Trẻ bị sốt siêu vi không nên ăn gì và cách chăm sóc như thế nào để trẻ nhanh khỏi nhất? Băn khoăn này của mẹ sẽ được chuyên gia Dr.Papie giải đáp chính xác trong bài viết dưới đây.
Có thể bạn quan tâm: 6 nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em và 3 cách phòng đơn giản
1. Trẻ bị sốt siêu vi không nên ăn gì?
Bảng: Tóm tắt 6 loại thực phẩm cần tránh với trẻ sốt siêu vi
Loại đồ ăn |
Lý do không nên ăn |
Gây tăng nhiệt độ cơ thể do nhiều protein. |
|
Gây tăng nhiệt độ cơ thể. |
|
Đồ ăn sống, thức ăn chưa nấu chín kỹ |
Có thể chứa vi khuẩn, dễ gây tiêu chảy |
Nhiều đường làm bạch cầu bị kém hoạt động => bệnh lâu khỏi. |
|
Làm triệu chứng ho, sổ mũi của sốt diễn biến nặng hơn do nhiễm lạnh. |
|
Gây khó tiêu do hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoạt động bình thường. |
|
Có thế gây đau ở cổ họng khi nhai nuốt, khó hấp thu. |
***Lưu ý: Nếu băn khoăn về danh sách trên, mẹ có thể tham khảo lý giải chi tiết của chuyên gia Dr.Papie trong phần dưới đây.
1.1. Trứng

Trứng chứa rất nhiều protein. Sau khi lượng protein đi vào cơ thể sẽ tạo ra một nhiệt lượng lớn khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên khiến bé sốt cao và lâu khỏi hơn. Vì vậy, mẹ cần hạn chế tối đa việc cho trẻ ăn trứng trong thời gian sốt siêu vi.
1.2. Đồ ăn cay

Các loại đồ ăn cay, nóng làm tăng chuyển hóa trong thể sinh ra nhiều nhiệt lượng. Nếu trẻ bị sốt siêu vi ăn đồ ăn cay có thể bị sốt cao và lâu khỏi hơn. Vì vậy, trong thực đơn cho trẻ bị sốt siêu vi tốt nhất là mẹ không cho các gia vị cay nóng (tỏi, ớt, hạt tiêu…) vào.
Ngoài ra, mẹ cũng nên hạn chế nấu đồ ăn cần chấm tương ớt để đảm bảo trẻ không đòi ăn cay trong giai đoạn này.
1.3. Đồ ăn sống, thức ăn chưa nấu chín kỹ
Mẹ cần loại bỏ thức ăn sống, chưa nấu chín kỹ ra khỏi thực đơn cho trẻ bị sốt siêu vi do chúng có chứa nhiều vi khuẩn E.coli, Salmonella có thể khiến trẻ bị sốt siêu vi tiêu chảy thậm chí có thể gây ngộ độc thực phẩm.
Thức ăn chưa chín kỹ cũng khiến hệ tiêu hóa của bé phải hoạt động mạnh để tiêu hóa. Vì vậy, khi bé bị sốt siêu vi, mẹ nên cho bé ăn chín, uống sôi để tình trạng bệnh không nặng hơn.
1.4. Nước uống chứa nhiều đường

Hệ miễn dịch bị ảnh hưởng khi ăn nhiều đường. Tiến sĩ Sulapas – Đại học y khoa Baylor, Houston đã giải thích: Lượng đường tăng cao làm các tế bào bạch cầu bị ức chế, hệ miễn dịch từ đó bị suy yếu khiến tình trạng bệnh diễn biến nặng và lâu khỏi hơn.
Vì vậy, mẹ nên hạn chế cho bé ăn kẹo, uống nước ngọt khi bị sốt siêu vi. Nếu trẻ đòi, mẹ có thể cho bé ăn đồ ăn có vị ngọt tự nhiên, ít đường như: nước dừa, nước ép hoa quả…
1.5. Đồ ăn lạnh hoặc nước đá

Đồ ăn lạnh và nước đá không hề có tác dụng hạ sốt mà lại dễ khiến trẻ bị viêm họng, viêm thanh quản. Vì vậy, mẹ nên:
- Hâm nóng đồ ăn, sữa trước khi cho trẻ ăn.
- Không sử dụng nước đá, nước lạnh để cho trẻ uống hay pha thuốc.
1.6. Đồ ăn chiên rán, chứa nhiều chất béo

Khi bị sốt hệ tiêu hóa của bé sẽ bị yếu đi, trong khi đó các đồ chiên rán chứa nhiều cholesterol dễ khiến trẻ bị đầy bụng, khó tiêu. Mẹ nên nấu các món canh, súp hoặc chiên không dầu để cho bé ăn trong giai đoạn này.
1.7. Đồ ăn quá cứng (đồ ăn giòn, hoa quả: táo, lê)

Khi bị sốt siêu vi, cơ thể bé sẽ mệt mỏi và lười ăn. Nhiều bé còn bị đau họng và khó nuốt nhất là với các thức ăn cứng. Vì vậy, mẹ nên cho bé ăn đồ ăn dễ nuốt như cháo, nước ép hoa quả để bé “chịu khó” ăn hơn, đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể nhanh phục hồi.
Xem thêm: Trẻ bị sốt siêu vi bao lâu thì khỏi? 3 dấu hiệu trẻ sắp khỏi sốt siêu vi
2. Lưu ý về chế độ ăn cho trẻ bị sốt siêu vi
Ngoài việc hạn chế 1 số đồ ăn không phù hợp, mẹ cần lưu ý về chế độ ăn phù hợp cho trẻ bị sốt siêu vi:
- Bổ sung nước, điện giải cho trẻ: Nên cho trẻ uống oresol, nước cơm, nước ép trái cây.
- Thực phẩm nên ăn cho trẻ bị sốt siêu vi
- Dạng thức ăn: Cho trẻ ăn thức ăn dạng lỏng như cháo, các loại súp rau củ nấu kỹ với thịt (gà, lợn, bò).
- Thức ăn giàu protein: Các loại thịt, đậu phụ, sữa non, sữa công thức.
- Thức ăn có nhiều chất xơ: Các loại rau củ nấu kỹ.
3. Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi

Ngoài việc cho trẻ sử dụng một chế độ ăn khoa học, tránh các thực phẩm không tốt thì mẹ cũng nên trang bị cho mình kiến thức về những thức nên làm và không nên làm khi chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi:
Nên |
Không nên |
Bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng, nên chia thành các bữa nhỏ cho trẻ Cho bé ăn những loại thức ăn mềm dễ nuốt (cháo, sữa, súp). |
Không nên ép trẻ ăn quá nhiều trong 1 bữa vì dễ gây nôn |
Dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C để hạ sốt nhanh, hạn chế biến chứng nguy hiểm Dùng khăn lau hạ sốt để hạ sốt an toàn khi trẻ sốt dưới 38.5 độ hoặc lau kết hợp sau khi trẻ uống thuốc hạ sốt để bé hết sốt nhanh hơn. |
Không nên dùng thuốc hạ sốt khi trẻ bị sốt dưới 38.5. |
Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng riêng để khỏi sốt nhanh, hạn chế lây nhiễm cho người xung quanh. |
Hạn chế bé chạy nhảy, nô đùa hoặc tiếp xúc với nhiều người. |
Mặc quần áo thoáng mát, dễ thấm mồ hôi. Ưu tiên chất liệu cotton, Viscose… |
Không nên mặc quần áo kín, dày, bí bách. |
Tắm cho trẻ với nước ấm 35 – 38 độ C Tắm nhanh trong khoảng 5 phút, tắm trong phòng kín, lau khô sau khi tắm |
Không nên tắm cho trẻ trước quạt hoặc trước gió. |
Trong quá trình chăm sóc, bạn cần nắm rõ được các triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em để biết khi nào trẻ có biểu hiện nặng, khi nào trẻ khỏi bệnh để có biện pháp chăm sóc và thực đơn ăn uống phù hợp.
Sốt siêu vi nếu được chăm sóc đúng cách bé sẽ khỏi bệnh sau khoảng 5 – 7 ngày. Ngoài việc tìm hiểu trẻ bị sốt siêu vi nên kiêng gì, mẹ nên tham khảo thêm về cách chữa sốt siêu vi ở trẻ em để biết cách chăm sóc khoa học, hiệu quả nhất cho bé.
Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng bệnh của bé, mẹ hãy liên hệ hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp chính xác nhất.
Bài viết rất hữu ích. Cảm dược sỹ nhiều ạ