Tác hại khi lạm dụng miếng dán hạ sốt để hạ sốt cho trẻ

Miếng dán hạ sốt là gì? Tại sao nó đang được rất nhiều mẹ lựa chọn để hạ sốt cho trẻ. Tuy nhiên, nếu lạm dụng hoặc sử dụng sai cách có thể gây hại cho sức khoẻ của bé. Tại sao lại vậy? Mẹ cùng tìm hiểu chia sẻ của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây.

Trẻ bị sốt có nên dán miếng hạ sốt không?

Thành phần miếng dán hạ sốt

Thành phần miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh (băng dán hạ sốt) là hydrogel – một polymer không tan trong nước và có thể hút nước khi dán trên da bé. Ngoài ra, một số loại có chứa thêm tinh dầu Menthol có khả năng làm mát da.

Hiện nay, chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh được miếng dán hạ sốt cho trẻ có thể thay thế thuốc trong điều trị sốt cho trẻ. Đặc biệt, trẻ dưới 3 tháng tuổi nếu dùng sản phẩm có tinh dầu bạc hà sẽ gây tác dụng phụ là ức chế hô hấp.

Tác dụng của miếng dán hạ sốt

miếng dán hạ sốt có tác dụng gì
Miếng dán hạ sốt tác dụng làm mát tại chỗ và không có tác dụng hạ sốt toàn thân

Miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng làm mát tại chỗ trong thời gian rất ngắn và không có tác dụng hạ sốt.

Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da được dán lên ra bên ngoài. Vì vậy, khi mới dán lên sẽ có cảm giác mát lạnh khiến bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, khả năng làm mát của miếng dán hạ sốt không duy trì được lâu. Vùng da được dán miếng dán sẽ nhanh chóng trở về nhiệt độ ban đầu.

Miếng dán hạ sốt cho em bé nhưng không giúp hạ nhiệt toàn thân

Sốt là phản ứng tăng nhiệt toàn thân của cơ thể. Muốn hạ sốt cần phải hạ nhiệt độ toàn thân. Trong khi đó, miếng dán hạ sốt cho bé thường được dán trên trán bé – khu vực ít mạch máu lớn đi qua nên tác dụng hạ nhiệt tại chỗ rất chậm và không giúp hạ nhiệt toàn cơ thể.

Miếng dán hạ nhiệt độ đột ngột ở vùng trán

Trẻ dùng miếng dán hạ sốt
Miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng hạ nhiệt ở vùng trán

Miếng dán hạ nhiệt cho trẻ là miếng dán lạnh, thường được các mẹ sử dụng để dán vùng trán cho bé. Vì vậy miếng dán hạ sốt sẽ gây lạnh cục bộ và làm hạ nhiệt đột ngột tại vị trí dán.

Kết luận: Tác dụng của miếng dán hạ sốt rất hạn chế và hầu như không có tác dụng hạ sốt cho bé.

Vậy sử dụng miếng dán hạ sốt cho con có gây ra nguy hiểm gì không?

2. 3 tác hại của miếng dán hạ sốt nếu lạm dụng

Miếng dán hạ sốt cho em bé không chỉ ít có tác dụng hạ sốt mà còn gây ra 3 tác hại sau nếu lạm dụng:

  • Có thể gây biến chứng nặng nề do sốt: Miếng dán lạnh không có tác dụng hạ sốt mà chỉ tạo cảm giác an toàn giả cho bố mẹ. Điều này rất nguy hiểm trong trường hợp bé sốt cao vì khi không được hạ sốt kịp thời bé có thể xảy ra biến chứng co giật.
  • Kích ứng da: Miếng dán hạ sốt lạnh và sử dụng chất dính để dán tại chỗ trong khi da của bé mỏng và nhạy cảm hơn da người lớn rất nhiều. Do đó, miếng dán gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và kích ứng da bé.
  • Ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ: Một số miếng dán hạ sốt chứa tinh dầu menthol có tác dụng làm mát lạnh da nhanh tuy nhiên lạm dụng miếng dán này cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi sẽ gây ức chế hô hấp thậm chí tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Mẹ hay có thói quen dùng miếng dán hạ sốt cho bé khi con bị sốt do siêu vi, tiêm phòng hay nguyên nhân khác. Tuy nhiên liệu cách dùng miếng dán hạ sốt của mẹ cho con cần đúng và đủ quy trình. Mẹ hãy thamn khảo thêm bài viết về cách dùng miếng dán hạ sốt của chuyên gia Dr.Papie.

Nếu không nên dùng miếng dán hạ sốt, vậy có phương pháp nào giúp bé hạ sốt hiệu quả và an toàn? Thắc mắc của các mẹ sẽ được chuyên gia Dr.Papie chia sẻ ngay trong phần tiếp theo.

Chuyên gia giải đáp: Có nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm? Nên dán miếng dán hạ sốt vào đâu an toàn nhất

So sánh tác dụng của miếng dán hạ sốt với các phương pháp hạ sốt khác

Hiện nay, có 2 phương pháp hạ sốt được chuyên gia khuyên dùng là hạ sốt bằng khăn lau hạ sốt và hạ sốt bằng thuốc hạ sốt. Đây là phương pháp hạ sốt đã được kiểm chứng hiệu quả trong việc hạ sốt cho trẻ.

So sánh miếng cao dán hạ sốt và thuốc hạ sốt

Hạ sốt cho trẻ bằng thuốc hạ sốt
Thuốc hạ sốt tác dụng hạ sốt nhanh và hiệu quả nhưng chỉ dùng khi trẻ sốt trên 38.5 độ C

Ưu nhược điểm của miếng cao dán hạ sốt và khăn hạ sốt:

Tiêu chí

Thuốc hạ sốt

Miếng dán hạ sốt

Thời điểm nên dùng

Chỉ dùng thuốc khi trẻ sốt trên 38,5°C.

Có thể dùng ngay khi con sốt.

Tác dụng hạ sốt

Hạ sốt cho trẻ sốt cao, kiểm soát biến chứng co giật.

Miếng dán không có tác dụng hạ sốt khi bé bị sốt cao

Tác dụng phụ

2 loại thuốc hạ sốt sử dụng ở trẻ: Paracetamol và Ibuprofen

  • Paracetamol: Ngộ độc gan, mẩn ngứa, khó thở…
  • Ibuprofen: Xuất huyết niêm mạc dạ dày, buồn nôn…
  • Tinh dầu menthol gây ức chế hô hấp với trẻ nhỏ hơn 3 tháng tuổi.
  • Gây kích ứng da bé.

So sánh miếng dán hạ sốt cho bé và khăn lau hạ sốt

Hạ sốt cho trẻ bằng khăn hạ sốt
Khăn hạ sốt chuyên dụng Dr.Papie tác dụng hạ sốt toàn thân mà không gây kích ứng da của trẻ.

Bảng so sánh hiệu quả của miếng dán hạ sốt cho trẻ và khăn lau hạ sốt

Tiêu chí

Miếng dán hạ sốt

Khăn lau hạ sốt

Tác dụng hạ sốt

ÍT tác dụng hạ sốt do:

  • Chỉ hạ sốt bằng phương pháp truyền nhiệt trực tiếp
  • Chỉ có tác dụng làm mát tại chỗ do dán cố định trên trán.

Hiệu quả hạ sốt cao do:

  • Hạ sốt theo 2 phương pháp truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước
  • Có tác dụng toàn thân, hạ nhiệt nhanh do được sử dụng lau toàn thân cho bé
  • Thành phần dược liệu hạ sốt (tinh dầu bạc hà, cỏ nhọ nồi…) thấm sâu vào da giúp hạ sốt nhanh cho bé.

Tác dụng phụ

Dễ gây kích ứng, khó chịu da bé do dán cố định tại 1 chỗ

Không gây kích ứng do được lau chườm toàn thân bằng khăn có thành phần dưỡng ẩm, làm mát và dễ chịu da bé

Lưu ý

n miếng dán cố định trên trán khó kiểm tra nhiệt độ trán bé thường xuyên

Không cố địntrên trán, dễ dàng kiểm tra nhiệt độ trên trán bé

Vậy khi trẻ bị sốt mẹ nên lựa chọn phương pháp nào là tốt và phù hợp nhất cho con?

Nên hạ sốt cho trẻ như thế nào tốt nhất?

Hạ sốt cho trẻ bằng chườm mát
Hạ sốt cho trẻ bằng chườm mát là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất. Mẹ có thể dùng khăn mát hoặc khăn hạ sốt chuyên dụng Dr.Papie

Ngay khi trẻ bị sốt mẹ nên tuân thủ những nguyên tắc sau để hạ sốt cho con hiệu quả và an toàn nhất:

Đối với trẻ sốt dưới 38.5 độ C, để tránh con bị sốt cao hơn có thể gây biến chứng não mẹ cần hạ sốt cho bé bằng các biện pháp không dùng thuốc như:

  • Chườm mát hoặc chườm ấm cho trẻ
  • Sử dụng khăn lau hạ sốt cho trẻ

Đối với trẻ sốt trên 38.5 độ C, để tránh tình trạng co giật xảy ra mẹ cần hạ sốt nhanh cho bé bằng các biện pháp như:

  • Dùng thuốc hạ sốt cho trẻ theo đúng liều lượng phù hợp cân nặng và độ tuổi của bé
  • Kết hợp chườm khăn lau hạ sốt cho bé

Miếng dán hạ sốt cho trẻ em có rất ít tác dụng hạ sốt, thậm chí gây những tác hại không mong muốn nếu cha mẹ lạm dụng. Vì vậy các mẹ không nên dùng miếng dán hạ sốt, thay vào đó là các phương pháp lau chườm và dùng thuốc hạ sốt đúng lúc giúp mẹ bảo vệ con khỏi những biến chứng nguy hiểm do sốt.

Nếu vẫn băn khoăn, lo lắng về cách chăm sóc bé yêu khi bị sốt, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần comment bên dưới để được Chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

2 thoughts on “Tác hại khi lạm dụng miếng dán hạ sốt để hạ sốt cho trẻ

    • Nhãn hàng Dr.Papie says:

      Chào mom! Thông thường khăn hạ sốt đã được tẩm sẵn dịch dược liệu hạ sốt nên mẹ hoàn toàn có thể lấy ra dùng lau luôn cho bé. Tuy nhiên, vào mùa lạnh, để hạn chế làm bé giật mình do sự khác biệt của nhiệt độ thời tiết và cơ thể, mẹ nên ngâm cả túi khăn vào nước ấm trước rồi mới lau cho bé.
      Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về vấn đề này, mom có thể liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911 225 336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook