Giải đáp về 4 giai đoạn sốt siêu vi ở trẻ và cách chăm sóc riêng cho từng giai đoạn

Các giai đoạn sốt siêu vi ở trẻ có triệu chứng và cách điều trị khác nhau. Theo chuyên gia Dr.Papie, sốt siêu vi ở trẻ em được chia làm 4 giai đoạn và kéo dài trong khoảng 7 – 10 ngày. Vậy thì trẻ bị sốt siêu vi nên làm gì? Sau đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn mẹ phân biệt 4 giai đoạn sốt siêu vi ở trẻ và cách chăm sóc trẻ trong từng giai đoạn cụ thể.

Mẹ có biết: 6 nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em và 3 cách phòng đơn giản và chuẩn y khoa nhất hiện nay.

1. Giai đoạn tăng thân nhiệt (sốt tăng)

Giai đoạn tăng thân nhiệt của sốt siêu vi
Giai đoạn tăng thân nhiệt khiến bé cảm thấy rét run mặc dù mẹ thấy cơ thể bé đang nóng sốt.

Cơ chế

Quá trình sốt siêu vi ở trẻ xảy ra khi siêu virus xâm nhập vào cơ thể, chúng kích thích cơ thể tiết ra chất gây sốt. Chất này tác động lên trung tâm điều nhiệt của cơ thể khiến cơ thể tăng sinh nhiệt, giảm thải nhiệt. Từ đó nhiệt độ cơ thể tăng cao gây ra cơn sốt.

Ở giai đoạn tăng thân nhiệt, bé thường thấy chân tay lạnh, người rét run và đòi đắp chăn

Biểu hiện

  • Thân nhiệt tăng từ từ, đo nhiệt kế có thể sốt dưới 38 độ C.
  • Có ít hoặc không có mồ hôi.
  • Da tái và sởn gai ốc .
  • Chân tay lạnh, bé cảm thấy rét và đòi đắp chăn .

Cách chăm bé bị sốt siêu vi trong giai đoạn tăng thân nhiệt

  • Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng sức đề kháng chống lại virus.
  • Không dùng thuốc hạ sốt hay chườm lạnh trong giai đoạn này vì gây phản tác dụng.
  • Không đắp chăn hay mặc quần áo dày cho trẻ vì ngăn cản nhiệt thoát ra khỏi cơ thể khiến bé lâu hạ sốt hơn.

2. Giai đoạn ổn định thân nhiệt (sốt đứng)

Giai đoạn sốt đứng của sốt siêu vi
Trong giai đoạn sốt đứng, cơ thể trẻ tăng thải nhiệt bằng cách tăng tiết mồ hôi.

Sau khi kết thúc giai đoạn sốt tăng, trẻ sẽ chuyển sang giai đoạn sốt đứng, lúc này thân nhiệt bé không còn tăng nữa nhưng vẫn ở nhiệt độ cao.

Cơ chế

  • Cơ thể bé tăng sinh và thải nhiệt, thải nhiệt cân bằng với sinh nhiệt (ổn định thân nhiệt).
  • Ở giai đoạn ổn định thân nhiệt, cơ thể bé tăng tiết mồ hôi để thải nhiệt.

Biểu hiện

Tuy lúc này cơ thể đã tăng thải nhiệt xong nhưng sinh nhiệt vẫn tăng nên nhiệt độ của trẻ cao với các biểu hiện:

  • Thân nhiệt cao trên 38 độ C.
  • Da nóng đỏ (mạch máu giãn để tăng thải nhiệt), tăng tiết mồ hôi.
  • Bé không còn run cơ

Cách chăm sóc trẻ sốt siêu vi trong giai đoạn ổn định thân nhiệt

Mẹ tham khảo cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi cụ thể sau đây:

  • Hạ sốt an toàn cho trẻ:
    • Trẻ sốt dưới 38.5 độ: Dùng khăn ấm hoặc khăn lau hạ sốt để lau chườm toàn thân và hạ sốt từ từ cho bé.
    • Trẻ sốt trên 38.5 độ: sử dụng thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ đề phòng con sốt cao co giật (2 thuốc thường được dùng là ibuprofenparacetamol)
  • Bù nước đúng cách cho trẻ: Giai đoạn này trẻ toát mồ hôi nhiều. Nếu không bù nước đúng cách bé có thể gặp biến chứng: truỵ tuần hoàn, sốc do mất nước… Mẹ tham khảo thêm: 8 loại nước uống cho trẻ bị sốt siêu vi an toàn dễ kiếm để bù nước đúng cách cho con.
  • Tắm cho bé bằng nước tắm thảo dược: giúp bé nhanh khỏi, phòng các bệnh về da. Mẹ cần lưu ý chỉ tắm khi nhiệt độ cơ thể trẻ dưới 37.5 độ, không có triệu chứng nôn, đi ngoài…
  • Bổ sung dinh dưỡng nhằm nâng cao sức đề kháng cho trẻ chống lại virus.

Ngoài cách chăm sóc trẻ bị sốt siêu vi thì mẹ hãy xem thêm: Trẻ bị sốt siêu vi có nên nằm máy lạnh không và cần lưu ý những gì?

3. Giai đoạn hạ thân nhiệt (sốt lui)

Giai đoạn hạ thân nhiệt trong sốt siêu vi
Trong giai đoạn sốt lui, cơ thể tăng thải nhiệt giúp đưa thân nhiệt bé về ngưỡng bình thường

Cơ chế

Giai đoạn này cơ thể tăng thải trừ nhiệt nóng ra khỏi cơ thể đồng thời không sinh nhiệt thêm nên trẻ hạ thân nhiệt.

Biểu hiện

Bé giảm sốt với các biểu hiện hạ nhiệt và tăng bài tiết:

  • Thân nhiệt giảm dần về bình thường
  • Da nóng, ẩm, nhiều mồ hôi
  • Trẻ đi tiểu nhiều
  • Bé nóng, muốn bật quạt

Cách chăm trẻ bị sốt siêu vi trong giai đoạn tăng thân nhiệt

Tương tự như cách chăm trẻ sốt siêu vi ở giai đoạn 2, mẹ cần bù nước đúng cách kết hợp tắm và bổ sung chất dinh dưỡng cho bé. Tuy nhiên, mẹ không cho trẻ uống thuốc trong giai đoạn này vì cơ thể đã tự điều chỉnh sang giai đoạn giảm nhiệt.

Lưu ý: Giai đoạn này trẻ mất nhiều nước nhất (nhiều mồ hôi do tăng bài xuất), vì vậy, mẹ cần bù nước đúng cách cho trẻ để tránh bị tụt huyết áp, trụy tim mạch thậm chí tử vong.

Có thể mẹ quan tâm: Sốt siêu vi ở trẻ em kéo dài mấy ngày? 3 dấu hiệu trẻ sắp khỏi sốt siêu vi

4. Giai đoạn ngoài cơn sốt

Quá trình sốt siêu vi ở trẻ sẽ kết thúc khi bé đã hạ sốt tuy nhiên bé thường sẽ bị mất nhiều năng lượng, nước và chất điện giải, cơ thể mệt mỏi với các biểu hiện sau:

  • Thân nhiệt trẻ trở về bình thường.
  • Bé mệt mỏi, mặt thẫn thờ, không muốn nói chuyện.
  • Bé buồn ngủ, ngủ nhiều.

Chăm sóc: Mẹ cần bổ sung dinh dưỡng để bù lại năng lượng cho trẻ bằng thức ăn giàu vitamin và protein như thịt, rau xanh, sữa…

Trẻ cần sự chăm sóc khác nhau trong các giai đoạn khác nhau xong có một số lưu ý chung khi chăm sóc trẻ trong các giai đoạn này.

Trẻ sốt siêu vi ăn gì?
Các loại cháo, súp được nấu từ thịt và rau củ luôn là ưu tiên cho trẻ bị suốt siêu vi.

Xem thêm câu trả lời của chuyên gia về:

5. 4 lưu ý khi chăm sóc trẻ sốt siêu vi

  • Lưu ý 1: Sốt là một phản ứng tự bảo vệ của cơ thể khỏi sự xâm nhập của các tác nhân lạ, không tự ý sử dụng thuốc hạ sốt nếu trẻ không sốt cao hoặc xuất hiện biến chứng.
  • Lưu ý 2 : Cần cho trẻ uống nhiều nước trong bất kỳ giai đoạn nào của sốt để tránh trẻ mất nước nghiêm trọng dẫn đến biến chứng ngất, sốc thậm chí tử vong. Ngoài ra, uống nhiều nước cũng giúp bé tăng đào thải virus ra khỏi nước tiểu giúp bé mau khỏi bệnh hơn.
  • Lưu ý 3: Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho bé để tăng sức đề kháng chống lại virus. Mẹ nên cho con ăn những thức ăn giàu vitamin, protein và nguyên tố vi lượng như sau:
    • Vitamin: hoa quả, cá, rau xanh đậm, thịt lợn, thịt bò….
    • Nguyên tố vi lượng sắt, kẽm: thịt bò, thịt dê,gan , đậu đen, đậu nành, táo…
    • Protein: đậu lăng, bông cải xanh, yến mạch, bí ngô, tôm, ngô…
  • Lưu ý 4: Nếu trẻ có biểu hiện mất nước nghiêm trọng như: mắt trũng sâu, ngủ li bì khó đánh thức, kém hoặc không uống được nước, môi khô có vảy cần cho trẻ nhập viện ngay để cấp cứu kịp thời.

Sốt siêu vi ở trẻ em nếu phát hiện sớm, được chữa trị đúng cách bé sẽ sớm khỏi bệnh. Tuy nhiên dấu hiệu trẻ sốt siêu vi có điển hình không và làm sao để biết trẻ bị sốt siêu vi? Mẹ tham khảo bài viết của chuyên gia Dr.Papie về 8 triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em khó phát hiện nên dễ bị bỏ qua.

Lưu ý khi trẻ bị sốt siêu vi
Bổ sung nước cho trẻ trong mọi giai đoạn của sốt vừa giúp loại bỏ virus khỏi cơ thể vừa tránh các biến chứng do mất nước: ngất, sốc có thể dẫn đến tử vong.

6. Quá trình sốt siêu vi ở trẻ kéo dài bao lâu?

Quá trình sốt siêu vi ở trẻ thường kéo dài từ 7-10 ngày tùy vào sức đề kháng của mỗi trẻ. Thông thường các triệu chứng của sốt siêu vi sẽ dữ dội trong 3-5 ngày đầu và thuyên giảm dần. Các triệu chứng có thể xuất hiện sau thời gian này như:

  • Chảy nước mũi, nghẹt mũi.
  • Nôn, trớ.
  • Viêm họng, sưng amidan.
  • Viêm da, phát ban.
  • Tiêu chảy.

Sốt siêu vi không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc và điều trị đúng cách. Các giai đoạn sốt siêu vi ở trẻ có biểu hiện khác nhau, mẹ cần lưu ý quan sát diễn biến sốt siêu vi ở trẻ để có những biện pháp điều trị phù hợp.

Có thể bạn quan tâm: Mách mẹ 5+ cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em NGAY TẠI NHÀ

Nếu mẹ còn thắc mắc về các giai đoạn trong quá trình sốt siêu vi ở trẻ hoặc cần tư vấn thêm về cách chăm sóc cho trẻ khi sốt siêu vi, mẹ có thể liên hệ hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 hoặc để lại phản hồi ở bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook