Chuyên gia hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao? Nhiều trẻ nhỏ có biểu hiện sốt sau khi tiêm phòng làm mẹ hết sức lo lắng. Tuy nhiên không phải trường hợp sốt sau tiêm nào cũng gây nguy hiểm cho trẻ. Để hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách chăm sóc cho trẻ sốt sau tiêm, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết dưới đây!

Có thể mẹ quan tâm:

1. Sốt sau tiêm phòng ở trẻ có nguy hiểm không?

Trẻ sốt sau khi đi tiêm phòng
Sốt sau tiêm phòng ở trẻ ở trẻ là điều thường gặp tuy nhiên sốt sẽ gây nguy hiểm nếu mẹ chăm sóc bé không đúng cách

Sốt sau tiêm có thể hoặc KHÔNG gây nguy hiểm cho bé. Điều này phụ thuộc vào nhiệt độ sốt của bé và cách chăm sóc của mẹ.

  • Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ – sốt nhẹ: Đây là biểu hiện thường gặp ở trẻ sau khi tiêm phòng. Nhiệt độ sốt này không gây biến chứng nguy hiểm cho bé, vì vậy mẹ không cần quá lo lắng. Nếu chăm sóc đúng cách thì bé sẽ hết sốt sau khoảng 1 – 2 ngày.
  • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ – sốt cao: Nhiệt độ sốt này có thể gây ra biến chứng nguy hiểm: Co giật, sốc, hôn mê… Mẹ cần cho bé uống thuốc hạ sốt kết hợp các biện pháp hạ sốt vật lý như: Chườm ấm/chườm mát để hạ sốt nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý: Nếu bé sốt trên 38.5 độ C và không có dấu hiệu hạ sốt sau 4 giờ uống thuốc hoặc trẻ có các triệu chứng bất thường như mệt lả, ngủ triền miên, co giật… thì mẹ cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

2. Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng?

Tùy vào nhiệt độ của trẻ mà mẹ có thể lựa chọn các phương pháp hạ sốt khác nhau. Các mẹ cần đặc biệt lưu ý không phải trường hợp nào bé sốt đều có thể dùng thuốc hạ sốt cho trẻ.

Có thể bạn quan tâm: Cách chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1

2.1. Đối với những trẻ tiêm phòng bị sốt dưới 38.5 độ C

Đối với trẻ sốt dưới 38.5 độ C – đây là tình trạng hoàn toàn bình thường thể hiện cơ thể bé đáp ứng tốt với vacxin. Nhiệt độ này không gây nguy hiểm cho trẻ, mẹ không nên lạm dụng thuốc hạ sốt vì có thể gây tác dụng phụ không tốt cho gan, thận…

Mẹ có thể sử dụng các phương pháp hạ sốt khác an toàn cho bé như: Uống nước thảo dược, chườm ấm, chườm mát và sử dụng khăn lau hạ sốt.

2.1.1. Cho trẻ uống nước thảo dược để hạ sốt cho trẻ

Nước ép diếp cá dành cho trẻ bị sốt sau tiêm phòng
Rau diếp cá chứa nhiều nước, vitamin K, tinh dầu… có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé uống nước thảo dược giúp hạ sốt nhanh hơn. Một số thảo dược như: Cỏ nhọ nồi, tía tô, diếp cá, cà chua, dấm táo… có thành phần dược liệu tính mát nên có tác dụng hạ sốt cho bé.

Tuy nhiên, khi sử dụng mẹ cần chú ý dùng thảo dược sạch, rõ nguồn gốc xuất xứ, đúng liều lượng để đảm bảo an toàn nhất cho bé.

Cách thực hiện: Tùy theo từng loại lá mà mẹ có thể xay hoặc đun lấy nước cho bé uống. Chi tiết về cách thực hiện mẹ tham khảo ở bài viết 8 loại nước uống an toàn, dễ kiếm dành cho trẻ bị sốt

2.1.2. Chườm ấm hạ sốt cho trẻ tiêm phòng bị sốt

Chườm ấm cho trẻ chích ngừa sốt
Chườm ấm cho bé bằng khăn lau mềm giúp bé hạ nhiệt khi sốt. Mẹ nên để nhiệt độ nước chườm cho bé từ 37 – 38 độ C

Chườm ấm là cách giảm sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng dễ làm và rất an toàn với trẻ. Chườm ấm giúp lỗ chân lông bé giãn nở, tăng khả năng thoát nhiệt giúp bé hạ sốt nhanh hơn.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Pha khoảng 600 mL nước ở nhiệt độ 37 độ C. Nhúng khăn mềm vào nước đã pha, vắt khăn.
  • Bước 2: Dùng khăn chườm toàn thân cho bé, đặc biệt là các vùng nhiều mạch máu như cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, bàn chân.
  • Bước 3: Lau liên tục cho bé trong khoảng 20 phút.

Lưu ý: Làm ấm khăn lại sau mỗi 3 – 5 phút

2.1.3. Chườm mát hạ sốt cho trẻ đi tiêm phòng về bị sốt

Chườm mát hạ sốt cho trẻ bị sốt sau tiêm phòng
Chườm mát giúp hạ thân nhiệt cho trẻ một cách hiệu quả tuy nhiên chườm mát rất dễ làm trẻ bị nhiễm lạnh.

Chườm mát là quá trình truyền nhiệt nóng từ cơ thể bé sang khăn mát giúp bé hạ sốt đây là cách giảm sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng.

Cách thực hiện:

  • Bước 1Chuẩn bị thau chứa khoảng 600 mL nước sạch. Nhúng khăn mềm vào nước, vắt khăn.
  • Bước 2: Dùng khăn chườm toàn thân cho bé, đặc biệt là các vùng nhiều mạch máu như cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, bàn chân.
  • Bước 3: Lau liên tục cho bé trong 15 phút.

Lưu ý:

  • Không chườm khi con đang rét run.
  • Không sử dụng khăn lạnh hay nước đá vì có thể gây bỏng lạnh, bé dễ bị nhiễm lạnh. Hơn nữa, chườm lạnh gây co mạch trẻ không hạ sốt được.

2.1.4. Sử dụng khăn lau hạ sốt Dr.Papie để hạ sốt cho trẻ sơ sinh tiêm phòng bị sốt

Sử dụng khăn lau hạ sốt Dr.Papie để hạ sốt cho trẻ tiêm phòng bị sốt
Sử dụng khăn lau hạ sốt Dr.Papie để hạ sốt an toàn và hiệu quả cho trẻ.

Khăn hạ sốt Dr.Papie được chuyên đánh giá cao và khuyên dùng. Đây là phương pháp vật lý hạ sốt cho trẻ sau khi tiêm phòng rất hiệu quả, an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khăn được tẩm sẵn dịch chiết của thảo dược lành tính, lau chườm toàn thân hạ nhiệt nhanh khiến bé thấy dễ chịu ngay khi sử dụng. Đồng thời, mẹ cũng tiết kiệm được thời gian chuẩn bị hơn so với phương pháp khác.

Cách dùng khăn hạ sốt cho trẻ

  • Bước 1: Dùng 1 khăn đắp lên trán bé và 1 khăn dùng lau toàn thân cho trẻ đặc biệt là các vị trí nhiều mạch máu lớn như: Cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân bé.
  • Bước 2: Lau chườm liên tục cho trong khoảng 20 phút.

Mẹ có thể tham khảo vi deo hướng dẫn chi tiết cách sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie cho em bé bị sốt.

Lưu ý: Khăn lau hạ sốt Dr.Papie có 2 loại phù hợp với từng độ tuổi của trẻ. Mẹ nên sử dụng đúng loại để con được hạ sốt hiệu quả và an toàn nhất.

  • Khăn Dr.Papie 3mo+ (màu xanh da trời) dùng cho bé trên 3 tháng tuổi.
  • Khăn Dr.Papie 0+ an toàn, dịu nhẹ hơn dành cho trẻ từ 0 tháng tuổi.

Mua hàng

2.2. Đối với trẻ chích ngừa bị sốt trên 38.5 độ C

Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ cho em bé tiêm phòng bị sốt
Sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ cho trẻ sốt cao trên 38.5 độ C

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng sốt trên 38.5 độ C nếu không hạ sốt kịp thời có thể gây ra biến chứng co giật, sốc, ngất… cho trẻ. Mẹ cần sử dụng thuốc hạ sốt cho con theo đúng liều lượng được khuyến cáo phù hợp với cân nặng và độ tuổi của bé để tránh biến chứng xảy ra.

Lưu ý:

  • Tuyệt đối không dùng quá liều quy định vì gây ngộ độc thuốc.
  • 2 loại thuốc hạ sốt an toàn được dùng cho trẻ hiện nay là Paracetamol (dùng được cho trẻ sơ sinh), Ibuprofen (dùng được cho trẻ trên 3 tháng tuổi).

Có thể bạn quan tâm: Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không? Những điều cần làm trước và sau khi tiêm cho trẻ

3. Khi nào cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ

Đưa trẻ bị sốt sau tiêm phòng đến khám bác sĩ
Đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay khi có dấu hiệu bất thường để đảm bảo an toàn cho con

Cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay khi có 1 trong các biểu hiện sau:

  • Trẻ tiêm phòng sốt cao trên 39 độ C sau khi chích ngừa, bé không hạ sốt sau khi dùng thuốc.
  • Co giật
  • Mệt lả
  • Quấy khóc liên tục trên 3 giờ
  • Da tím tái
  • Khó thở: Rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi
  • Nổi mẩn, mày đay

4. Cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng

Chăm sóc trẻ tiêm phòng về bị sốt
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ sau khi tiêm phòng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và hạn chế được các tác dụng phụ của vacxin đặc biệt là sốt

Để tăng cường sức đề kháng của bé chống lại các phản ứng phụ sau khi tiêm phòng đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm vết tiêm của trẻ mẹ cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không tỳ đè lên vết tiêm của trẻ.
  • Không bôi bất kì loại thuốc, thảo dược nào nên vết tiêm.
  • Cần kiểm tra thân nhiệt thường xuyên cho trẻ (4 giờ/lần).
  • Cho trẻ bú đều đặn và thường xuyên hơn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ.
  • Giữ ấm cho trẻ vào mùa đông và mặc quần áo mỏng vào mùa hè.

Vậy trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao? Cho trẻ uống nước thảo dược, chườm ấm hoặc chườm mát… là những biện pháp hạ sốt an toàn để hạ sốt cho trẻ sơ sinh bị sốt sau tiêm. Trong trường hợp bé sốt trên 38.5 độ, mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho bé để hạ sốt nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm.

Lưu ý: Nếu sau 4 giờ uống thuốc bé sốt không thuyên giảm hoặc có biểu hiện bất thường khác kèm theo thì mẹ cần đưa bé đến bác sĩ ngay để cấp cứu kịp thời.

Đến đây, nếu mẹ vẫn băn khoăn không biết trẻ tiêm phòng bị sốt phải làm sao hay các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh khi tiêm phòng hoặc cần tư vấn thêm về các biểu hiện của con thì hãy liên hệ với Dr.Papie để được giải đáp chính xác.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook