Tại sao trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai và 6 cách chăm sóc trẻ tại nhà

Trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai có phải là dấu hiệu nguy hiểm ở trẻ? Ở bài viết dưới đây chuyên gia Dr.Papie sẽ chia sẻ và giải đáp cho các mẹ về những dấu hiệu nguy hiểm và cách chăm sóc cho trẻ nổi hạch sau tai khi sốt phát ban.

Mẹ quan tâm: Cách phân biệt sốt phát ban và sởi ở trẻ nhỏ .

1. Trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai là gì?

Trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai
Trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai là tình trạng thường gặp ở trẻ bị sốt phát ban

Nổi hạch sau tai là tình trạng thường gặp ở trẻ bị sốt phát ban. Đặc biệt, điều này càng dễ xảy ra khi nguyên nhân sốt phát ban là virus Rubella.

Tình trạng phát ban nổi hạch sau tai không gây nguy hiểm, thường xuất hiện ở giai đoạn trước khi bé phát ban và tự hết sau khoảng 3-5 ngày.  Đây là biểu hiện bình thường của cơ thể khi virus tấn công hoặc do 1 số nguyên nhân khác. Mẹ tham khảo 4 Nguyên nhân khiến trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai bên dưới đây để biết cách phòng tránh, chữa trị cho con.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sốt phát ban dễ nổi hạch sau tai

Trẻ nổi hạch sau tai do sốt phát ban
Trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai có thể di nhiều nguyên nhân liên quan đến tác nhân nhiễm trùng

Có 4 nguyên nhân bệnh lý kèm theo ở trẻ sốt phát ban khiến trẻ dễ nổi hạch sau tai như sau:

  • Trẻ bị sốt phát ban kèm theo nhiễm trùng ở tai.
  • Trẻ bị sốt phát ban dẫn tới tình trạng viêm đường hô hấp trên (viêm mũi, viêm họng).
  • Trẻ bị sốt phát ban gây nhiễm trùng da ở gần mang tai (do trẻ gãi nhiều).
  • Trẻ sốt phát ban kèm theo đau răng, nhiễm khuẩn răng miệng.

Khi đó cơ thể sẽ “bật” chức năng tự bảo vệ và tập trung đại thực bào đến chỗ nhiễm trùng để tiêu diệt và khu trú virus tạo nên các hạch. Do đó, đây chính là hiện tượng sinh lý bình thường để bảo vệ bản thân của cơ thể.

3. Sốt phát ban nổi hạch sau tai ở trẻ có cần đến gặp bác sĩ không?

Trẻ bị sốt phát ban
Trẻ bị sốt phát ban nổi hạch có kích thước lớn, có dấu hiệu sưng đỏ cần đưa đi khám bác sĩ kịp thời

Như đã nói, nổi hạch sau tai ở trẻ sốt phát ban là tình trạng hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm, tự hết sau 3-5 ngày nên mẹ không cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Tuy nhiên, có một số trường hợp đặc biệt bất thường của hạch mà mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ để kiểm tra:

  • Trẻ nổi hạch quá 5 ngày không hết: Đây có thể do sức đề kháng của bé còn yếu nên chưa tiêu diệt được hoàn toàn hoặc không ngăn cản được sự tấn công của virus làm trẻ nhiễm trùng lâu khó khỏi. Mẹ nên đưa trẻ đi khám sớm để ngăn chặn nhiễm trùng và tăng sức bảo vệ cơ thể của bé.
  • Hạch có kích thước lớn hơn 1cm: Thông thường hạch lành tính chỉ có kích thước dưới 1cm, với hạch có kích thước trên 1cm có thể là hạch ác tính. Vì vậy, cần đưa bé đi kiểm tra sớm để phát hiện bệnh kịp thời.
  • Hạch di chuyển được: Hạch di chuyển được các chuyên gia Nhi Khoa đánh giá nguy hiểm hơn so với bình thường, có thể là bệnh lý. Vì vậy, bé cần được thăm khám ngay.
  • Phần da trên hạch có dấu hiệu sưng, đỏ, đau: Đây là dấu hiệu có nhiễm trùng nặng hoặc nguy hiểm hơn là những khối u bất thường, bé cần được điều trị sớm để kịp thời điều trị.

Như vậy rõ ràng là trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai lâu không khỏi cũng là một dấu hiệu cần đề phòng. Vậy mẹ cần có cách chăm sóc bé phù hợp trong giai đoạn này để con mau chóng khỏi và tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.

4. Cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban kèm theo nổi hạch sau tai

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị sốt phát ban
Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ bị sốt phát ban giúp bé tăng sức đề kháng trước bệnh tật

Để giúp con nhanh chóng khỏi bệnh, mẹ nên chăm sóc trẻ nổi hạch sau tai khi sốt phát ban với những biện pháp sau đây:

  • Chườm ấm vào hạch cho trẻ: Dùng khăn ấm chườm vào hạch sau tai trẻ giúp tăng lượng máu và chất miễn dịch đến xử lý tổn thương, giảm hạch.
  • Chườm mát vào hạch cho trẻ: Chườm mát vào hạch cho trẻ làm dịu sự khó chịu của trẻ đặc biệt là khi sưng hạch.
  • Không sờ nắn, chèn ép hạch: Thói quen sờ nắn hạch có thể làm tăng tình trạng nhiễm trùng hạch do làm vỡ những “bọc” virus đã đã được khu trú.
  • Cho trẻ nghỉ hơi đầy đủ: Nghỉ ngơi đầy đủ đặc biệt là ngủ đủ giấc (8 giờ mỗi ngày, có thể nhiều hơn khi ốm) giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và lấy lại năng lượng giúp bé tiêu diệt virus gây sốt phát ban.
  • Bổ sung dinh dưỡng cho bé: Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường năng lượng, nâng cao sức đề kháng chống lại virus gây bệnh.
  • Hạ sốt đúng cách cho trẻ: Với trẻ sốt dưới 38,5 độ C, mẹ nên chườm ấm hoặc chườm mát bằng khăn lau hạ sốt cho bé để giảm cơn sốt của bé. Trẻ sốt trên 38,5 độ C cần được uống thuốc hạ sốt đúng liều và kịp thời tránh biến chứng não xảy ra.

Trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai thường tự khỏi sau 3-5 ngày và không gây nguy hiểm nếu được chăm sóc đúng cách. Xong mẹ nên chú ý quan sát các tình trạng bất thường của hạch để đưa con đi khám bác sĩ kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Trẻ bị sốt phát ban kèm tiêu chảy và cách xử lý.

Nếu còn băn khoăn về cách xử trí khi trẻ sốt phát ban nổi hạch sau tai, mẹ có thể liên hệ với chuyên gia Dr.Papie qua hotline 0911225336 hoặc để lại phản hồi bên dưới để được giải đáp chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook