Trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy có nguy hiểm không? Và cần làm gì để đề phòng biến chứng

Trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy là tình trạng thường gặp và không nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời. Mẹ cần lưu ý: tình trạng này để lâu sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho con như: co giật, sốc do mất nước, hôn mê… Vì vậy, ngay khi trẻ có triệu chứng trên, mẹ cần thực hiện những điều sau để bé khỏi bệnh nhanh, đề phòng biến chứng!

1. Nguyên nhân trẻ bị sốt siêu vi kèm tiêu chảy

Đầu tiên, mẹ cần hiểu: Sốt siêu vi là tình trạng sốt do bị nhiễm các loại virus (siêu vi trùng), điển hình nhất là: virus Rhinovirus, Coronavirus, Enterovirus, Adenovirus, Virus cúm… Mỗi loại virus sẽ gây ra những triệu chứng bệnh khác nhau. (mẹ có thể xem chi tiết về nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em tại đây)

Virus Rotavirus là virus khiến trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy
Rotavirus có thể đi xâm nhập vào đường tiêu hóa gây lên triệu chứng sốt tiêu chảy ở trẻ em

Tiêu chảy là triệu chứng thường gặp khi trẻ sốt siêu vi. Nguyên nhân của tình trạng này là do trẻ bị nhiễm siêu vi có virus gây tiêu chảy Rotavirus, chủng Norovirus hoặc bị chất độc của một số virus làm tổn thương niêm mạc ruột.

  • Trẻ nhiễm virus Rotavirus: Là 1 chủng virus gây tiêu chảy cấp nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Loại virus này bám dính vào niêm mạc ruột gây tổn thương nhung mao, dẫn đến cản trở hấp thu nước điện giải, bất dung nạp lactose tạm thời gây tiêu chảy.
  • Trẻ nhiễm chất độc của 1 số loại virus: Chất độc này làm tổn thương niêm mạc ruột, gây tăng xuất tiết đường tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy.

Xem thêm:

2. Trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy có nguy hiểm không?

Mẹ thắng mắc trẻ bị sốt siêu vi có nguy hiểm không nếu mắc kèm thêm cả tiêu chảy? Trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy không quá nguy hiểm, tuy nhiên, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến các biến chứng như:

Trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy thường sút cân, cha mẹ cần kiểm tra cân nặng thường xuyên cho trẻ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp
Trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy thường sút cân, cha mẹ cần kiểm tra cân nặng thường xuyên cho trẻ để có chế độ dinh dưỡng phù hợp
  • Lờ đờ, mệt mỏi, trụy tuần hoàn: Đây là biến chứng có thể xảy ra nếu trẻ bị sốt siêu vi kèm tình trạng tiêu chảy cấp. Lúc này, trẻ bị mất nước, rối loạn điện giải gây ra biến chứng trên.
  • Sút cân, suy dinh dưỡng: Nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài, khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng giảm, cơ thể thiếu chất, bé sẽ sụt cân nhanh.
  • Nhiễm trùng đường ruột: Tiêu chảy có thể gây rối loạn đường ruột, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng đường ruột.

Vì vậy, ngay khi trẻ bị sốt siêu vi kèm tiêu chảy, mẹ cần có phương pháp điều trị đúng cách, kịp thời cho trẻ.

Có thể mẹ quan tâm: Trẻ bị sốt phát ban đi ngoài: Nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm

3. Chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy đúng cách tại nhà

Hiện nay, sốt siêu vi kèm tiêu chảy chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thể hỗ trợ bằng cách tăng cường sức đề kháng, bù nước điện giải…

Cùng với đó, Bác sĩ khuyên mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng và hạ sốt cho con để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm.

3.1. Bù nước đúng cách cho trẻ

Trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy dẫn đến nguy cơ sốc vì mất nước (do quá trình đào thải nước qua mồ hôi, qua nước tiểu và phân nhiều hơn gấp nhiều lần bình thường). Vì vậy, bù nước đúng cách là điều quan trọng nhất mẹ phải thực hiện trong trường hợp này.

Có nhiều cách để mẹ bù nước cho con, cách đơn giản nhất là cho con uống Oresol, nước hoa quả, nước cháo, nước sữa, nước lọc…

Bạn có thể tham khảo thêm 8 loại nước uống dễ kiếm, an toàn dành cho trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy do chuyên gia Dr.Papie tổng hợp.

3.1.1 Hướng dẫn cách sử dụng Oresol bù nước cho trẻ

Oresol giúp bù nước khi trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy
Cho trẻ uống Oresol 2 lần/ngày để bù nước và điện giải khi bị sốt siêu vi tiêu chảy

Oresol vừa cung cấp nước, vừa cung cấp các chất điện giải để bù lại lượng đã mất khi trẻ bị tiêu chảy.

  • Loại Oresol nên dùng, dễ uống cho trẻ: Oresol có rất nhiều loại, mẹ nên chọn loại có vị hoa quả như cam, chanh leo, chanh, dâu tây có mùi thơm dễ chịu để con thích uống hơn.
  • Cách dùng Oresol: Pha 1 gói Oresol với 200ml nước đun sôi để nguội. Sau khi pha xong nên cho trẻ uống luôn. Để bù nước khi trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy, mỗi ngày cần cho trẻ uống 2 gói Oresol
  • Lưu ý:
    • Không tự ý tăng/giảm liều dùng: Oresol chỉ phát huy đúng tác dụng khi được sử dụng đúng liều (theo hướng dẫn trên vỏ hộp hoặc tư vấn của Dược sĩ).

3.1.2 Hướng dẫn bù nước cho trẻ bằng nước hoa quả

Nước hoa quả vừa giúp bổ sung nước đồng thời bổ sung nhiều loại vitamin dưỡng chất giúp nuôi dưỡng, tăng sức đề kháng cho bé.

Nước cam vừa giúp trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy bù nước vừa bổ sung vitamin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại virus
Nước cam vừa giúp trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy bù nước vừa bổ sung vitamin giúp trẻ tăng cường sức đề kháng chống lại virus
  • Loại nước hoa quả nên dùng: Nước cam, nước ép nho, nước gừng, nước dừa, nước dưa hấu. Đây là các loại hoa quả có mùi thơm, dễ uống nhất với trẻ.
  • Cách dùng: Mẹ nên cho trẻ uống 2 lần/ngày, mỗi lần 1 cốc nhỏ khoảng 150 – 200ml.
  • Lưu ý:
    • Hoa quả phải đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng bé ăn phải quả có phun thuốc bảo vệ thực vật, hóa chất độc hại làm nặng hơn tình trạng tiêu chảy.
    • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày cho trẻ: Đối với nước lọc, nước sữa, nước cháo mẹ nên cho trẻ uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần 1 lượng nhỏ để bé không bị nôn, trớ.

3.2. Chế độ ăn cho trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy

Chế độ dinh dưỡng phù hợp giúp cải thiện tình trạng sức khỏe và nâng cao sức đề kháng cho trẻ. Dưới đây là những lưu ý về chế độ ăn dựa vào độ tuổi của bé, mẹ tham khảo và áp dụng đúng cho con.

Trẻ dưới 6 tháng tuổi

(thường chưa ăn dặm)

Trẻ trên 6 tháng tuổi

(trẻ đã ăn dặm)

Với trẻ bú sữa mẹ: Cho trẻ bú thường xuyên. Lưu ý: mẹ cần bổ sung sữa, hoa quả, chất dinh dưỡng để đủ sữa cho con

Với trẻ dùng sữa ngoài: Cho trẻ bú sữa đủ với lượng khuyến cáo phù hợp với tháng tuổi và cân nặng của con.

Lưu ý: Nên chia làm nhiều lần nhỏ trong ngày, tránh dùng sữa pha quá lâu.

Với trẻ chỉ ăn cháo bột: Nên cho thêm các loại rau củ quả, thịt… khi nấu cháo cho trẻ.

Với trẻ đã biết ăn cơm: Chọn các thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa, chế biến ở dạng hấp hoặc luộc. Bổ sung thêm các loại hoa quả và sữa ăn dặm.

Lưu ý: Nên cho con ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi lần 1 lượng nhỏ, có thể cho trẻ dùng siro ăn ngon, hỗ trợ tiêu hóa

Mách mẹ: 5 cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em được các chuyên gia khuyên dùng.

Ngoài ra mẹ cần phải chú ý trẻ bị sốt siêu vi không nên ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi bệnh.

3.3. Hạ sốt cho trẻ khi cần thiết

Bé bị nhiễm siêu vi thường sốt thành cơn, chính vì vậy mẹ phải theo dõi nhiệt độ của bé thường xuyên bằng cách quan sát biểu hiện của bé kết hợp dùng nhiệt kế 2 giờ/ lần.

Tùy thuộc vào nhiệt độ mà cách hạ sốt sẽ khác nhau, thông thường, sốt được chia làm 2 loại: Sốt dưới 38.5 độ C và sốt trên 38.5 độ C.

3.3.1 Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C – CHƯA DÙNG thuốc hạ sốt

Theo khuyến cáo của chuyên gia, trẻ sốt dưới 38. 5 không nên dùng thuốc hạ sốt. Thay vào đó, mẹ nên dùng các cách khác hạ sốt khác để an toàn hơn cho con, mẹ nên tham khảo 2 cách hạ sốt dưới đây:

  • Cách 1: Dùng khăn hạ sốt (khăn mềm có tẩm dịch hạ sốt) để lau toàn thân cho bé, đặc biệt là các vùng trán, nách, cổ, bẹn… Cách hạ nhiệt này được nhiều mẹ thông thái lựa chọn vì vừa giúp bé cảm giác thoải mái, dễ chịu, vừa giúp hạ nhiệt nhanh và an toàn cho bé.
  • Cách 2: Dùng khăn ấm lau chườm ở các vùng như: trán, nách, cổ, bẹn. Khoảng 15 phút lau 1 lần cho tới khi trẻ hết sốt. Đây là cách hạ nhiệt an toàn, hạ nhiệt từ từ, tuy nhiên trẻ có thể không hợp tác, quấy khóc do nước ấm làm bé cảm giác nóng, không thoải cho con.

Bác sĩ của bệnh viện Nhi Trung Ương hướng dẫn cách chườm ấm hạ sốt đơn giản cho trẻ

Lưu ý:

  • Nới lỏng quần áo, mặc đồ thoáng mát có khả năng thấm hút mồ hôi tốt.
  • Không dùng miếng dán hạ sốt: Nhiều mẹ có thói quen dùng miếng dán hạ sốt cho con, tuy nhiên Tổ chức Y tế Thế giới WHO đã khuyến cáo tác dụng hạ sốt của miếng dán hạ sốt rất hạn chế, gần như không có tác dụng khi bé sốt cao.

3.3.2 Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C – CẦN DÙNG thuốc hạ sốt

Bé sốt ở nhiệt độ này, bác sĩ khuyên mẹ nên cho trẻ uống thuốc hạ sốt kết hợp với các phương pháp khác để hạ sốt nhanh cho trẻ.

Thuốc hạ sốt thường được khuyên dùng cho trẻ là dạng siro, hỗn dịch, bột pha… có hoạt chất Paracetamol hoặc Ibuprofen.

Lưu ý: Thuốc có nhiều tác dụng phụ không tốt cho trẻ. Vì vậy, mẹ cần tham khảo tư vấn của Dược sĩ, Bác sĩ trước khi sử dụng cho trẻ.

3.4. Phòng tránh lây nhiễm sốt virus cho người thân và tái nhiễm cho trẻ

Sốt siêu vi lây nhiễm qua đường hô hấp, dịch tiết đường hô hấp, một số trường hợp lây truyền qua phân và nước tiểu. Do đa dạng về con đường lây nhiễm nên sốt siêu vi dễ lây truyền và bùng phát thành dịch.

Cách phòng tránh lây nhiễm sốt siêu vi:

  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước và sau khi chăm sóc con.
  • Nên cho trẻ ở trong phòng riêng, hạn chế tiếp xúc với mọi người.
  • Không dùng chung đồ dùng cá nhân như khăn mặt, bát đũa, cốc… của trẻ với mọi người xung quanh.
  • Hạn chế cho trẻ chơi, ngậm đồ chơi, nếu trẻ đã sử dụng đồ chơi trong lúc bị bệnh thì mẹ phải vệ sinh sạch sẽ đồ chơi.
  • Nên dùng tã cho trẻ và xử lý tã bỉm riêng (nên cho vào túi).

4. 6 dấu hiệu cảnh báo cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay

Đi ngoài 8 lần/ngày là một dấu hiệu cảnh báo khi trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy
Đi ngoài 8 lần/ngày là một dấu hiệu cảnh báo khi trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy

Các triệu chứng tiêu chảy kèm theo sốt siêu vi thường cấp tính và khỏi sau 2-3 ngày trong trường hợp nhẹ. Trong trường hợp bệnh nặng hơn, mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ khi có 1 trong các triệu chứng sau đây:

  • Trẻ đi ngoài trên 8 lần/ngày
  • Trẻ đi ngoài có lẫn máu
  • Trẻ đi ngoài kèm nôn mửa
  • Trẻ bỏ ăn
  • Trẻ nằm li bì, ngủ mơ màng hay giật mình
  • Trẻ quấy khóc dữ dội (vì có thể con đang rất đau bụng nên mẹ cần đưa con đi bệnh viện kiểm tra ngay)

Ngoài các triệu chứng điển hình trên thì các triệu chứng không điển hình của sốt siêu vi khiến mẹ dễ bỏ qua có thể dẫn đến nhiều hậu quả về sau. Mẹ them khảo thêm bài viết 8 triệu chứng trẻ sốt siêu vi dễ bị bỏ qua để biết các phòng tránh các biến chứng của sốt siêu vi hiệu quả.

Trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy không nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Nếu còn đang băn khoăn chưa biết xử trí thế nào khi trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy, mẹ có thể liên hệ với Chuyên Gia Dr.Papie tư vấn cách điều trị an toàn, hiệu quả nhất cho bé!

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook