Hăm tã bao lâu thì khỏi và cách chữa hăm tã nhanh nhất

Hăm tã bao lâu thì khỏi phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng bệnh và cơ địa của trẻ. Thông thường, bệnh có thể khỏi trong khoảng 3 – 5 ngày mà không cần sự trợ giúp của thuốc nếu mẹ phát hiện sớm và có phương pháp chăm sóc đúng cách. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia Dr.Papie, mẹ chú ý để hiểu và điều trị hăm tã hiệu quả nhất cho con.

Xem thêm:

1. Trẻ bị hăm tã bao lâu thì khỏi?

Hăm tã có 5 cấp độ bệnh, tương đương với biểu hiện và thời gian khỏi khác nhau. Tuy nhiên, mẹ thường không chú ý và chỉ phát hiện khi con đã bị hăm tã cấp độ 3 (cấp độ có biểu hiện rõ ràng, dễ nhận biết).

5 cấp độ hăm tã ở trẻ sơ sinh
Với mỗi cấp độ của hăm tã sẽ có thời gian khỏi bệnh khác nhau

1.1 Hăm tã cấp độ 1 – nhẹ

Đây là lúc bé bắt đầu bị hăm tã, các triệu chứng còn mờ nhạt nên mẹ ít phát hiện.

Biểu hiện:

  • Tại vị trí mặc tã, da bé có màu ửng hồng hơn so với vùng da bên cạnh, diện tích vùng da bị hăm nhỏ.
  • Trên da có thể xuất hiện mụn liti, KHÔNG có dấu hiệu bị ẩm ướt.

Thời gian khỏi: Nếu phát hiện sớm và mẹ vệ sinh da sạch, giữ da bé khô ráo, thoáng mát bé sẽ khỏi sau 2 – 3 ngày.

1.2 Hăm tã cấp độ 2

Nếu mẹ không phát hiện và chăm sóc bé đúng cách, sau khoảng 1 – 2 ngày, bé sẽ chuyển sang hăm tã giai đoạn 2. Ở giai đoạn này, bé bắt đầu thấy ngứa ngáy và thường xuyên dùng tay gãi hoặc cọ xát vùng da mặc tã.

Biểu hiện:

  • So với cấp độ 1, cấp độ 2 sẽ xuất hiện nhiều vùng da bị hăm màu ửng đỏ nằm rải rác hơn.

Thời gian khỏi: Mẹ vệ sinh và giữ da bé khô ráo, sạch sẽ, bé sẽ hết hăm sau 3-5 ngày.

1.3 Hăm tã cấp độ 3 – trung bình

Đây là giai đoạn tình trạng hăm tã của bé đã có biểu hiện rõ ràng. Bé có thể quấy khóc khi mẹ tắm hoặc thay tã, hay ngọ nguậy, khó ngủ, thậm chí cáu gắt cả ngày.

Biểu hiện: 

  • Tình trạng hăm tã bắt đầu lan rộng, vùng hăm tã ửng đỏ, đậm màu và rõ ràng hơn.
  • Các vết hăm xuất hiện nhiều và có thể nằm rải rác hay dày đặc trên da.

Thời gian khỏi: Ở giai đoạn này, cùng với việc vệ sinh da bé sạch sẽ, khô ráo, mẹ nên kết hợp sử dụng các dòng nước tắm phòng và điều trị hăm tã để bé khỏi nhanh hơn. Thời gian khỏi giao động từ 5 – 7 ngày.

1.4 Hăm tã cấp độ 4

Đây là giai đoạn tình trạng bệnh bắt đầu nặng và nguy hiểm hơn. Bé có thể thấy đau rát cả ngày, không muốn mẹ đụng đến vùng hăm, bỏ bú, bỏ ăn và mất ngủ.

Biểu hiện: 

  • Da bé xuất hiện những vết hăm ửng đỏ rõ rệt và dày đặc
  • Vị trí da bị hăm có thể bị sưng và nổi mụn sần sùi
  • Có thể xuất hiện mụn mủ.

Thời gian khỏi: Thời gian điều trị lâu hơn, kéo dài từ 1 tuần đến 2 tuần. Mẹ cần kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để việc điều trị có kết quả tốt.

1.5 Hăm tã cấp độ 5 – (bé bị hăm tã nặng)

Đây là giai đoạn trẻ hăm tã nặng nhất, có thể tiềm ẩn nguy cơ biến chứng đặc biệt là nhiễm trùng da. Bé quấy khóc và có thể bị sốt nhẹ do vùng da bị hăm gây đau.

Biểu hiện của trẻ hăm tã nặng:

  • Vùng da bị hăm lan rộng khắp vùng da bé mặc tã lót.
  • Da bé bị sưng đỏ và phù nề nặng, mụn mủ bị vỡ gây lở loét đau cho bé.

Thời gian khỏi: Giai đoạn này, việc chữa trị thường kéo dài từ 2 tuần đến cả tháng, có thể để lại sẹo thâm cho bé sau này. Mẹ nên đưa bé đi thăm khám Bác sĩ để có những phương án chữa trị kịp thời.

Tổng kết

Cấp độ 1 2 3 4 5
Thời gian khỏi (nếu điều trị đúng cách) 1 – 2 ngày 3 – 5 ngày 5 – 7 ngày 1- 2 tuần 1 tuần đến 1 tháng

2. Biến chứng của hăm tã đáng sợ hơn mẹ tưởng!

Không chỉ khiến bé ngứa ngáy, đau rát, hăm tã nếu không được điều trị kịp thời còn có nguy cơ gây ra các bệnh về nhiễm trùng da, nhiễm trùng máu, thậm chí là ảnh hưởng tới chức năng sinh sản. Các biến chứng hay gặp nhất thường liên quan đến các vấn đề về da như: Nhiễm nấm Candida và nhiễm khuẩn trên da.

2.1 Nhiễm nấm Candida

Hăm tã tạo môi trường ẩm ướt, thuận lợi cho nấm phát triển, sinh sôi nảy nở, điển hình nhất là nấm Candida. Khi nhiễm nấm Candida, vùng da của bé có mảng trắng hoặc đỏ, ngứa ngáy dữ dội và có biểu hiện viêm.

Khi nhiễm nấm Candida, vùng da của bé có mảng trắng hoặc đỏ và có biểu hiện viêm.
Khi nhiễm nấm Candida, vùng da của bé có mảng trắng hoặc đỏ và có biểu hiện viêm.

Nhiễm nấm Candida không chữa trị kịp thời gây biến chứng khác như nhiễm trùng máu rất nguy hiểm. Đặc biệt, với bé gái, nấm Candida có thể lây lan lên bộ phận sinh dục gây nấm sinh dục của trẻ.

2.2 Nhiễm khuẩn trên da

Trẻ hăm tã nặng thường xuất hiện mụn nước, mụn mủ dễ vỡ gây vết thương hở, dẫn lối để vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm khuẩn da. Khi bị nhiễm khuẩn, da của trẻ thường sưng, phù nề và đỏ tấy và rất đau, thậm chí xuất hiện mủ.

Khi trẻ có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì thời gian trị hăm tã của bé sẽ kéo dài thêm từ 5 - 7 ngày
Khi có dấu hiệu nhiễm khuẩn thì thời gian trị hăm tã của bé sẽ kéo dài thêm từ 5 – 7 ngày

Nhiễm khuẩn da không chữa trị đúng cách kịp thời sẽ gây hoại tử da và nhiễm khuẩn máu. Mẹ tuyệt đối không nên để trẻ gãi, làm vỡ mụn nước, mụn mủ khi bé bị hăm tã để tránh tình trạng nhiễm khuẩn da.

Vậy bé bị hăm tã phải làm sao? Hãy tham khảo 7 cách chăm sóc trẻ tại nhà của Dr.Papie ngay dưới đây nhé.

3. 7 Cách chăm sóc da an toàn TẠI NHÀ cho trẻ bị hăm tã

Với hăm tã cấp độ nhẹ và vừa, mẹ chỉ cần tắm cho bé đúng cách kết hợp giữ vệ sinh vùng da bị hăm sạch sẽ, khô thoáng thì bé sẽ khỏi sau 3-5 ngày.

7 cách tắm cho bé được chuyên gia Dr.papie gợi ý trong phần dưới đây là phương pháp được nhiều mẹ tin dùng nhất, đáp ứng các tiêu chí:

  • Nguyên liệu 100% tự nhiên, an toàn với da nhạy cảm của bé
  • Hiệu quả nhanh chóng
  • Nguyên liệu dễ tìm, cách thực hiện đơn giản
  • Mẹ tham khảo để chọn được phương pháp phù hợp nhất với con!

3.1. Tắm với lá trà shan tuyết

Trà shan tuyết chứa EGCG là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả
Trà shan tuyết chứa EGCG là chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da, hỗ trợ điều trị hăm tã hiệu quả

Trà shan tuyết chứa các “kháng sinh tự nhiên” có tác dụng chống lại các tác nhân gây viêm nhiễm, hăm tã ở da. Bên cạnh đó, trà Shan Tuyết còn chứa các loại vitamin, dưỡng chất, các flavonoid EGCG là các chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ da, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng hăm tã ở trẻ.

3.2. Tắm nước khổ qua

Cần chờ nước khổ qua sôi từ 5 - 10 phút để thu được hàm lượng dược chất lớn nhất trong nước tắm
Cần chờ nước khổ qua sôi từ 5 – 10 phút để thu được hàm lượng dược chất lớn nhất trong nước tắm

Mướp đắng chứa Vitamin B, vitamin C, protein, Betain có tác dụng chống viêm nhiễm, giảm ngứa, nâng cao sức đề kháng cho da khi bé bị hăm. Đun nước khổ qua cho bé tắm hàng ngày là cách điều trị hăm tã an toàn, hiệu quả được nhiều mẹ lựa chọn.

3.3. Tắm bằng lá trầu không

Trầu không có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi bé bị hăm tã
Trầu không có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, giúp ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi bé bị hăm tã

Trầu không chứa từ 0.8 – 2.4% tinh dầu có hoạt tính kháng sinh mạnh, được sử dụng để ngăn chặn, diệt vi khuẩn đồng thời giảm viêm, giảm ngứa khi bé bị hăm. Mẹ có thể sử dụng lá trầu không tươi đun nước tắm cho bé hoặc xoa trực tiếp dịch dã lá trầu không lên vùng da bé bị hăm để điều trị hăm tã cho trẻ.

3.4. Tắm bằng cây sài đất

Sài đất có tác dụng trị viêm nhiễm, mụn nhọt, làm mát da khi bé bị hăm
Sài đất có tác dụng trị viêm nhiễm, mụn nhọt, làm mát da khi bé bị hăm

Cây sài đất có chứa chlorophyll và tanin có tác dụng trị viêm nhiễm, mụn nhọt, làm mát da khi bé bị hăm. Mẹ có thể sử dụng lá sài đất tươi hoặc lá sài đất khô để nấu nước tắm cho con, tuy nhiên lá tươi có hàm lượng hoạt chất cao hơn nhiều so với lá khô.

3.5. Tắm bằng cây kinh giới

Lá kinh giới có chứa các flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da, giúp hăm tã nhanh khỏi
Lá kinh giới có chứa các flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, sát khuẩn ngoài da, giúp hăm tã nhanh khỏi

Kinh giới có chứa các flavonoid, tinh dầu tự nhiên có tác dụng chống viêm, làm sạch, sát khuẩn ngoài da. Vì vậy, kinh giới được sử dụng để trị các bệnh viêm da như hăm tã, mụn nhọt. Mẹ có thể sử dụng cây kinh giới tươi hoặc khô để nấu nước tắm hàng ngày cho trả bị hăm tã.

3.6 Tắm bằng cỏ mần trầu.

Cỏ mần trầu là loại cỏ phổ biến nước ta thường được các mẹ sử dụng để trị hăm cho con
Cỏ mần trầu là loại cỏ phổ biến nước ta thường được các mẹ sử dụng để trị hăm cho con

Cỏ mần trầu có chứa Tanin có tác dụng ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập gây nên hăm, nhiễm khuẩn da. Tắm nước cỏ mần trầu hàng ngày giúp cải thiện vùng da bị hăm của bé nhanh chóng.

Lưu ý an toàn khi tắm bằng nước lá:

  • Nguyên liệu sạch: Mẹ cần sơ chế khổ qua, lá trầu không, sài đất… với nước muối, loại bỏ hết bụi bẩn, lông tơ trước khi đun nước tắm cho bé.
  • Tắm đúng cách: Để đảm bảo da bé không bị kích ứng với thành phần nước tắm, mẹ nên thử thoa nước tắm lên 1 vùng da nhỏ trên người trẻ, sau 15 phút không thấy dấu hiệu bất thường thì tiến hành tắm toàn thân.

Nếu không có thời gian chuẩn bị nước lá (khoảng 30 phút – 1 tiếng/lần), mẹ có thể sử dụng các loại nước tắm thảo dược để điều trị hăm tã ở trẻ. Ưu điểm của nước tắm thảo dược: an toàn tuyệt đối cho trẻ (đã qua kiểm chứng), tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho mẹ, hiệu quả nhanh chóng.

3.7 Tắm nước tắm thảo dược Dr.Papie

Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie giúp mẹ chăm sóc da con dễ dàng hơn, hiệu quả hơn
Nước tắm gội thảo dược Dr.Papie giúp mẹ chăm sóc da con dễ dàng hơn, hiệu quả hơn

Nước tắm thảo dược Dr.Papie là dòng nước tắm đầu tiên đi đầu trong việc cung cấp  “kháng sinh thực vật” cho da trẻ, hỗ trợ điều trị hiệu quả tình trạng hăm tã ở trẻ nhỏ. Sản phẩm được rất nhiều y tá ở bệnh viện Phụ sản TW và bệnh viện Nhi TW tin dùng nhờ những ưu điểm vượt trội như:

An toàn tuyệt đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ:

  • Thành phần 100% từ thảo dược tự nhiên, nguồn dược liệu sạch, đã được chứng nhận hữu cơ của Châu  u
  • Không xà phòng, không chất tẩy rửa, không cay mắt bé.
  • Không gây kích ứng da bé: Dr.papie kiểm soát nguyên liệu đầu vào, lọc li tâm loại bỏ lông sâu, lông tơ và những thành phần có thể gây kích ứng cho da bé.

Cách sử dụng đơn giản với 3 bước:

  • Bước 1: Pha với tỉ lệ 2,5 ml Dr.Papie với 5 Lít nước sạch.
  • Bước 2: Tắm, gội, rửa mặt mát xa cho bé.
  • Bước 3: Lau lại bằng khăn khô, không tráng lại bằng nước thường.

Hỗ trợ phòng và điều trị hiệu quả hăm tã ở trẻ (tốt hơn so với tắm nước lá):

  • Dr.papie chứa dịch chiết: Trà Shan tuyết, kinh giới, mướp đắng, trầu không, sài đất… chứa nhiều “kháng sinh tự nhiên”, acid amin, vitamin, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, tăng sức đề kháng, phục hồi nhanh chóng vùng da bị hăm tã.
  • Chiết suất ở nhiệt độ thấp, giữ được nhiều nhất kháng sinh thực vật, hiệu quả tốt hơn so với tắm nước lá (nước lá đun ở nhiệt độ cao làm giảm tác dụng của dược liệu).

Sử dụng nước tắm Dr.Papie bao lâu thì khỏi:

  • Bé bị hăm tã nhẹ sau khoảng 2-3 ngày sẽ khỏi.
  • Bé bị hăm tã vừa sau khoảng 3 -7 ngày sẽ khỏi tùy cơ địa và mức độ bệnh.
  • Bé bị hăm tã nặng mẹ nên kết hợp sử dụng các loại thuốc trị hăm đặc trị và tắm rửa vệ sinh vùng da hăm hàng ngày bằng Dr.Papie. Thời gian khỏi bệnh phụ thuộc vào tình trạng hăm và đáp ứng của trẻ với phương pháp điều trị.

Ngoài sử dụng các bài thuốc trị hăm ở trên, việc vệ sinh chăm sóc da và một số mẹo nhỏ khác góp phần quan trọng thúc đẩy quá trình khỏi bệnh, giảm thiểu biến chứng và  rút ngắn thời gian điều trị cho bé.

Xem thêm:

4. Xử lý như thế nào khi trẻ bị hăm tã?

4.1 Vệ sinh thường xuyên cho trẻ

Vệ sinh thường xuyên giúp rửa trôi vi khuẩn, vi rút, ổn định nhanh chóng tình trạng hăm tã ở trẻ. 2 bước đơn giản khi vệ sinh cho trẻ bị hăm tã:

  • Rửa sạch vùng bị hăm bằng nước muối ấm hoặc nước tắm thảo dược.
  • Lau khô da nhẹ nhàng bằng khăn sạch, mềm

4.2 Dừng sử dụng tã bỉm cho trẻ trong trường hợp bé bị hăm tã nặng

  • Trong trường hợp bé bị hăm tã quá nặng (giai đoạn 4, 5), mẹ nên dừng dùng tã bỉm cho bé để tạo sự thông thoáng cho vùng bị hăm, giúp bé nhanh khỏi hơn.
  • Trường hợp cần thiết phải dùng bỉm, nên thay tã bỉm cho con sau khoảng 4 giờ mặc. Chú ý: trước khi mặc tã bỉm, mẹ cần giữ da bé khô ráo thoáng mát.

4.3 Đưa trẻ đến gặp bác sĩ để có phương án điều trị phù hợp

Khi bị hăm nặng (giai đoạn 4, 5) đồng nghĩa với việc da của trẻ có nguy cơ bị viêm nhiễm, nhiễm trùng rất nguy hiểm. Mẹ nên đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để có được phương án chữa trị phù hợp và kịp thời nhất.

Với câu hỏi: Hăm tã bao lâu thì khỏi? sẽ không có câu trả lời cụ thể, vì phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tình trạng bệnh, cơ địa bé và cách chăm sóc của mẹ… Mẹ cần chú ý quan sát biểu hiện của bé để có phương pháp điều trị phù hợp, giúp bé khỏi nhanh nhất, tránh các biến chứng nguy hiểm về sau.

Nếu mẹ đang còn hoang mang, lo lắng không biết xử trí ra sao khi con bị hăm tã, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chính xác, nhanh chóng nhất!

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội

Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336

Website: drpapie.com.vn

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook