Trẻ sốt nóng lạnh có nguy hiểm không? Hướng dẫn điều trị tại nhà

Sốt nóng lạnh là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ. Bé sẽ nhanh chóng hết sốt, hồi phục và không có biến chứng nguy hiểm nếu được mẹ điều trị và chăm sóc đúng cách.

Vậy triệu chứng này là biểu hiện của bệnh lý nào? Hạ sốt cho trẻ tại nhà như thế nào? Nên và không nên ăn gì?,…Mẹ hãy tìm hiểu rõ hơn qua bài viết sau nhé!

Sốt nóng lạnh là gì?

Khi trẻ bị sốt nóng lạnh sẽ có biểu hiện tăng thân nhiệt như triệu chứng của các loại sốt khác. Tuy nhiên, trẻ thường cảm thấy lạnh trước khi sốt, lúc này, nhiệt độ cơ thể bé vẫn đang ở mức bình thường. Sau đó, trẻ dần dần thấy hết lạnh và thân nhiệt bắt đầu tăng.

Trẻ sốt nóng lạnh

Ngoài ra, trẻ thường có những dấu hiệu khác kèm theo như:

  • Mệt mỏi, quấy khóc
  • Đau đầu
  • Ăn uống kém, đầy bụng, buồn nôn
  • Có thể có các dấu hiệu như: ho, ngạt mũi, chảy nước mũi trong

Sốt nóng lạnh là biểu hiện của bệnh lý nào?

Nguyên nhân gây sốt nóng lạnh ở trẻ thường gặp do sự thay đổi đột ngột của thời tiết, đặc biệt là thời điểm giao mùa và hay xuất hiện gió lạnh. Hoặc bé cũng có thể gặp triệu chứng này sau tiêm phòng do hệ miễn dịch hoạt động tích cực để tạo ra kháng thể.

Tuy nhiên, sốt nóng lạnh cũng có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: Thương hàn, lao phổi thậm chí là ung thư.

Sốt nóng lạnh ở trẻ nhỏ có nguy hiểm không?

Triệu chứng này ở trẻ nhỏ thường không quá nguy hiểm nếu bé được hạ sốt kịp thời và đúng cách. Đồng thời, chế độ chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp trẻ nhanh hồi phục.

Tuy vậy, nếu bé bị tình trạng này kéo dài vào ngày, vài tuần, có thể trẻ đã mắc các bệnh lý nguy hiểm. Lúc này, con cần được thăm khám với các bác sĩ chuyên khoa để tìm ra được nguyên nhân bệnh lý cụ thể.

Cách điều trị sốt nóng lạnh tại nhà

Trẻ bị sốt nóng lạnh có thể điều trị tại nhà nếu mẹ hiểu rõ phương pháp điều trị và chăm sóc đúng cách. Để tình trạng của bé tiến triển tốt và nhanh hồi phục, mẹ nên chú ý những điều sau:

Hạ sốt đúng cách

Việc đầu tiên mẹ cần làm là theo dõi nhiệt độ và nhanh chóng hạ sốt cho trẻ. 

Tuy nhiên, không hẳn lúc nào mẹ cũng cho bé dùng thuốc hạ sốt vì việc lạm dụng thuốc hạ sốt sẽ làm tổn thương gan, thận và gây nguy hiểm cho trẻ. Vậy mẹ nên dùng thuốc hạ sốt cho bé khi nào?

Trường hợp bé sốt dưới 38.5 độ C

Mẹ chưa nên dùng thuốc cho con ngay mà áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý như lau, chườm. Mẹ có thể dùng nước ấm để lau chườm cho bé hoặc dịch chiết các thảo dược như tía tô, bạc hà, cỏ nhọ nồi…

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie. 

Đây là loại khăn được tẩm sẵn các thảo dược hạ sốt lành tính được nhiều bác sĩ khuyên dùng nhờ tác dụng hạ sốt hiệu quả lại tiện dụng và an toàn cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie 3mo+

>> Xem thêm:

Thành phần, cơ chế hạ sốt và cách sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie

Trường hợp trẻ sốt trên 38.5 độ C

Lúc này mẹ kết hợp giữa việc dùng thuốc hạ sốt và lau, chườm cho bé. 

Mẹ lưu ý dùng thuốc hạ sốt đúng liều lượng, chỉ định in trên bao bì, khoảng cách giữa các lần uống thuốc ít nhất 4-6 giờ. 

Đặc biệt, việc sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi cần được sự theo dõi của bác sĩ, dược sĩ hoặc người có chuyên môn.

>> Có thể mẹ quan tâm:

11 loại thuốc hạ sốt an toàn cho bé

Bù nước, điện giải

Khi sốt, thân nhiệt tăng cao khiến cơ thể mất nước, điện giải. Mẹ nên khuyến khích bé uống nhiều nước hơn để làm mát cơ thể và bù lại lượng nước đã mất. 

Với trẻ dưới 6 tháng, mẹ bổ sung nước bằng giải pháp tăng số lần cho bé bú và tăng lượng sữa mỗi lần. 

Mẹ cũng có thể bổ sung điện giải cho bé bằng oresol. Tuy nhiên, mẹ nhớ tuân thủ liều lượng và cách dùng được ghi trong hướng dẫn sử dụng trên vỏ bao bì nhé.

Nghỉ ngơi đúng cách

Khi bị sốt nóng lạnh, trẻ thường đau đầu, mệt mỏi và cần được nghỉ ngơi nhiều hơn. Một căn phòng thoáng mát, sạch sẽ và yên tĩnh là nơi nghỉ ngơi lý tưởng dành cho bé yêu.

Theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên

Đa số các trường hợp trẻ sốt nóng lạnh có thể điều trị tại nhà dưới sự tư vấn của bác sĩ, dược sĩ. 

Tuy nhiên, ba mẹ cần theo dõi sức khỏe trẻ thường xuyên và đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu bé có các dấu hiệu: sốt nóng lạnh kéo dài vài ngày, sốt cao đột ngột, sốt cao co giật hoặc những biểu hiện bất thường khác.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân bằng sẽ giúp ích cho việc bé nhanh chóng hồi phục. Để hiểu rõ hơn về chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ bị sốt nóng lạnh, mẹ tham khảo phần tiếp theo nhé.

Trẻ sốt nóng lạnh nên và không nên ăn gì? 

Khi sốt nóng lạnh, trẻ thường có triệu chứng đầy bụng, chán ăn, ăn uống kém. Do đó, ba mẹ cần có chế độ ăn hợp lý, tăng cường bổ sung dinh dưỡng, giúp bé nhanh chóng hồi phục. 

Đồng thời, mẹ cũng nên tránh một số thực phẩm dễ làm tình trạng sốt nóng lạnh của bé nghiêm trọng hơn nhé.

Mẹ nên bổ sung vào thực đơn của bé những thực phẩm sau

Thức ăn lỏng, ấm như cháo, súp

Các loại cháo, súp như cháo tía tô thịt bằm, cháo hành, súp gà…vừa dễ ăn, dễ tiêu hóa lại bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ. Đặc biệt, tía tô hay hành đều là những vị thuốc trong dân gian có tác dụng hạ sốt, giải cảm hiệu quả.

Thực phẩm giàu protein

Khi sốt, việc tăng cường bổ sung protein sẽ giúp cho con thể nhanh chóng hồi phục. Mẹ có thể thêm các loại thực phẩm chứa nhiều protein như thịt gà, thịt lợn và cá vào thực đơn cho bé.

Tăng cường rau xanh

Mẹ nên chế biến rau xanh dưới dạng luộc hoặc nấu canh để vừa bổ sung chất xơ cho con lại giúp con hạ sốt tốt hơn nhé.

Ăn nhiều hoa quả

Trái cây là nguồn cung cấp vitamin, khoáng chất dồi dào cho cơ thể. Đặc biệt các loại quả như cam, quýt, bưởi cung cấp nhiều vitamin C, tăng cường hệ miễn dịch và giúp bé nhanh chóng khỏe lại. Mẹ có thể cho bé ăn trái cây trực tiếp hoặc chế biến dưới dạng nước ép nhé.

Chăm sóc trẻ sốt nóng lạnh

Sữa chua

Ngoài cung cấp calo và protein, sữa chua còn bổ sung nhiều lợi khuẩn, kích thích tiêu hóa. Nhờ vậy, bé sẽ ăn ngon miệng hơn và tiêu hóa tốt hơn.

Mẹ không nên cho bé ăn gì?

Mật ong

Mật ong là thực phẩm chứa nhiều đường và dinh dưỡng. Tuy nhiên, nếu mẹ sử dụng mật ong cho bé đang sốt sẽ khiến thân nhiệt của con tăng cao hơn. 

Ngoài ra, các bác sĩ khuyến cáo không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì mật ong có thể chứa bào tử vi khuẩn clostridium gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh.

Đồ ăn chế biến sẵn

Thông thường, đồ ăn chế biến sẵn sẽ có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối thấp và chứa chất bảo quản. Do vậy, các thực phẩm này không được khuyến khích sử dụng cho trẻ, nhất là những trẻ đang bị sốt nóng lạnh.

Đồ ăn nhiều dầu mỡ

Những đồ ăn nhiều dầu mỡ như đồ chiên, rán sẽ khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu. Vì thế, mẹ không nên sử dụng cho bé nhé.

Đồ ăn, uống lạnh

Nước lạnh khiến mạch máu trong cơ thể co lại, giảm thải nhiệt nên bé sẽ hạ sốt rất chậm. Ngoài ra, việc sử dụng đồ ăn lạnh còn làm cho hệ tiêu hóa ảnh hưởng, bé sẽ chán ăn, đầy bụng, đau bụng hoặc buồn nôn.

Sốt nóng lạnh là tình trạng hay gặp ở trẻ nhỏ. Bé sẽ nhanh chóng hết sốt và hồi phục nếu được chăm sóc và điều trị phù hợp. Vì thế mẹ tham khảo bài viết trên để nắm được dấu hiệu nhận biết, phương pháp điều trị và chăm sóc bé đúng cách nhé.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

2 thoughts on “Trẻ sốt nóng lạnh có nguy hiểm không? Hướng dẫn điều trị tại nhà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook