Trẻ bị sốt siêu vi có nên nằm máy lạnh hay không phụ thuộc vào nhiệt độ thời tiết và cách chăm sóc của mẹ. Theo các chuyên gia, trẻ sốt siêu vi nên hạn chế nằm máy lạnh vì có thể gây tác động xấu đến tình trạng bệnh của trẻ. Chi tiết về câu trả lời này sẽ được chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Xem thêm: 6 nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em và 3 cách phòng đơn giản tại nhà.
1. Trẻ sốt siêu vi có nằm máy lạnh được không?

Trẻ sốt siêu vi nên HẠN CHẾ nằm máy lạnh/điều hoà vì có thể gây tác động xấu cho bé như:
- Tăng nguy cơ tái nhiễm, lây chéo do trong môi trường phòng kín
- Nhiệt độ thấp thì virus sẽ khó bị tiêu diệt hơn.
- Bé dễ mắc thêm các bệnh về đường hô hấp như: ho, cảm lạnh, sốc nhiệt.
- Khiến bé bị khô da, cơ thể mất nước (mà sốt siêu vi cũng làm trẻ mất nước).
Khẳng định này cũng được chứng minh qua đại dịch SARS (tương tự sốt siêu vi), khi các bác sĩ quyết định chuyển người bệnh từ phòng máy lạnh sang phòng thoáng khí. Kết quả là bệnh nhân khỏi bệnh nhanh hơn và tỷ lệ lây nhiễm cũng giảm đi đáng kể.
Có thể mẹ quan tâm: Chuyên gia giải đáp – Trẻ sốt siêu vi có tắm được không?
***QUAN TRỌNG: Nếu thời tiết quá nóng, mẹ vẫn có thể cho bé nằm máy lạnh. Để sử dụng máy lạnh an toàn cho trẻ thì mẹ cần tuân thủ những lưu ý quan trọng dưới đây:
2. 11 Lưu ý quan trọng khi trẻ bị sốt siêu vi nằm máy lạnh.
2.1. Lựa chọn mức nhiệt độ phù hợp
Ở trẻ nhỏ, cơ quan điều nhiệt và cảm thụ nhiệt chưa hoàn thiện. Trẻ có thể cảm thấy lạnh ngay cả khi người lớn thấy bình thường.
Vì vậy, mẹ cần chú ý nhiệt độ điều hòa trong phòng trẻ. Nhiệt độ thích hợp cho bé là 27 – 29 độ. Đây là nhiệt độ lý tưởng để trẻ không bị cảm lạnh mà vẫn đảm bảo thoáng mát, trao đổi nhiệt tốt.

2.2. Không bật máy lạnh liên tục 24/24
Bật máy lạnh cả ngày khiến không khí trong phòng bị tù đọng, tạo môi trường để vi khuẩn, virus gây bệnh sinh sôi phát triển.
Vì vậy, mẹ nên tắt máy lạnh ít nhất 2 lần trong ngày, mỗi lần khoảng 1 tiếng. Trong thời gian đó, mẹ cần mở tất cả các cửa để ánh nắng chiếu vào tiêu diệt các yếu tố gây bệnh như virus, nấm, vi khuẩn… Đồng thời, mẹ cũng nên bật quạt để xua hết không khí tù đọng trong phòng.
2.3 Thường xuyên cho trẻ uống nước khi nằm điều hòa
Khi bật điều hoà, độ ẩm không khí trong phòng giảm. Từ đó, miệng và bề mặt da của bé dễ bị hút ẩm trở nên khô hơn.
Vì vậy mẹ nên bổ sung nước (oresol, nước hoa quả, sữa…) cho bé để bù lại lượng nước đã mất do sốt và do bay hơi vào không khí. Nếu mẹ chưa biết nên cho bé uống loại nước gì, tần suất cho bé uống như thế nào thì có thể tham khảo bài viết sau: 8 loại nước dễ kiếm, an toàn cho trẻ bị sốt siêu vi.

2.4. Tăng độ ẩm cho phòng điều hòa
Điều hòa khiến độ ẩm không khí giảm từ đó khiến lượng ẩm trên bề mặt da, miệng của trẻ bị khô nhanh. Đồng thời sốt cũng khiến bé bị mất nước do đổ mồ hôi để hạ nhiệt cho cơ thể khiến nguy cơ mất nước tăng cao.
Vì vậy, việc tạo độ ẩm trong phòng bé là điều cần thiết. Mẹ có thể đặt một chậu cây hay dùng một thau nước hoặc sử dụng xịt khoáng để tăng độ ẩm của không khí.

2.5. Tuyệt đối không để gió của máy lạnh thổi thẳng vào mặt trẻ
Khi trẻ đang sốt, nếu quạt gió máy lạnh thổi thẳng vào mặt, đầu dễ làm trẻ bị nhiễm lạnh khiến tình trạng sốt nặng thêm. Bé sẽ dễ mắc các bệnh liên quan đến đường hô hấp như viêm mũi, viêm phế quản, viêm họng…
Do đó, mẹ nên để chế độ gió đảo chiều để tránh gió thổi thẳng vào mặt của bé.

2.6. Đắp chăn mỏng cho trẻ, che phần ngực trở xuống
Bật máy lạnh ở 27 – 29 độ sẽ chênh lệch khá lớn với nhiệt độ cơ thể bé khi sốt (trên 37 độ). Sự chênh lệch này làm cho nhiệt độ cơ thể trẻ bị thoát ra bên ngoài, để lâu bé sẽ bị hạ thân nhiệt dẫn đến cảm lạnh.
Mẹ nên đắp chăn mỏng cho bé, nên che phần ngực trở xuống để giữ ấm cơ thể, tránh bị cảm lạnh. Không nên đắp kín mặt vì có thể khiến bé bị khó thở.
Mẹ có biết: 8 triệu chứng triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em dễ bị bỏ qua nhất.

2.7 Chỉ bật máy lạnh khi thời tiết quá oi bức (trên 35 độ C)
Phòng máy lạnh có đặc điểm là nhiệt độ phòng thấp, phòng kín làm cho quá trình lưu thông khí giảm.Từ đó tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển và lây lan của virus.
Chỉ nên bật máy lạnh khi thời tiết quá oi bức (trên 35 độ C). Còn trong những ngày mát thì mẹ chỉ nên sử dụng quạt nhỏ, mở cửa để đón gió tự nhiên.
2.8. Nên sử dụng quạt thông gió khi bật máy lạnh
Phòng máy lạnh kín gây lắng đọng CO2 làm cho không khí trong phòng trở nên ngột ngạt, khó chịu. Môi trường này còn khiến virus, vi khuẩn trong không khí phát triển mạnh hơn khiến bé lâu khỏi hơn.
Sử dụng quạt thông gió tạo ra sự lưu thông khí giữa bên trong phòng và bên ngoài giúp phòng thông thoáng, bé thấy dễ chịu hơn.

2.9. Khi đi ngoài nắng về, cần cho trẻ nghỉ ngơi, lau mồ hôi trước cho trẻ vào điều hòa
Khi đi ra ngoài nắng, nhiệt độ cơ thể bé sẽ tăng lên. Các lỗ chân lông sẽ giãn nở để mồ hôi tiết ra để làm mát cơ thể. Nếu lập tức cho bé vào phòng bật sẵn điều hòa dễ khiến bé bị sốc nhiệt do nhiệt độ chênh lệch giữa ngoài trời và ngoài phòng điều hòa có thể lên đến 10 độ C.
Mẹ nên cho bé nghỉ ở bên ngoài phòng điều hòa, lau khô mồ hôi cho trẻ khoảng 10 – 20 phút để cơ thể bé thích nghi với nhiệt độ trong nhà rồi mới cho trẻ vào phòng điều hòa.
2.10. Áp dụng quy tắc 3 phút khi cho trẻ ra khỏi phòng
Để trẻ đi ra khỏi phòng máy lạnh đột ngột có thể gây sốc nhiệt khiến bé bị đau đầu, viêm đường hô hấp… do chưa kịp thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ.
Vì vậy, mẹ nên tắt máy lạnh ít nhất trước khi đưa bé ra khỏi phòng ít nhất 3 phút.
2.11. Kiểm tra thật kỹ máy lạnh

Máy lạnh để lâu không được vệ sinh lau dọn sẽ giảm hoặc mất đi khả năng lọc không khí và trở thành một ổ chứa vi khuẩn, bụi bẩn. Hãy kiểm tra, vệ sinh máy lạnh thường xuyên để vi khuẩn, bụi bẩn không có cơ hội phát tán vào không khí làm ảnh hưởng lớn đến sự bình phục của bé.
Có thể bạn quan tâm: Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không và cần làm gì để phòng ngừa biến chứng
3. 5 cách chăm giúp trẻ hạ sốt nhanh trong ngày nắng nóng
Ngoài dùng máy lạnh thì có một số cách như sau mẹ có thể áp dụng để giúp trẻ hạ sốt trong ngày nắng nóng:
- Mặc quần áo thoáng mát, thấm mồ hôi.
- Cho trẻ tắm bằng các loại lá thảo dược có tác dụng hạ sốt như: Bạc hà, kinh giới, tía tô…
- Cho trẻ uống nhiều nước để bù đắp lượng nước mất do sốt, nôn, tiêu chảy.
- Sử dụng thuốc hạ sốt không kê đơn chuyên biệt cho trẻ. Thành phần chính của các loại thuốc nên là: Paracetamol hoặc Ibuprofen. Lưu ý: Chỉ sử dụng thuốc cho trẻ sốt trên 38.5 độ.

Lau chườm hạ sốt cho trẻ để hạ sốt từ từ, an toàn. Có 2 cách chườm mát cho bé được nhiều mẹ áp dụng: Chườm mát bằng khăn tẩm nước, khăn lau hạ sốt .
Lưu ý: Nếu nước để nhúng khăn quá lạnh hoặc vắt khăn không khô dễ gây cảm lạnh cho bé. Vì vậy, mẹ nên kiểm soát nhiệt độ của khăn và vắt khăn khô trước khi chườm cho bé.Máy lạnh giúp luân chuyển không khí mát giúp bé cảm thấy thoáng mát, dễ chịu hơn khi sốt. Tuy nhiên, mẹ nên hạn chế sử dụng máy lạnh để an toàn và giúp bé bình phục nhanh hơn. Vậy trẻ sốt siêu vi mấy ngày hết? Theo chuyên gia nếu mẹ chăm sóc bé đúng cách thì bé sẽ khỏi sau 5-7 ngày.
Xem thêm: Mách mẹ 5+ cách điều trị sốt siêu vi ở trẻ em NGAY TẠI NHÀ
Nếu còn băn khoăn chưa biết sốt siêu vi có nằm máy lạnh được không, mẹ hãy liên hệ hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie giải đáp chính xác nhất.
Bài viết liên quan
Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt, bao nhiêu là nguy hiểm?
Ai cũng biết, sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao so với mức bình ....
Th12
Tiết lộ tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị sốt chuẩn chuyên gia áp dụng tại nhà
Mỗi lần con sốt là một lần áp lực và mệt mỏi cho cả gia ....
Hướng dẫn sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie khi trời lạnh
Một số mẹ muốn mua khăn hạ sốt Dr.Papie cho bé nhưng lại băn khoăn ....
Th2
Trẻ bị sốt virus nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục ....
Th1
Đắp khăn hạ sốt đúng cách: 5 bước thực hiện
Đắp khăn hạ sốt là phương pháp hạ sốt phổ biến hiện nay nhờ tính ....
Th1
Thành phần miếng dán hạ sốt là gì? Tại sao giúp bé hạ sốt?
Mẹ được giới thiệu dùng miếng dán hạ sốt cho bé nhưng còn phân vân, ....
Th12