, chống viêm tốt giúp hỗ trợ quá trình hạ sốt.

Tuy nhiên có một số lưu ý khi tắm cho bé bằng thảo dược. Mẹ nên nhớ

  • Không tắm quá lâu: 3-5 phút là đủ. Tắm lâu bé dễ bị nhiễm lạnh, gây nguy hiểm.
  • Nơi tắm: Tắm ở nơi kín gió, không để bé tắm ở những nơi gió nhiều, gió mạnh dễ gây cảm lạnh.
  • Nhiệt độ nước tắm: Nhiệt độ nước từ 35 – 37 độ C
  • Rửa sạch thảo dược, lá tắm: Các loại lá cần được rửa sạch bằng nước muối loãng trước khi chế biến nước tắm cho bé.

2.5. Bù nước cho trẻ bị sốt phát ban

Cho trẻ sốt uống nhiều nước
Cho trẻ sốt uống nhiều nước hạn chế tình trạng mất nước dẫn đến nguy hiểm trên tuần hoàn, thần kinh,

Trẻ bị sốt cao gây chứng mất nước, dễ dẫn tới biến chứng nguy hiểm khác về tuần hoàn, thần kinh. Vì vậy mẹ nên bổ sung nước cho bé đầy đủ bằng cách:

Đối với trẻ chưa cai sữa:

  • Mẹ cho bé bú sữa nhiều lần hơn bình thường.
  • Mẹ uống nhiều nước và ăn đủ chất dinh dưỡng để bổ sung đủ chất cho bé qua đường sữa mẹ

Đối với trẻ lớn hơn:

  • Cho trẻ uống nhiều nước.
  •  Sử dụng thêm nước ép hoa quả đặc biệt là nước cam.
  • Có thể bổ sung bằng oresol đường uống hoặc bù nước qua đường truyền tĩnh mạch nhưng phải có chỉ định của dược sĩ, bác sĩ.  

2.6. Bổ sung dinh dưỡng cho bé bị sốt phát ban

Cho trẻ bị sốt ăn cháo
Mẹ nên cho trẻ ăn những đồ ăn mềm như cháo, súp để trẻ dễ tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ không chỉ giúp tăng cường thể trạng mà còn nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Nhờ đó trẻ nhanh khỏi hơn và hạn chế được các biến chứng sốt phát ban ở trẻ em.

Thức ăn nên ăn:

  • Thức ăn cung cấp protein: Trứng, sữa, thịt…. Thịt nên được xay nhỏ, nấu mềm cho bé dễ ăn. Protein có vai trò tổng hợp các loại bạch cầu, kháng thể. Bổ sung protein giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, chống lại tác nhân gây bệnh.
  • Vitamin: Nên bổ sung đầy đủ rau quả cho bé đặc biệt là các loại hoa quả chứa vitamin C (cam, bưởi..) và vitamin A (đu đủ, xoài, cà chua…). Vitamin A và vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ cơ thể bé nhanh hồi phục.
  • Khoáng chất trong rau cải, thịt động vật, trứng …cũng cần thiết để cơ thể bé được khỏe mạnh và phục hồi.

 Thức ăn nên tránh:

  • Thức ăn cứng, dai, khó tiêu hóa, khó hấp thu như: Kẹo, thịt rai, thức ăn nhiều dầu mỡ… vì có thể khiến bé chán ăn, sợ ăn.
  •  Đồ ăn cay nóng: Các loại sốt cay, đồ ăn nấu có thêm ớt… vì khiến bé nóng trong, hạ sốt chậm hơn.

Như vậy, biến chứng sốt phát ban ở trẻ có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe sau này của bé. Tuy nhiên, nếu được chăm sóc đúng cách bé sẽ mau hạ sốt, tránh biến chứng.

Biến chứng sốt phát ban ở trẻ em sẽ không có cơ hội xảy ra nếu mẹ biết cách phòng và chăm sóc trẻ. Nếu có băn khoăn hoặc chưa biết xử trí ra sao khi trẻ sốt phát ban, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được Chuyên gia Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook