Sốt phát ban là bệnh cấp tính thường gặp ở trẻ dưới 3 tuổi. Bệnh thường không gây nguy hiểm và có thể khỏi sau 5-7 ngày nếu mẹ biết chăm sóc trẻ sốt phát ban đúng cách. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ hướng dẫn mẹ 8 cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà và 4 dấu hiệu cần sớm đưa trẻ đi gặp bác sĩ để mẹ biết cách xử lý khi trẻ bị sốt phát ban.
1. 8 cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà
Sốt phát ban ở trẻ là bệnh lành tính và không khó điều trị nên mẹ không cần quá lo lắng. Mẹ tham khảo 8 cách chuẩn chăm sóc trẻ sốt phát ban tại nhà an toàn giúp trẻ nhanh khỏi bệnh dưới đây.
1.1. Hạ sốt đúng cách cho trẻ
Khi trẻ sốt phát ban dưới 38.5

Trường hợp này trẻ không cần dùng thuốc để tránh tác dụng không mong muốn. Chỉ cần áp dụng các phương pháp hạ sốt vật lý như lau chườm bằng khăn nhúng nước hoặc chườm bằng khăn hạ sốt chuyên dụng là đã có thể giảm sốt hiệu quả cho trẻ.
Các bước lau chườm cho trẻ:
- Bước 1: Chuẩn bị 1 thau nước mát khoảng 32- 35 độ C và 1 chiếc khăn tay sạch.
- Bước 2: Nhúng khăn tay vào nước, vò vài lần và vắt ráo nước.
- Bước 3: Dùng khăn lau khắp người cho trẻ. Đặc biệt tập trung lau vùng có mạch máu lớn như cổ, trán, nách, bẹn để hạ nhiệt tốt hơn.
- Bước 4: Sau 3-5 phút vò lại khăn 1 lần. Thực hiện liên tục đến khi cơ thể trẻ bớt nóng. Chườm khoảng 20 – 30 phút thân nhiệt trẻ sẽ giảm khoảng 0.5 độ C.
Chườm bằng nước mát có tác dụng giảm sốt tốt với trường hợp sốt nhẹ. Hiện nay, thay vì chườm bằng nước mát, nhiều mẹ có xu hướng sử dụng các loại khăn hạ sốt chuyên dụng đã được làm mát ở nhiệt độ ổn định 32 – 35 độ C vì tính tiện dụng và hiệu quả cao hơn.
Khăn hạ sốt chuyên dụng Dr.Papie được nhiều chuyên gia Nhi khoa đầu ngành khuyên dùng trong hạ sốt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ vì:

- Khăn được tẩm dịch chiết dược liệu gồm bạc hà, tía tô cùng các chất dưỡng ẩm khác có khả năng hạ sốt hiệu quả và giúp trẻ dễ chịu tức thì.
- Khăn được chuẩn hóa ở nhiệt độ ổn định là 32.2 – 35 độ C.
- Ngoài tác dụng hạ sốt hiệu quả, thành phần thảo dược có trong khăn hạ sốt còn có tác dụng giảm viêm, giảm ngứa khi trẻ bị phát ban.
Khi trẻ bị sốt phát ban trên 38.5

Trường hợp này cần sử dụng thuốc cho trẻ để tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm. Kết hợp với đó là chườm mát để giúp trẻ dễ chịu hơn, tăng hiệu quả giảm sốt.
2 thuốc thường dùng để hạ sốt cho trẻ: Ibuprofen và paracetamol.
Ibuprofen: Chỉ dùng hạ sốt cho trẻ trên 3 tháng tuổi.
- Trẻ từ 6 tháng tuổi – 12 tuổi: Tính theo mg thuốc/ kg cân nặng
-
- Sốt thấp hơn 39 độ C: Dùng 5 mg/ kg/ liều, uống cách 6-8 giờ khi cần thiết (3-4 lần 1 ngày).
- Sốt lớn hơn hoặc bằng 39 độ C: Dùng 10 mg/ kg/ liều, uống cách 6-8 giờ khi cần thiết (3-4 lần 1 ngày).
- Trẻ trên 12 tuổi: 300-400mg/ liều, uống cách 6-8 giờ.
Paracetamol: Tính theo mg thuốc/ kg cân nặng.
- Trẻ sơ sinh: Dùng 10-15mg/ kg/ liều, cách 6-8 giờ dùng một lần.
- Trẻ lớn trên 7 tuổi: Dùng 10-15mg/ kg/ liều, cách 4-6 giờ dùng một lần. Không dùng quá 5 lần trong 1 ngày.
1.2. Vệ sinh mũi, họng cho trẻ

Trẻ bị sốt phát ban thường kèm theo hiện tượng chảy nước mũi, khó thở, có thể dẫn tới viêm mũi, viêm họng. Trẻ sốt phát ban do virus có thể chứa virus ở mũi, họng nên mẹ cần vệ sinh những vị trí này cho trẻ để làm sạch, loại bỏ virus, phòng tránh viêm nhiễm.
Cách vệ sinh:
- Đối với họng: Cho trẻ súc miệng nước muối sinh lý 2 lần/ ngày.
- Đối với mũi: Có thể dùng khăn giấy mềm để lau hoặc dùng nước muối sinh lý nhỏ mũi.
1.3. Giảm ho, viêm họng cho trẻ

Trẻ sốt phát ban thường có triệu chứng ho và viêm họng kèm theo do virus, vi khuẩn xâm nhập vào cơ quan hô hấp gây kích ứng và viêm nhiễm.
Cách xử lý khi trẻ bị sốt phát ban kèm ho, viêm họng:
- Nên cho trẻ sử dụng các loại thảo dược trị ho như: Rau tần dày lá, chanh, quất ngâm với đường, gừng hấp mật ong, các loại siro ho cho trẻ em…để giảm ho an toàn.
- Mẹ không nên tự ý dùng thuốc cho trẻ: Chỉ dùng khi trẻ bị ho nhiều và nặng. Dùng thuốc sau khi có sự tư vấn của dược sĩ hoặc bác sĩ.
1.4. Bổ sung nước, điện giải cho trẻ

Trẻ bị sốt thường bị mất nước do cơ thể tăng thoát nhiệt và hơi nước qua da để hạ sốt, hoặc là sốt có kèm tiêu chảy (mất nước qua phân lỏng).
Cách xử lý khi trẻ bị sốt phát ban sốt cao, ra mồ hôi là bổ sung nước, điện giải để chăm sóc trẻ sốt phát ban:
- Cho trẻ uống đủ nước trong ngày, lượng nước phụ thuộc theo độ tuổi. Có thể cho trẻ uống nước hoa quả để bổ sung nước và nguồn vitamin giúp tăng cường sức đề kháng.
- Nếu trẻ có biểu hiện của mất nước và điện giải: Dùng oresol theo hướng dẫn:
-
- Trẻ dưới 1 tuổi: Hỏi ý kiến của bác sĩ.
- Trẻ 1-2 tuổi: Uống 50m/ lần, ngày 2-3 lần.
- Trẻ 2-6 tuổi: Uống 100ml/ lần, ngày 2-3 lần.
- Trẻ 6-12 tuổi: Uống 150ml/ lần, ngày 2-3 lần.
- Trẻ trên 12 tuổi: Uống theo nhu cầu.
1.5. Cho trẻ nghỉ ngơi
Trẻ bị sốt thường thấy khó chịu và mệt mỏi do cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng qua sốt. Vì vậy trẻ cần được nằm nghỉ ngơi đầy đủ giúp con khỏe mạnh hơn. Thỉnh thoảng mẹ cần hỏi chuyện bé, theo dõi tình trạng sốt của bé và các triệu chứng khác (nếu có) để có biện pháp xử lý khi cần thiết.
1.6. Cân bằng chế độ dinh dưỡng cho trẻ

Bổ sung dinh dưỡng giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, chống lại tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn). Vậy sốt phát ban ở trẻ nên ăn gì? Mẹ tham khảo một số thực phẩm sau:
- Thực phẩm có tác dụng hạ sốt: Tỏi, gừng, giấm táo, lá bạc hà, lá hẹ…
- Thực phẩm giàu protein: Các loại thịt đỏ, cá, sữa, đậu nành… Nên chế biến dưới dạng cháo để trẻ dễ hấp thu.
- Thực phẩm giàu probiotic: Sữa chua ăn liền, sữa chua uống lên men…
- Thực phẩm chứa nhiều nước: Các loại rau xanh như dưa chuột, xà lách, cần tây, cà chua, rau cải…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin: Các loại hoa quả theo mùa, có thể ép lấy nước.
- Ngoài ra 1 số loại thực phẩm nên tránh: Đồ lạnh, các loại nước có ga, thực phẩm chứa nhiều đường, thực phẩm cay nóng, khó tiêu…
1.7. Giữ cho vùng da của bé luôn sạch sẽ và không thoáng

Vệ sinh da sạch sẽ và giữ da khô thoáng giúp cho các vết phát ban nhanh khỏi. Nhiều mẹ sai lầm khi kiêng gió, kiêng nước bằng cách trùm kín trẻ, không vệ sinh cơ thể cho trẻ. Như vậy cơ thể trẻ sẽ càng bí bách và khó thoát nhiệt, mồ hôi vã ra có thể thấm ngược lại khiến trẻ bị nhiễm lạnh, vi khuẩn dễ phát triển dẫn đến nhiễm trùng da.
Cách vệ sinh:
- Bước 1: Chuẩn bị thau nước ấm khoảng 35-38 độ C. Ngoài tắm bằng nước thường, mẹ có thể lựa chọn các loại lá tắm có tác dụng hạ sốt để tắm cho trẻ như lá kinh giới, lá khế, lá ngải cứu, lá bạc hà, lá tía tô, cỏ nhỏ nồi…
- Bước 2: Cho trẻ trong phòng ấm. Cởi bỏ quần áo và tắm rửa cho bé bằng nước đã chuẩn bị trong khoảng 5 -7 phút.
- Bước 3: Lau khô người cho trẻ bằng khăn mềm, mặc quần áo thoáng mát.
Lưu ý:
- Không tắm cho trẻ quá lâu vì trẻ dễ bị nhiễm lạnh, chỉ tắm trong khoảng 5 – 7 phút.
- Nếu đun nước lá thảo dược để tắm cho trẻ, cần gạn bỏ hết cặn, lông tơ trước khi tắm để phòng kích ứng da.
Dùng các loại lá thảo dược có tác dụng làm sạch tốt và an toàn với trẻ nhỏ tuy nhiên khá tốn công và thời gian pha chế nước lá. Vì vậy hiện nay nhiều mẹ bỉm sữa có xu hướng dùng các loại nước tắm thảo dược chuyên dụng, vừa an toàn, hiệu quả lại tiện lợi khi sử dụng.
Nước tắm thảo dược Dr.Papie là sự kết hợp của 9 dược liệu được chiết xuất ở nhiệt độ thấp nhằm giữ lại tối đa các “kháng sinh thực vật”, acid amin, vitamin tự nhiên, dưỡng chất giữ ẩm…vì vậy có tác dụng vượt trội trong làm sạch da, hỗ trợ hạ sốt cũng như giảm các vết phát ban đỏ. Mẹ chỉ cần pha nước tắm vào nước ấm theo đúng tỉ lệ và tắm cho bé là đã có thể vệ sinh cơ thể cho trẻ 1 cách tối ưu nhất.
1.8. Cách xử lý khi trẻ bị sốt phát ban đi kèm ngứa
Gãi làm các vết phát ban nặng thêm, có thể gây trầy xước dẫn đến nhiễm trùng, lở loét. Vì vậy mẹ cần tránh cho trẻ đưa tay gãi các vết ban đỏ. Cách xử lý khi trẻ bị sốt phát ban kèm ngứa:
- Bấm móng tay cho trẻ.
- Đeo găng tay mỏng cho trẻ.
2. Khi nào cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ

Sốt phát ban là hiện tượng không nguy hiểm vì vậy bạn cần lập kế hoạch chăm sóc trẻ sốt phát ban. Ngoài cách chăm sóc trẻ bị sốt phát ban tại nhà thì trong một số ít các trường hợp, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời nếu xuất hiện các dấu hiệu sau:
- Trẻ sốt kéo dài trên 39 độ C, dùng thuốc và các biện pháp hạ sốt vật lý nhưng không hạ sốt.
- Các vết phát ban không đỡ sau 3 – 5 ngày.
- Trẻ bị sốt phát ban kèm theo co giật, hôn mê hoặc ngủ li bì.
Xem thêm: Sốt phát ban ở trẻ có lây không? Cách phòng ngừa đơn giản, hiệu quả tại nhà.
Nếu mẹ cần lập kế hoạch chăm sóc trẻ sốt phát ban dựa vào các biện pháp chăm sóc trẻ sốt phát ban ở trên, trẻ thường khỏi sốt phát ban sau 5-7 ngày. Đồng thời, mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể, tình trạng các vết ban cũng các triệu chứng khác ở trẻ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường. Nếu còn thắc mắc gì liên quan đến cách chăm sóc trẻ sốt phát ban, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ trực tiếp với chuyên gia của Dr.Papie qua hotline 0911.225.336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Bài viết liên quan
Mẹ có biết: Trẻ sơ sinh bao nhiêu độ là sốt, bao nhiêu là nguy hiểm?
Ai cũng biết, sốt là tình trạng thân nhiệt tăng cao so với mức bình ....
Th12
Tiết lộ tuyệt chiêu chăm sóc trẻ bị sốt chuẩn chuyên gia áp dụng tại nhà
Mỗi lần con sốt là một lần áp lực và mệt mỏi cho cả gia ....
Hướng dẫn sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie khi trời lạnh
Một số mẹ muốn mua khăn hạ sốt Dr.Papie cho bé nhưng lại băn khoăn ....
Th2
Trẻ bị sốt virus nên ăn gì và không nên ăn gì để nhanh khỏi?
Chế độ ăn uống hợp lý ảnh hưởng rất lớn đến quá trình hồi phục ....
Th1
Đắp khăn hạ sốt đúng cách: 5 bước thực hiện
Đắp khăn hạ sốt là phương pháp hạ sốt phổ biến hiện nay nhờ tính ....
Th1
Thành phần miếng dán hạ sốt là gì? Tại sao giúp bé hạ sốt?
Mẹ được giới thiệu dùng miếng dán hạ sốt cho bé nhưng còn phân vân, ....
Th12