Trẻ tiêm phế cầu có bị sốt không? 6 lưu ý mẹ cần biết trước và sau khi tiêm phòng cho con

Tiêm phế cầu có bị sốt không? Hay có nên tiêm phế cầu cho trẻ? là băn khoăn của rất nhiều mẹ. Theo các chuyên gia, sau khi tiêm phế cầu thì trẻ thường bị sốt nhẹ (dưới 38.5 độ). Đây là phản ứng bình thường của cơ thể nhưng có thể gây nguy hiểm cho bé nếu mẹ không biết cách chăm sóc.

Xem thêm:

1. Trẻ tiêm phế cầu có bị sốt không?

Trẻ tiêm phế cầu
Tiêm phòng phế cầu khuẩn giúp trẻ tránh được các bệnh viêm đường hô hấp, viêm màng não do phế cầu khuẩn

Theo khuyến cáo của bộ y tế, trong 5 năm đầu đời, trẻ nên được tiêm phế cầu 3 – 4 mũi để phòng tránh các bệnh do Phế cầu khuẩn gây ra như: Viêm mũi, viêm tai, viêm phổi hoặc nguy hiểm hơn là viêm màng não và nhiễm trùng huyết.

Cũng giống như tiêm các vacxin khác, sau khi tiêm phòng phế cầu trẻ có thể bị sốt, thường là sau mũi tiêm thứ nhất (trên 10%). Đến những mũi tiêm phế cầu lần sau, trẻ thường không sốt do cơ thể đã quen với vacxin.

Mặc dù trẻ sau khi tiêm phế cầu hay có biểu hiện sốt, xong biểu hiện này chỉ là tình trạng đáp ứng miễn dịch bình thường của cơ thể bé và là biểu hiện trẻ đáp ứng tốt với vacxin.

Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia Dr.Papie hướng dẫn cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

2. Trẻ tiêm phế cầu bao lâu thì sốt?

Sau khi tiêm phòng lao 8 – 10 tiếng thì trẻ thường có biểu hiện sốt nhẹ (38 – 39 độ C). Trẻ tiêm phế cầu bị sốt có thể kéo dài 1 – 2 ngày và không gây biến chứng cho bé nếu mẹ biết cách chăm sóc. Trong một số trường hợp bé sốt trên 3 ngày hoặc dùng thuốc hạ sốt không đỡ, mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

3. Những tác dụng phụ khác có thể gặp khi trẻ tiêm phế cầu

bIến chứng sau tiêm phòng phế cầu khuẩn
Sau tiêm phòng phế cầu trẻ có thể gặp một số biến chứng: đau, xưng đỏ tại vết tiêm, chán ăn, quấy khóc, phát ban…

Ngoài phản ứng sốt, bé có thể gặp một số phản ứng phụ khác với tần suất gặp và mức độ nguy hiểm khác nhau như:

  • Đau, sưng, đỏ tại chỗ tiêm: Trên 10% bé sau tiêm phế cầu gặp phản ứng phụ này. Các phản ứng này không nguy hiểm và sẽ tự hết sau khoảng 3 ngày đến 1 tuần.
  • Chai cứng tại chỗ tiêm: Khoảng 0,5% bé sau khi tiêm phế cầu sẽ bị chai cứng chỗ tiêm và tự hết sau khoảng 1 tuần. Mẹ có thể dùng khăn chườm mát vết tiêm cho bé để chai cứng tan nhanh hơn.
  • Chán ăn: Trên 10% bé sau khi tiêm phế cầu có biểu hiện chán ăn do cơ thể có sự rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng sau tiêm. Bé sẽ ăn ngon trở lại sau khoảng 1 tuần, nếu sau đó bé vẫn biếng ăn mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ.
  • Quấy khóc bất thường: Chỉ 0.5% trẻ sau khi tiêm phòng phế cầu có biểu hiện quấy khóc bất thường. Nếu trẻ quấy khóc liên tục trên 3 giờ mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị.
  • Tiêu chảy: Trẻ ít khi gặp tiêu chảy sau tiêm phòng phế cầu (trên 0,1%) với biểu hiện đi ngoài phân lỏng và đi ngoài nhiều hơn 5-6 lần 1 ngày. Biểu hiện này sẽ giảm sau 1-2 ngày. Nếu bé tiêu chảy nhiều hơn 3 ngày mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ để kiểm tra nguyên nhân và điều trị.
  • Nôn, buồn nôn: Biểu hiện nôn, buồn nôn không thường gặp (trên 0,1%) sau khi bé tiêm phế cầu. Biểu hiện này thường có nguyên nhân do tâm lý lo sợ của bé và sẽ tự hết sau 1 ngày. Nếu bé nôn quá 2 ngày mẹ cần đưa bé đến khám bác sĩ.
  • Viêm da dị ứng, chàm, phát ban: Biểu hiện rất hiếm gặp (khoảng 0,05%) và sẽ tự hết trong vòng 3-5 ngày. Nếu quá thời gian này bé chưa khỏi mẹ nên đưa bé đi gặp bác sĩ để được khám và điều trị.

4. Vậy có nên tiêm phế cầu cho trẻ hay không?

Vacxin tiêm phòng phế cầu không thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng nên mẹ có thể lựa chọn tiêm hoặc không tiêm cho bé.

Tuy nhiên như chuyên gia Dr.Papie đã chia sẻ, phế cầu có thể gây nên nhiều bệnh nguy hiểm như: Nhiễm trùng đường hô hấp, nhiễm trùng tai, viêm phổi và thậm chí là nhiễm trùng huyết, viêm màng não… Do đó các bác sĩ nhi khoa khuyến cáo mẹ NÊN tiêm phòng phế cầu sớm cho trẻ sau khi trẻ đủ trên 6 tuần tuổi.

5. 5 trường hợp không được tiêm phòng phế cầu khuẩn

Trẻ khám trước khi tiêm phế cầu
Bác sĩ cần khám cho trẻ để xác định xem bé có đủ điều kiện để tiêm phòng phế cầu không?

Cũng giống như các vacxin khác, trẻ nhỏ khi tiêm phòng phế cầu cần đảm bảo những điều kiện tiêu chuẩn nhất định về mặt sức khỏe.

Với trẻ trên 6 tuần tuổi nhưng không đủ điều kiện sức khỏe tốt thì không được tiêm phế cầu để tránh xảy ra phản ứng ngược với vacxin gây nguy hiểm cho bé. Lúc này mẹ nên chăm sóc và chờ con khỏe mạnh trở lại, sau đó có thể đưa bé đi tiêm.

Sau đây là 5 trường hợp không được tiêm phòng phế cầu khuẩn cho bé

  • Trẻ đang sốt cao
  • Trẻ có tiền sử bị bệnh động kinh, co giật
  • Trẻ bị suy giảm miễn dịch hoặc đang dùng thuốc ức chế miễn dịch
  • Trẻ bị giảm tiểu cầu, rối loạn đông máu
  • Trẻ sinh non chưa đủ 28 tuần tuổi

6. Cần chuẩn bị gì trước khi cho trẻ đi tiêm phòng phế cầu khuẩn

Trẻ bú sữa mẹ
Trước khi đi tiêm  mẹ nên cho trẻ ăn vừa đủ không nên để trẻ đói hoặc ép trẻ ăn quá no

Ở trên mẹ có lẽ đã có thể trả lời được câu hỏi “Tiêm phế cầu có bị sốt không?” Vậy sau khi tiêm phế cầu thì chăm sóc trẻ như thế nào? Để đảm bảo việc tiêm phòng phế cầu của bé được thực hiện và mang lại hiệu quả tốt nhất, mẹ nên lưu ý 3 điều sau trước khi đưa bé đi tiêm phòng:

  • Không nên để trẻ bú quá no hoặc quá đói trước khi tiêm vì có thể làm bé nôn trớ hoặc tụt đường huyết trước khi tiêm làm ảnh hưởng đến quy trình tiêm cho bé.
  • Nên tắm rửa sạch sẽ cho trẻ trước khi tiêm để phòng ngừa nhiễm trùng
  • Thông báo với bác sĩ nếu trẻ đang ốm (ho, sốt) hoặc đang dùng thuốc kháng sinh, ức chế miễn dịch

7. Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng phế cầu khuẩn

Chăm sóc trẻ sau khi tiêm phòng phế cầu khuẩn
Sau tiêm mẹ cần theo dõi bé trong 4 ngày đầu tiên để kịp thời phát hiện trẻ sốt và có biện pháp xử lý kịp thời

Sau khi tiêm, bé cần được theo dõi mức độ phản ứng sau khi tiêm và chăm sóc hậu tiêm phòng để kiểm soát những phản ứng phụ có thể xảy ra.

Bố mẹ cần:

  • Cho trẻ ở lại nơi tiêm chủng sau khi tiêm phòng ít nhất 30 phút: Vì 30 phút đầu là thời điểm quan trọng nhất trẻ có thể có biểu hiện đối kháng nếu không thích ứng với vacxin
  • Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ: Mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin và protein cho bé như thịt, cá, bắp cải xanh, đậu cô ve, hạnh nhân và hoa quả… giúp trẻ tăng cường sức đề kháng làm giảm các phản ứng phụ nếu có.
  • Theo dõi liên tục thân nhiệt bé trong 4 ngày đầu tiên:
    • Nếu trẻ sốt dưới 38.5 độ C: Mẹ không cần dùng thuốc hạ sốt cho bé mà có thể sử dụng các biện pháp an toàn hơn vì không cần đúng liều lượng như chườm ấm hoặc chườm mát bằng khăn hạ sốt chuyên dụng Dr.Papie.
    • Nếu trẻ sốt trên 38.5 độ C: Mẹ cần dùng thuốc hạ sốt cho bé để phòng ngừa khả năng sốt cao gây co giật. Lưu ý sử dụng đúng liều trên hướng dẫn sử dụng để tránh bé ngộ độc thuốc. Nếu sau 4 giờ sử dụng thuốc hạ sốt hạ sốt, nhiệt độ của trẻ không giảm, mẹ đưa trẻ đến khám bác sĩ để được cấp cứu kịp thời.

Trẻ nhỏ sau khi tiêm phòng phế cầu có thể sốt và thường dưới 39 độ, phản ứng này là hoàn toàn bình thường và không gây nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên nếu bé sốt trên 3 ngày hoặc không đỡ sốt sau 4 giờ dùng thuốc hạ sốt mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ ngay.

Có thể bạn quan tâm:

Ngoài câu hỏi tiêm phế cầu có bị sốt không, nếu mẹ còn băn khoăn khác có thể liên hệ với Dr.Papie qua hotline 0911225336 để được giải đáp chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook