Thành phần miếng dán hạ sốt là gì? Tại sao giúp bé hạ sốt?

Mẹ được giới thiệu dùng miếng dán hạ sốt cho bé nhưng còn phân vân, không biết thành phần miếng dán hạ sốt là gì, có thực sự có tác dụng hạ sốt hay không? Câu trả lời cho mẹ đây ạ! Chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ có thông tin chính xác nhất về sản phẩm này, từ đó giúp mẹ chọn được cách hạ sốt tốt nhất cho bé!

Thành phần miếng dán hạ sốt
Miếng dán hạ sốt thường được sử dụng khi trẻ sốt

1. Miếng dán hạ sốt gồm những thành phần nào?

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại miếng dán hạ sốt cho trẻ nhưng hầu hết đều có thành phần chính là hydrogel. Một số loại miếng dán hạ sốt có thêm thành phần khác như tinh dầu bạc hà.

1.1. Thành phần chính: Hydrogel

Hydrogel là một mạng lưới 3D gồm các polymer không tan trong nước, có khả năng hút một lượng nước lớn ở vùng da được dán. Trong thành phần miếng dán hạ sốt giúp hạ nhiệt theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở chỗ được dán ra bên ngoài môi trường. Khi mới dán sẽ có cảm giác mát lạnh giúp trẻ dễ chịu hơn.

Lưu ý: Hydrogel có thể gây tắc ruột hoặc tắc nghẽn đường thở của bé nếu nuốt phải, do đó mẹ không để bé nghịch miếng dán hạ sốt, đưa miếng dán hạ sốt vào miệng.

1.2. Thành phần khác: Tinh dầu bạc hà

Tinh dầu bạc hà (Oleum menthae) được chiết xuất  từ các cây bạc hà. Theo y học cổ truyền, bạc hà có vị cay tính mát thường được sử dụng để giải cảm hạ sốt. Tinh dầu bạc hà trong miếng dán hạ sốt có tác dụng làm giãn nở lỗ chân lông, kích thích tăng tiết mồ hôi giúp đẩy nhanh quá trình thải nhiệt của cơ thể.

Lưu ý: Khi dùng miếng dán chứa tinh dầu bạc hà mẹ cần lưu ý không nên để miếng dán chạm vào mắt, mũi, miệng trẻ vì có thể gây cay mắt, kích ứng,…

Tinh dầu bạc hà có bên trong miếng dán hạ sốt
Tinh dầu bạc hà có trong thành phần miếng dán hạ sốt

Vậy miếng dán hạ sốt có thật sự giúp hạ sốt? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng tại vị trí dán, không có tác dụng toàn thân nên chỉ có tác dụng tốt trong trường hợp bé sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C), nếu bé sốt cao hơn mẹ cần cân nhắc kết hợp thuốc hoặc sử dụng khăn lau hạ sốt chuyên dụng để có tác dụng hạ sốt toàn thân bé.  

2. Trường hợp không nên sử dụng miếng dán hạ sốt

Không phải lúc nào mẹ cũng sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé, vì sử dụng sai đối tượng sẽ gây tác dụng phụ không tốt. Chuyên gia khuyên mẹ KHÔNG NÊN dùng miếng dán hạ sốt trong 3 trường hợp sau: 

  • Dị ứng với thành phần miếng dán: Bé có tiền sử kích ứng với tinh dầu bạc hà hoặc Hydrogel. 
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi không nên dùng miếng dán hạ sốt có tinh dầu bạc hà: Miếng dán thường hay dán ở trán rất gần mắt, mũi và chỉ cố định tại một chỗ nên bé hít phải tinh dầu menthol nhiều làm tăng nguy cơ kích ứng đường hô hấp.
  • Trẻ sốt do viêm phổi: Dùng miếng dán hạ sốt có thể khiến hệ hô hấp của trẻ phải hoạt động nhiều hơn dễ tổn thương hơn và gây khó khăn trong việc điều trị.

3. Dùng miếng dán hạ sốt như thế nào?

Khi sử dụng miếng dán hạ sốt, mẹ nhớ tìm hiểu kỹ các thông tin dưới đây để phát huy tác dụng tốt và đảm bảo an toàn cho trẻ:

3.1. Thời điểm sử dụng

Khi bé sốt dưới 38.5 độ C, mẹ có thể sử dụng miếng dán giúp trẻ mát dễ chịu hơn. Khi trẻ sốt trên 38.5 độ C, có thể dùng kết hợp thuốc hạ sốt với miếng dán để hạ sốt nhanh, tránh biến chứng nguy hiểm như co giật, trụy tuần hoàn,…

Lưu ý: Cần hỏi ý kiến bác sĩ/dược sĩ trước khi sử dụng thuốc hạ sốt cho bé, không sử dụng tuỳ tiện vì có nhiều tác dụng phụ.

3.2. Thời gian sử dụng

Thời gian sử dụng tùy thuộc vào từng loại miếng dán và tình trạng sốt của trẻ, thông thường là từ 2 đến 4 tiếng. Mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng để đảm bảo sử dụng an toàn, hiệu quả nhất cho bé.

Mẹ lưu ý: Miếng dán hạ sốt chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, nếu dán qua đêm mẹ không nên chủ quan mà cần thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của con để có hướng xử lý thích hợp, tránh sốt cao co giật và các biến chứng nguy hiểm khác.

3.3. Cách bóc và dán miếng dán hạ sốt

Cách bóc miếng dán hạ sốt

  • Bóc vỏ miếng dán hạ sốt theo mẫu bóc có sẵn hoặc bóc một đường cách bìa ngoài 1,5 – 2 cm. 
  • Bóc lớp vỏ nilon dán phía trên lớp gel dính.
  • Dán cho trẻ.
Cách sử dụng miếng dán hạ sốt
Cách sử dụng miếng dán hạ sốt cho bé

Về vị trí dán miếng dán hạ sốt:

  • Nách, bẹn: Đây là vị trí tốt nhất vì có nhiều mạch máu lớn đi qua, hiệu quả hạ sốt tốt hơn. 
  • Trán:Thông thường mẹ hay dán miếng dán lên trán con tuy nhiên vị trí này ít các mạch máu lớn đi qua dẫn đến tác dụng hạ sốt không đáng kể.

3.4. Bảo quản miếng dán hạ sốt

Trẻ nhỏ rất hay sốt bất chợt do đó các mẹ thường dự trữ thuốc hạ sốt, miếng dán hạ sốt trong nhà. Vậy bảo quản miếng dán hạ sốt như thế nào là đúng cách?

Để bảo quản tốt nhất, mẹ nên để miếng dán ở nơi thoáng mát nhiệt độ dưới 30 độ C, tránh nắng trực tiếp, độ ẩm dưới 70%.

Ngoài ra, mẹ có thể bảo quản miếng dán hạ sốt trong ngăn mát tủ lạnh. Trước khi sử dụng cần lấy ra để ở nhiệt độ thường 10 – 15 phút để miếng dán bớt lạnh sau đó mới dán cho trẻ, không nên dùng ngay vì sẽ khiến bé giật mình và khó chịu mẹ nhé!

3.5. Chú ý tác hại của miếng dán hạ sốt

Nhiều chuyên gia, bác sĩ cảnh báo mẹ không nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ bởi những tác hại sau:

  • Có thể gây biến chứng nặng nề do sốt: Lầm tưởng về tác dụng của miếng dán hạ sốt dễ dẫn đến tâm lý chủ quan, không thường xuyên theo dõi nhiệt độ và không cho trẻ uống thuốc hạ sốt kịp thời tăng nguy cơ co giật và biến chứng nguy hiểm khi sốt cao.
  • Kích ứng da: Da trẻ nhạy cảm do đó có thể bị kích ứng khi tiếp xúc lâu với thành phần của miếng dán hạ sốt.
Khăn hạ sốt Dr. Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie hạ sốt nhanh an toàn hơn miếng dán

Nếu mẹ đang tìm kiếm một sản phẩm hạ sốt nhanh, an toàn cho bé thì có thể tham khảo sử dụng khăn hạ sốt Dr.Papie. Đây là sản phẩm được nhiều chuyên gia nhi khoa đánh giá cao về tác dụng và tính an toàn. Khăn được tẩm sẵn các thành phần thảo dược lành tính, không tác dụng phụ nên mẹ hoàn toàn yên tâm khi sử dụng cho bé. 

  • Nếu bé trên 3 tháng tuổi: Mẹ chọn khăn hạ sốt Dr.Papie 3mo+ chứa dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh chất chanh, tinh dầu bạc hà,… 
  • Nếu bé dưới 3 tháng tuổi: Mẹ chọn khăn hạ sốt Dr.Papie 0+ chứa tinh dầu tía tô dịu nhẹ, dịch chiết cỏ nhọ nồi, tinh chất chanh,… mẹ nhé!

Khăn hạ sốt Dr.Papie giúp hạ sốt nhanh theo 2 cơ chế vật lý là truyền nhiệt trực tiếp và bay hơi nước. Cách sử dụng đơn giản, mẹ chỉ cần lấy khăn ra và lau chườm toàn thân cho con, đặc biệt là những vị trí có mạch máu lớn đi qua (cổ, nách, bẹn, gan bàn tay, gan bàn chân) liên tục trong 15 – 30 phút. 

Lưu ý: Khăn lau hạ sốt lau chườm toàn thân, giúp bé hạ sốt toàn cơ thể, hiệu quả hạ sốt nhanh hơn chỉ dán tại vị trí cố định.

4. Những lưu ý để sử dụng miếng dán hạ sốt an toàn

Sử dụng miếng dán hạ sốt để đảm bảo an toàn cho trẻ, mẹ cần lưu ý một số điều sau:

4.1. Đọc kỹ thông tin trên bao bì sản phẩm

Thành phần miếng dán hạ sốt có thể khác nhau dẫn đến thời gian, đối tượng sử dụng khác nhau. Do đó trước khi sử dụng miếng dán hạ sốt hay bất cứ sản phẩm gì cho bé, mẹ nên tìm hiểu kỹ thông tin tránh sử dụng sai gây nguy hiểm cho con mẹ nhé!

4.2. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ 

Trẻ có thể sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau do đó nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết việc sử dụng miếng dán hạ sốt có phù hợp với tình trạng hiện tại của bé không mẹ nhé!

4.3. Mua sản phẩm của nhà sản xuất uy tín

Trên thị trường hiện nay xuất hiện nhiều hàng giả, hàng nhái không đảm bảo chất lượng. Do đó, mẹ nên tìm mua ở hiệu thuốc hay những cửa hàng mẹ bé uy tín để mua sản phẩm chính hãng. Mẹ có thể tham khảo sử dụng một số loại miếng dán hạ sốt của thương hiệu nổi tiếng như: Sakura, Aikido, Koolfever…

4.4. Không dán miếng dán hạ sốt vào vết thương hở hoặc lưng, lòng bàn chân

Dán miếng dán vào vết thương hở làm tăng nguy cơ kích ứng do đó mẹ không nên dán vào vị trí tiêm hoặc vùng da đang bị tổn thương. Mẹ cũng không nên dán vào lưng, lòng bàn chân vì có thể khiến bé khó chịu và dễ gây bong miếng dán khi bé cử động.

4.5. Không dùng cho bé có tiền sử dị ứng hoặc gặp các vấn đề về hô hấp

Menthol có thể gây kích ứng hô hấp và khiến cho hệ hô hấp của trẻ hoạt động nhiều hơn. Do đó với trẻ sơ sinh hay trẻ có tiền sử dị ứng, trẻ mắc các vấn đề về hô hấp tuyệt đối không sử dụng miếng dán vì có thể làm bệnh tiến triển nặng hơn, gây khó khăn trong quá trình điều trị.

4.6. Theo dõi trẻ trong suốt quá trình sử dụng

Cần chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bé trong suốt quá trình sử dụng miếng dán hạ sốt, nếu thấy có dấu hiệu bất thường cần ngưng dùng miếng dán ngay:

  • Ngứa da, da đỏ, phát ban
  • Khó thở, thở khò khè
  • Sốt cao, li bì, mệt mỏi
  • Co giật, tím tái
  • Bỏ ăn, bỏ bú, quấy khóc

Hy vọng bài viết trên mang đến những thông tin hữu ích giúp mẹ hiểu hơn về thành phần miếng dán hạ sốt và cách sử dụng miếng dán hạ sốt đảm bảo an toàn, hiệu quả nhất cho trẻ. Nếu mẹ còn thắc mắc cần giải đáp hãy để lại câu hỏi bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911 225 336 để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

2 thoughts on “Thành phần miếng dán hạ sốt là gì? Tại sao giúp bé hạ sốt?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook