Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? Sốt siêu vi rất dễ lây lan và lây nhanh hơn ở trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Bệnh lây chủ yếu qua đường tiêu hoá (ăn uống) và đường hô hấp (nói chuyện, tiếp xúc với nước bọt hay dịch mũi của bệnh nhân…). Để phòng tránh hiệu quả sự lây lan của sốt siêu vi, mẹ tham khảo tư vấn của chuyên gia Dr.Papie trong bài viết sau!
1. Trẻ bị sốt siêu vi có lây không?
Mẹ có từng thắc mắc rằng trẻ bị sốt siêu vi có lây không? Dr.Papie khẳng định sốt siêu vi có thể lây nhiễm. Trẻ em là đối tượng dễ bị lây sốt siêu vi do 3 nguyên nhân chính sau:
- Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện: Khi có virus xâm nhập, khả năng ngăn chặn sự phát triển của virus trong cơ thể trẻ yếu
- Chưa biết cách tự phòng bệnh: Trẻ nhỏ thích khám phá, sờ đồ vật nhưng khả năng tự vệ sinh cá nhân còn kém, rất dễ đưa tay lên mắt, mũi, miệng
- Dễ tiếp xúc gần với bệnh nhân sốt siêu vi: Trẻ hay được mọi người ôm, bế và muốn chơi cùng. Nếu người tiếp xúc đang bị sốt siêu vi, trẻ có khả năng lây nhiễm.
Để hiểu rõ hơn, bạn có thể tham khảo bài viết nguyên nhân sốt siêu vi ở trẻ em của chuyên gia Dr.Papie
1.1. 2 con đường lây nhiễm sốt siêu vi ở trẻ

Sốt siêu vi ở trẻ có thể lây nhiễm qua 2 con đường: Đường hô hấp và đường tiêu hoá
1 – Lây qua đường hô hấp: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh CDC Mỹ, một bệnh nhân sốt siêu vi khi ho hoặc hắt hơi có thể phát tán virus đi xa 2 mét. Do đó, bệnh có thể lây nhiễm khi:
- Tiếp xúc với các giọt bắn dịch hô hấp của bệnh nhân sốt siêu vi
- Cầm phải đồ vật có dính virus do giọt bắn dịch hô hấp bệnh nhân để lại rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.
2 – Lây qua đường tiêu hóa: Bé ăn phải thức ăn chưa được đun chín có dính virus.
Lưu ý: Sốt siêu vi có thể lây nhiễm cho bất kỳ ai tiếp xúc với virus, bao gồm cả bà bầu. Vì vậy phụ nữ mang thai không nên tiếp xúc gần với những trẻ bị bệnh, tránh ảnh hưởng đến thai kỳ.
1.2. Khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm sốt siêu vi cho trẻ

Khu vực nguy cơ lây nhiễm cao |
Đối tượng lây bệnh cho trẻ |
Trong gia đình có người sốt siêu vi |
Các thành viên trong gia đình lây cho nhau |
Khu vực lân cận có người bị sốt siêu vi |
Hàng xóm, trẻ con hàng xóm |
Trong lớp học |
Bạn cùng lớp, thầy cô giáo, nhân viên vệ sinh |
Khu vực có dịch |
Người bị bệnh |
Trong bệnh viện |
Người thân bệnh nhân, người đi khám bệnh |
Vậy sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? Trả lời: Những nơi đông người, không thoáng khí, ẩm thấp hay trong phòng điều hòa kín là môi trường dễ lây bệnh.
Dưới đây là triệu chứng điển hình của sốt siêu vi ở trẻ, mẹ chú ý quan sát để phát hiện kịp thời, hạn chế biến chứng nguy hiểm của bệnh.
2. Dấu hiệu trẻ đã bị lây nhiễm sốt siêu vi

Triệu chứng sốt siêu vi ở trẻ em ở từng giai đoạn bệnh:
Giai đoạn bệnh |
Dấu hiệu |
Giai đoạn ủ bệnh |
|
Giai đoạn chớm bệnh |
|
Giai đoạn toàn phát |
|
Lưu ý:
- Chỉ dùng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38,5 độ C
- Đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay khi trẻ có dấu hiệu:
- Sốt trên 39 độ C liên tục trên 2 ngày
- Lạnh chân tay, run rẩy bất thường
- Phát ban toàn thân
- Đau bụng, nôn ói, đi ngoài ra máu, phân đen.
- Hay giật mình, mắt trũng sâu kèm ngủ li bì khó đánh thức.
Ngoài câu hỏi sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? Sốt siêu vi ở trẻ em có nguy hiểm không? Nếu trẻ bị sốt siêu vi nhiều hơn 5 lần/năm có thể gây giảm sức đề kháng, chậm lớn, suy dinh dưỡng và hay ốm vặt. Để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ cần chú ý thực hiện các biện pháp phòng tránh lây nhiễm cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm
- Chuyên gia giải đáp: Trẻ sốt siêu vi có tắm được không?
- Trẻ bị sốt siêu vi có nên nằm máy lạnh để hạ sốt
3. 5 cách phòng lây nhiễm sốt siêu vi cho trẻ em hiệu quả

- Hạn chế cho bé tiếp xúc với người bệnh:
- Cho bé giữ khoảng cách tối thiểu 3m với người đang nhiễm siêu vi
- Đeo khẩu trang cho bé trong trường hợp phải tiếp xúc với người bệnh
- Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Cho bé ăn thức ăn giàu vitamin và protein như: hoa quả, cá, thịt gà, tôm, bông cải xanh, nấm, các loại đậu… giúp bé tăng cường sức đề kháng.
- Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Ngăn ngừa virus theo tay bé lên miệng và xâm nhập cơ thể bằng cách:
- Cho bé rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh
- Tạo thói quen tự vệ sinh thường xuyên cho bé
- Đảm bảo vệ sinh ăn uống:
- Rửa sạch thực phẩm và rửa tay trước khi chế biến.
- Chỉ cho bé sử dụng thức ăn đã nấu chín và đun sôi
- Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ theo Lịch tiêm phòng cho trẻ của bộ y tế
- Tiêm phòng vắc-xin giúp ngăn ngừa 2 – 3 triệu trường hợp tử vong mỗi năm (theo WHO – Tổ chức Y tế Thế giới)
- Khoảng 85% – 95% trẻ được tiêm chủng sẽ không bị mắc bệnh truyền nhiễm liên quan.
Đến đây, mẹ đã có câu trả lời chính xác cho câu hỏi: Sốt siêu vi ở trẻ em có lây không? Hay trẻ bị sốt siêu vi có lây không? Dr.Papie khuyên mẹ nên hạn chế cho bé bị sốt siêu vi tiếp xúc với các thành viên trong gia đình, đặc biệt là phụ nữ có thai và trẻ nhỏ để tránh lây nhiễm.
Nếu mẹ còn băn khoăn không biết sốt siêu vi ở trẻ em có lây không hay có thắc mắc về tình trạng bệnh hoặc cần tư vấn thêm về cách chăm sóc cho trẻ sốt siêu vi, mẹ có thể liên hệ hotline 024 3824 8222 | 0911.225.336 hoặc để lại phản hồi ở bên dưới để được chuyên gia Dr.Papie hỗ trợ giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.
Bài viết liên quan
Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt? Cách đo thân nhiệt chuẩn nhất
Ai cũng biết, sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao so với mức bình ....
Th12
Tiết lộ tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị sốt chuẩn chuyên gia áp dụng tại nhà
Mỗi lần con sốt là một lần áp lực và mệt mỏi cho cả gia ....
Khăn hạ sốt Dr.Papie lần đầu hé lộ bí quyết hạ sốt 2 cơ chế và 5 điểm chạm kích hoạt thải nhiệt tức thì
Là sản phẩm đã quá quen thuộc trong công cuộc chăm con của các mẹ ....
Th11
Công thức hoàn hảo không thể thêm bớt: Hạ sốt 4 thành phần từ Khăn hạ sốt Dr.Papie
Là sản phẩm tiên phong dòng khăn hạ sốt, Khăn hạ sốt Dr.Papie được nghiên ....
Th11
Khăn hạ sốt Dr.Papie giải pháp hạ sốt đột phá với công thức thải nhiệt 3T đầu tiên và duy nhất
Vấn đề hạ sốt cho bé chưa bao giờ là đơn giản với các mẹ. ....
Th11
Dấu hiệu quai bị ở trẻ theo 4 giai đoạn dễ nhận biết
Hằng năm Việt Nam ghi nhận hàng ngàn trường hợp mắc quai bị, đây là ....
Th3