Có nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm? Nên dán miếng dán hạ sốt vào đâu an toàn nhất

Sau khi tiêm phòng, nhiều trẻ bị sốt cao đồng thời bị sưng tấy tại vị trí bị tiêm. Nhiều mẹ có suy nghĩ dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm thì trẻ sẽ hết sưng, mau hạ sốt. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, điều này có thể cản trở tuần hoàn, nhiễm trùng tại vị trí tiêm cùng nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Để hiểu rõ hơn có nên dùng miếng dán hạ sốt dán vào chỗ tiêm? Mẹ hãy tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!

1. KHÔNG nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm

Vết tiêm trên tay trẻ
Dán miếng dán hạ sốt lên vết tiêm tiềm ản nhiều nguy cơ cho bé

Miếng dán hạ sốt  rất được các bà mẹ tin dùng hiện nay mỗi khi bé sốt. Mẹ băn khoăn rằng có nên dán cao hạ sốt vào chỗ tiêm? Có thể nhiều mẹ nghĩ rằng trẻ bị sốt do tiêm phòng nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm (vùng da bị tổn thương sau tiêm) là hiệu quả nhất. Tuy nhiên, điều này có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như:

1.1. Cản trở tuần hoàn máu tại chỗ tiêm

Việc dán miếng dán hạ sốt vào vị trí tiêm sẽ làm các mạch máu ở vị trí này bị chèn ép, gây cản trở tuần hoàn máu. Máu có nhiệm vụ vận chuyển cung cấp Oxi và chất dinh dưỡng nuôi các mô, huy động tiểu cầu đến bịt kín vị trí tổn thương.

Mạch máu bị cản trở sẽ làm giảm khả năng vận chuyển này, giảm yếu tố tăng trưởng khiến vết tiêm lâu lành hơn. Thậm chí có thể dẫn tới tình trạng hoại tử tại vị trí tiêm

1.2. Có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng

Trong một số ít trường hợp có thể dẫn tới tình trạng nhiễm trùng tại chỗ tiêm dán miếng dán hạ sốt do:

  • Môi trường “bí hơi”, các tế bào chết không được loại bỏ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, có thể dẫn tới nhiễm trùng nhẹ.
  • Tuần hoàn chỗ tiêm bị hạn chế làm giảm cung cấp các yếu tố miễn dịch như bạch cầu, kháng thể. Vì vậy vi khuẩn dễ phát triển do giảm yếu tố tiêu diệt.

Nếu thấy vết tiêm có dấu hiệu nhiễm trùng như mưng mủ, chảy nước thì bạn tuyệt đối không được dán miếng dán hạ sốt, vì nó sẽ làm tình trạng nhiễm trùng nặng hơn.

1.3. Cản trở việc vệ sinh vết tiêm

Vết tiêm không được vệ sinh thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, nấm phát triển, đồng thời gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ gãi nhiều dẫn đến tổn thương.

Chính vì vậy việc làm sạch, vệ sinh vết tiêm là cần thiết để vết tiêm mau lành, giúp phòng ngừa viêm, nhiễm trùng. Bịt kín chỗ tiêm bằng khăn lau hạ sốt khiến khó vệ sinh vị trí này.

2. Vậy cần làm gì với vết tiêm của trẻ?

trẻ tiêm phòng
Việc bịt kín vết tiêm cho trẻ có thể giúp mẹ thấy an tâm hơn nhưng thực tế lại không hề tố

Mẹ đã biết có nên dùng miếng dán hạ sốt dán vào chỗ tiêm? Việc bịt kín vết tiêm cho trẻ có thể giúp mẹ thấy an tâm hơn nhưng thực tế lại không hề tốt. Mẹ nên để vết tiêm được thông thoáng và vệ sinh vị trí tiêm hàng ngày cho trẻ.

Cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Sát khuẩn tay của mẹ sạch để loại bỏ vi khuẩn, tránh vi khuẩn từ tay mẹ truyền vào vết thương của bé. Nên sử dụng xà phòng hoặc cồn y tế để sát khuẩn.
  • Chuẩn bị 1 thau nước muối loãng và khăn mềm.
  • Nhúng khăn vào nước muối, vắt nhẹ rồi lau vết thương cho bé.

Lưu ý: Mẹ nên lựa chọn nước muối sinh lý 0.9 % thay vì tự pha. Vì nước muối tự pha có thể quá đặc khiến vết tiêm tổn thương. Nếu nước muối quá loãng sẽ không có tác dụng.

3. 3 vị trí dán miếng dán hạ sốt hiệu quả nhất!

Dán miếng dán hạ sốt lên trán
Mẹ nên dán vào những khu vực có nhiều mạch máu lớn giúp tản nhiệt và hạ sốt nhanh cho bé

Ở trên ta đã có câu trả lời cho có nên dán cao hạ sốt vào chỗ tiêm? Dán miếng dán hạ sốt vào vị trí tiêm vừa làm chậm quá trình làm lành vết tiêm, tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng, vừa làm giảm tác dụng hạ sốt của miếng dán. Để miếng dán đạt hiệu quả hạ sốt tốt nhất thì cách dùng miếng dán hạ sốt cũng rất quan trọng, mẹ nên dán vào những khu vực có nhiều mạch máu lớn lưu thông trong trong cơ thể, giúp tản nhiệt và hạ sốt nhanh cho bé.

3 Vị trí hiệu quả nhất để dán miếng dán hạ sốt là:

  • Trán
  • 2 bên nách
  • 2 bên bẹn

Lưu ý: Miếng dán hạ sốt chỉ giúp hạ nhiệt ở 1 vị trí, hiệu quả thấp. Để bé hạ sốt nhanh hơn, mẹ nên sử dụng phương pháp lau chườm hạ sốt tại nhà hoặc mua khăn hạ sốt chuyên dụng thay cho miếng dán hạ sốt.

Vậy trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao? Mời mẹ tham khảo bài viết: Chuyên gia hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Như vậy, không nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm cho trẻ vì không hiệu quả và có thể gây ra viêm nhiễm ngoài ý muốn. Mẹ nên dán vào những vị trí có nhiều mạch máu để tăng hiệu quả giảm sốt cho trẻ. Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED

  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

4 thoughts on “Có nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm? Nên dán miếng dán hạ sốt vào đâu an toàn nhất

  1. Nguyễn Văn Mậu says:

    Con tôi tiêm mũi 5trong 1 vị trí tiêm ở đùi. Tôi biết ko đc dán miếng dán hạ sốt vào vết tiêm thế có dán được xung quanh vết tiêm ko? Để cháu có thể sẽ đỡ đau, đỡ sốt ah. Mong chuyên gia tư vấn giúp tôi ah.

    • Nhãn hàng Dr.Papie says:

      Chào mom! Với những trẻ cơ địa nhạy cảm, vết tiêm có thể bị sưng đỏ, nổi cục cứng nhưng mẹ không cần quá lo lắng, hiện tượng này sẽ tự biến mát sau 6 – 8 tiếng. Lúc này, mẹ cần chườm mát lên vết tiêm của trẻ (không chườm nóng) để giảm đau, cho trẻ uống nhiều nước, bú mẹ nhiều hơn, mặc đồ thoáng. Sau 24 giờ tiếp theo, mẹ có thể chườm nóng để các vết sưng tấy mau biến mất, giúp da dễ trao đổi với môi trường bên ngoài và nhanh chóng phục hồi.
      Trường hợp bé có những biểu hiện bất thường ví dụ như sốt cao liên tục, chân tay lạnh tím tái… ba mẹ nên đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám kịp thời nhé!

  2. Bảo vi says:

    Bé tiêm phòng ở đùi về . Mình dán miếng dán hạ sốt trước hay khi nào sốt mới dán ạ
    Bé tiêm lúc 10h mà y tá bảo hiểm 11h về dán miếng hạ sốt vào đùi cho bé và tránh chỗ tiêm ra. Như vậy có đúng và tốt không ạ

    • Nhãn hàng Dr.Papie says:

      Chào mom! Với trường hợp của bé nhà mình, mom không nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm vì có thể gây ra viêm nhiễm ngoài ý muốn. Mom nên dán vào những vị trí có nhiều mạch máu để tăng hiệu quả giảm sốt cho bé. 
      Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mom có thể liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911 225 336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook