Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi, có nên tắm không?

Sốt phát ban là bệnh lý hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện nay, có rất nhiều luồng thông tin khác nhau về việc chăm sóc trẻ bị sốt phát ban như kiêng tắm, kiêng gió…khiến cho mẹ lo lắng, băn khoăn. 

Vậy sốt phát ban ở trẻ sơ sinh cần kiêng gì và chăm sóc như thế nào để trẻ nhanh khỏi bệnh? Mẹ hãy tham khảo những thông tin chính thống từ các chuyên gia dưới đây nhé.

1. Dấu hiệu sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh (Roseola) là tình trạng trẻ nóng sốt kèm theo những đốm nhỏ có màu sắc bất thường (thường là màu đỏ) nổi lên trên bề mặt da hoặc cao hơn bề mặt da. Ba mẹ có thể nhận biết bé bị sốt phát ban qua những dấu hiệu sau đây:

Sốt

Trẻ thường gặp tình trạng sốt cao hoặc rất cao. Thân nhiệt của trẻ có thể lên tới 39- 40 độ C, sốt liên tục, khó hạ kể cả khi dùng thuốc hạ sốt. Đồng thời, ở một số trẻ sẽ xuất hiện tình trạng sưng hạch bạch huyết ở vùng cổ.

Phát ban

Những nốt ban đỏ có thể nổi lên ngay khi trẻ bắt đầu sốt hoặc sau khi trẻ sốt vài ngày. Thông thường, ban đỏ sẽ nổi lên đầu tiên ở vùng đầu mặt và lan dần xuống toàn thân và lặn sau 1- 5 ngày.

Phát ban ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu khác kèm theo

Ho, chảy nước mũi, mắt đỏ, quấy khóc và biếng ăn.

2. Mẹo dân gian chữa sốt phát ban ở trẻ sơ sinh

Theo Y học cổ truyền, sốt phát ban thuộc phạm vi các chứng phong chẩn, phong sa. Có 2 bài thuốc dân gian trị sốt phát ban hiệu quả theo Lương y Hoài Vũ (Hội Đông y Việt Nam) đó là:

  • Bài thuốc 1: Bạc hà 4g, kim ngân hoa 4g, sài đất 4g, kinh giới 6g, tang diệp (lá dâu tằm) 6g. 
  • Bài thuốc 2: Bạc hà 8g, cam thảo nam 6g, kim ngân hoa 10g, kinh giới 12g, sài đất 10g,, bồ công anh 10g, ké đầu ngựa 10g. 

Chữa sốt phát ban

Bạc hà là dược liệu có mùi thơm có vị cay tính mát quy kinh phế, can, xếp vào loại giải biểu, nhóm phát tán phong nhiệt có công dụng làm ra mồ hôi dùng giải cảm, hạ sốt tốt.

Tuy nhiên chỉ nên sử dụng cho trẻ trên 3 tháng tuổi.

Để hạ sốt phát ban an toàn cho trẻ, mẹ có thể tham khảo sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie.

Khăn hạ sốt Dr.Papie được tẩm sẵn các thảo dược hạ sốt lành tính, dùng lau chườm ngoài da không tác dụng phụ do đó đảm bảo an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

  • Khăn hạ sốt Dr.Papie 3mo+ chứa tinh dầu bạc hà, tinh chất chanh, dịch chiết nhọ nồi, chlorophyll dùng cho trẻ trên 3 tháng tuổi.
  • Khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ chứa tinh dầu tía tô, tinh chất chanh, dịch chiết nhọ nồi, chlorophyll dùng cho trẻ từ 0 tháng tuổi.

>> Xem thêm

Hướng dẫn sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie

8 cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà & 4 dấu hiệu cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay

3. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh cần kiêng gì?

Có rất nhiều” bí kíp truyền miệng” trong dân gian về những kiêng kỵ trong việc chăm sóc khi trẻ bị sốt phát ban. 

Tuy nhiên, không hẳn lúc nào những thông tin truyền miệng này cũng đúng hoàn toàn. Việc chăm sóc và kiêng khem không đúng cách sẽ làm tình trạng của trẻ nặng hơn. 

Vậy sốt phát ban ở trẻ sơ sinh cần kiêng gì để bé nhanh khỏi bệnh, ba mẹ hãy tham khảo những ý kiến từ chuyên gia dưới đây:

Không lạm dụng thuốc hạ sốt

Thông thường, nếu bé sốt trên 38,5 độ C, mẹ có thể hạ sốt cho trẻ bằng thuốc Paracetamol với liều lượng và cách dùng được hướng dẫn từ bác sĩ, dược sĩ, các lần dùng thuốc cách nhau ít nhất 4-6 giờ. 

Mẹ nên tránh việc sử dụng thuốc hạ sốt liên tục cho trẻ vì dùng thuốc hạ sốt quá liều có thể gây tổn thương gan, thận và dẫn đến nguy hiểm cho con.

Vậy nếu bé sốt dưới 38.5 độ C hoặc đã uống thuốc hạ sốt nhưng thân nhiệt không giảm thì phải làm thế nào? 

Thay vào việc dùng thuốc hạ sốt liên tục, mẹ có thể áp dụng những phương pháp hạ sốt như lau, chườm bằng khăn ấm hoặc khăn hạ sốt thảo dược. Các phương pháp này vừa giúp bé hạ sốt hiệu quả lại an toàn và không gây tác dụng phụ mẹ nhé.

Dùng tay gãi lên vùng bị ngứa

Khi bị sốt phát ban, con thường sẽ rất ngứa, khó chịu và có phản xạ dùng tay gãi những vùng da đang mẩn ngứa. 

Nhưng hành động gãi sẽ làm cho vùng da này dễ bị tổn thương hơn và có thể dẫn đến việc nhiễm trùng da, viêm da. Để giảm ngứa cho bé, mẹ có thể dùng khăn mát lau nhẹ nhàng cho con khoảng 5- 10 phút. Mẹ cũng nên cắt móng tay cho con để hạn chế bé gãi xây xước da.

Mặc quần áo quá chật, ủ ấm quá mức

Các loại quần áo quá chật, bó sát và không thấm hút mồ hôi sẽ làm tăng cảm giác ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí gây kích ứng da của bé. Vì thế, mẹ nên chú ý lựa chọn những bộ quần áo mềm mại, có chất liệu cotton để thấm hút mồ hôi tốt nhé.

Môi trường quá kín

Theo quan niệm dân gian, sốt phát ban ở trẻ sơ sinh là loại bệnh cần kiêng gió tuyệt đối. Nhưng mẹ biết không, theo góc nhìn của khoa học thì quan niệm này không hoàn toàn đúng.

Khi bị sốt phát ban, bé nên tránh tiếp xúc trực tiếp với gió trời để phòng việc bé bị cảm mạo, cảm lạnh. 

Tuy vậy, điều này không đồng nghĩa với việc phải giữ con trong phòng thật kín và ủ ấm cho bé. Một nơi nghỉ ngơi yên tĩnh, thoáng mát và sạch sẽ chính là môi trường lý tưởng giúp bé nhanh chóng khỏi bệnh.

Tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng

Những tác nhân dễ gây kích ứng bao gồm: sữa tắm, lông chó mèo, phấn hoa..Các tác nhân này dễ làm trầm trọng hơn các triệu chứng khi trẻ bị sốt phát ban vì lúc này làn da của con đang ở trạng thái rất nhạy cảm.

Một gợi ý cho mẹ chính là mẹ có thể sử dụng nước tắm gội có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên thay vì những sản phẩm tắm gội có chứa chất tạo bọt. Nước tắm từ thảo dược sẽ giúp làm sạch da bé dịu nhẹ và an toàn.

Cho trẻ ra nơi công cộng

Đa phần nguyên nhân của sốt phát ban là virus nên rất dễ lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua đồ vật tiếp xúc.

Mẹ nên hạn chế cho trẻ đến những nơi công cộng như khu vui chơi, nhà trẻ, các phương tiện công cộng để hạn chế lây lan nhé.

Mặt khác,khi bị sốt phát ban, sức đề kháng của con bị suy giảm nên rất dễ bị lây nhiễm bệnh. Vì thế, không cho trẻ đến những nơi công cộng cũng là cách để bảo vệ bé không bị lây nhiễm bệnh khác từ những người xung quanh.

Sốt phát ban kiêng gì

4. Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi?

Thời gian lành bệnh sốt phát ban ở trẻ sơ sinh sẽ phụ thuộc vào thể trạng của bé cũng như chế độ chăm sóc và điều trị. Thông thường, nếu được chăm sóc đúng cách, các triệu chứng sẽ được cải thiện và hết sau 5 – 7 ngày. Nếu bé có những dấu hiệu sau, tức là bé đang chuẩn bị khỏi bệnh:

  • Tình trạng sốt phát ban không nặng lên
  • Bé hết sốt hoàn toàn
  • Các ban đỏ lặn dần
  • Trẻ giảm ho, giảm chảy nước mũi, không quấy khóc và ăn ti trở lại.

5. Trẻ sơ sinh phát ban sau sốt có nên tắm không?

Nhiều mẹ lo lắng về việc tắm cho trẻ bị sốt phát ban có làm tình trạng bệnh của con nặng lên? Điều này là hoàn toàn sai lầm vì khi bé bị sốt phát ban, cơ thể bé sẽ tiết rất nhiều mồ hôi. Nếu không được tắm, trẻ sẽ ngứa ngáy, khó chịu và dễ gặp tình trạng nhiễm trùng da. 

Mặt khác, theo các chuyên gia. tắm cũng là một cách giúp cơ thể bé hạ nhiệt tốt hơn, loại bỏ những vi khuẩn, mồ hôi trên da bé. Từ đó, tình trạng bệnh của con cũng sẽ tiến triển tốt hơn. Để an toàn hơn khi tắm cho trẻ, mẹ chú ý những điều sau nha:

  • Tắm cho trẻ ở phòng kín, tránh gió lùa
  • Sử dụng nước ấm để tắm cho bé. Nhiệt độ nước lý tưởng ở mức thấp hơn 2 – 4 độ C so với thân nhiệt của trẻ.
  • Thời gian tắm gội cho trẻ không quá 5 phút.
  • Sau khi tắm xong, lau khô người và nhanh chóng mặc quần áo cho bé.

Sốt phát ban ở trẻ sơ sinh sẽ không gây nguy hiểm nếu mẹ biết chăm sóc đúng cách. Hy vọng bài viết trên đây mang đến những thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về các vấn đề liên quan đến sốt phát ban. Nếu mẹ còn thắc mắc cần giải đáp hãy để lại câu hỏi bên dưới để được dược sĩ tư vấn chi tiết nhé!

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook