Sốt phát ban ở trẻ em bệnh học: Cơ chế bệnh sinh, chẩn đoán và cách điều trị

Sốt phát ban ở trẻ em bệnh học là tình trạng nóng sốt đi kèm với nổi các đốm nhỏ màu đỏ trên da. Bệnh không nguy hiểm nếu được chăm sóc và sử dụng thuốc đúng cách. Tuy nhiên, trong một số trường hợp (hiếm gặp), bệnh có thể gây sốt cao dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho bé.

Bàn về vấn đề này, chuyên gia Dr.Papie có bài chia sẻ về nguyên nhân, cách chẩn đoán và điều trị cho trẻ bị sốt phát ban.

1. Nguyên nhân trẻ bị sốt phát ban

1.1. Cơ chế bệnh sinh của sốt phát ban

Sốt phát ban chủ yếu do sự tác động bởi kháng nguyên của vi khuẩn, virus (gọi là chất gây sốt ngoại sinh). Các chất này không trực tiếp khiến cơ thể sốt, khi vào trong cơ thể các chất gây sốt ngoại sinh kích thích đại thực bào tiết ra các chất gây sốt nội sinh (chủ yếu là các cytokine). Các cytokine thông qua kích thích các Prostaglandin E2 tác động lên trung tâm điều nhiệt làm tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn 37 độ C. 

Kết luận: Sốt phát ban là một phản ứng của cơ thể trước sự xâm nhập của các chất gây sốt ngoại sinh vào cơ thể.

1.2. Các tác nhân gây sốt phát ban

Sốt phát ban chủ yếu do hai chất gây sốt ngoại sinh của virus và vi khuẩn. Cụ thể như sau:

1.2.1. Do virus

Virus một trong những nguyên nhân gây ra sốt phát ban ở trẻ nhỏ. Chúng chủ yếu lây truyền qua đường tiêu hóa và hô hấp, số ít hơn lây qua đường máu, hoặc từ mẹ sang con. 5 loại virus thường gây bệnh là:

Virus Rubella

Virus Rubella
Virus Rubella gây bệnh vào mùa xuân khi bé hít phải giọt nước bọt chứa virus có trong không khí

Tên khoa học là Rubivirus. Xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp khi bé hít phải các giọt nước bọt của người nhiễm bệnh khi ho, hắt hơi. Virus này gây bệnh nhiều nhất vào mùa xuân.

Adenovirus

Adenovirus
Adenovirus gây bệnh quanh năm, xâm nhập vào cơ thể bé thông qua sự tiếp xúc với các đồ vật có chứa virus.

Tên khoa học là Adenoviridae, xâm nhập vào cơ thể thông qua việc bé tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân hoặc gián tiếp qua đồ vật dùng chung. Virus này thường gây bệnh quanh năm.

Virus Herpes

Virus Herpes
Virus Herpes gây bệnh với triệu chứng điển hình các mụn nước nổi rộp trên da, bệnh diễn ra quanh năm

Lây truyền thông qua việc bé cầm nắm các dụng cụ, đồ chơi chứa virus hoặc do tiếp xúc với dịch từ các mụn rộp trên da. Virus này gây bệnh quanh năm.

Enterovirus

Enterovirus
Enterovirus gây bệnh qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Bệnh chủ yếu xảy ra vào thời điểm giao mùa Hè – Thu

Gây bệnh tay chân miệng ở trẻ, xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp hoặc tiêu hóa. Virus này gây bệnh nhiều nhất vào mùa thu và thời điểm giao mùa hè – thu.

Virus sởi

Virus sởi
Virus sởi xâm nhập qua đường hô hấp gây ra triệu chứng, biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của trẻ

Tên khoa học là Polinosa morbillarum, lây truyền qua đường hô hấp. Virus sởi gây bệnh chủ yếu vào khoảng thời gian từ cuối mùa đông đến đầu mùa xuân.

1.2.2. Do vi khuẩn

Khác với virus, vi khuẩn có cấu trúc lớn hơn, độc lực cũng khác khi xâm nhập vào cơ thể thể trẻ. Vi khuẩn ngoài gây ra sốt còn kèm theo chứng nhiễm trùng, một số vi khuẩn có độc tính cao còn gây tổn thương đến các cơ quan của cơ thể như não, mạch máu… Sốt phát ban do vi khuẩn diễn ra quanh năm, thường gặp nhất là 3 loại vi khuẩn sau:

Vi khuẩn Rickettsia 

Vi khuẩn Rickettsia 
Vi khuẩn Rickettsia xâm nhập vào cơ thể trẻ qua các vết cắn gây ra bệnh sốt mò

Là một dạng trực khuẩn ký sinh trong cơ thể các loài chấy, rận. Chúng xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắn của những loài ký sinh, đi vào trong mạch máu khi bé gãi ở vết cắn và phát triển tại đây. Tham khảo thêm về vi khuẩn Rickettsia.

Não cầu khuẩn

Não cầu khuẩn
Não cầu khuẩn gây bệnh viêm não mô cầu khi đi vào cơ thể bé gây nguy hiểm đến tính mạng

Loại vi khuẩn này tồn tại chủ yếu trong cổ họng của một số ít người trưởng thành mà không gây bệnh cho họ. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ thông qua đường hô hấp khi trẻ tiếp xúc với người mang mầm bệnh.

Leptospira 

Leptospira 
Xoắn khuẩn Leptospira tồn tại trong môi trường và xâm nhập vào cơ thể khi trẻ tiếp xúc với đất ẩm, chó mèo

Là một xoắn khuẩn có thể tồn tại rất lâu trong môi trường tự nhiên. Chúng xâm nhập vào cơ thể khi bé tiếp xúc với đất ẩm, chó mèo, các loài lương cư mang mầm bệnh.

2. Triệu chứng bệnh học sốt phát ban ở trẻ nhỏ

Sốt phát có những biểu hiện triệu chứng khác nhau qua từng giai đoạn của bệnh.

2.1. Giai đoạn 1: Trước phát ban

Giai đoạn đầu của sốt phát ban
Giai đoạn đầu trẻ sốt nhẹ, mắt đỏ, đau mỏi cơ, xuất hiện bệnh đường hô hấp như ho, sổ mũi

Thời gian diễn ra: Khoảng 1 tuần

Triệu chứng: 

  • Sốt nhẹ, thường dưới 38.5 độ
  • Các triệu chứng khác: Mắt đỏ, đau mỏi cơ, bệnh đường hô hấp như sổ mũi, ho…

2.2. Giai đoạn 2: Trong phát ban

Giai đoạn phát ban ở trẻ bị sốt phát ban
Khi trẻ giảm sốt các vết ban sẽ dần nổi nên rải rác và dần lan ra khắp cơ thể

Thời gian diễn ra: Kéo dài 3 – 5 ngày

Triệu chứng:

  • Khi trẻ hạ sốt phát ban bắt đầu nổi lên
  • Ban dạng hình tròn, nhỏ, không sần do mọc dưới da. Ban xuất hiện rải rác hoặc thành từng đám có thể lan từ cổ xuống ngực, bụng, chân tay.

2.3. Giai đoạn 3: Sau phát ban

Giai đoạn 3: Sau phát ban
Khi các vết ban dần biến mất trẻ gặp phải tình trạng ho, chảy nước mũi, tiêu chảy, chán ăn, mệt mỏi

Thời gian diễn ra: Kéo dài 3 – 5 ngày

Triệu chứng: 

  • Các vết ban đỏ chuyển sẫm màu, có thể mờ dần và mất hẳn sau 3 – 5 ngày
  • Tiêu chảy: Trẻ bị đi ngoài phân lỏng trong 1 – 2 ngày sau phát ban.
  • Ho, chảy nước mũi
  • Buồn nôn, nôn
  • Trẻ ăn ít, chán ăn, mệt mỏi do sốt

Sốt phát ban xảy ra do nhiều nguyên nhân và mỗi giai đoạn lại có những triệu chứng khác nhau nên muốn điều trị đúng cho trẻ cần phải chuẩn đoán bệnh chính xác, tránh điều trị nhầm khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Trong quá trính sốt rất dễ xuất hiên các biến chứng sốt phát ban ở trẻ như co giật, suy hô hấp…có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe sau này của bé. Vì vậy mẹ cần trang bị kiến thức về dấu hiệu, cách xử trí và cách phòng ngừa 7 biến chứng sốt phát ban ở trẻ em

3. Chẩn đoán sốt phát ban ở trẻ em bệnh học

So sánh vết ban của sốt phát ban, sốt siêu vi, sốt hồi quy
Vết ban của sốt phát ban là ban đỏ, mọc dưới da, không sần và mọc rải rác chứ không tập trung

Chẩn đoán sốt phát ban hiện nay chủ yếu dựa vào triệu chứng đặc trưng của sốt phát ban qua từng thời kỳ. Lưu ý: Sốt phát ban có biểu hiện dễ bị nhầm lẫn với sốt siêu vi và sốt hồi quy.

Sốt phát ban

Sốt siêu vi

Sốt hồi quy

Biểu hiện của ban đỏ

Ban dạng đặc trưng, không sần, mọc khắp cơ thể, xuất hiện sau sốt 1 – 2 ngày.

Ban dạng không đặc trưng, tập trung thành đám lớnxuất hiện ngay khi sốt và tự mất sau vài ngày.

Ban có dạng chấm vàng hoặc xuất huyết từng mảng dưới da.

Biểu hiện khác

Ho, chảy nước mũi, mắt đỏ

Loét miệng, đục giác mạc

Ho hoặc triệu chứng cảm lạnh

Sốt nhẹ dưới 38.5 độ

Vàng da, gan to, đau khi chạm vào lá lách.

Tiền căn dương tính với sốt hồi quy.

Có thể bạn quan tâm: Bé bị sốt phát ban bao lâu thì khỏi? 5 điều cần làm để bé nhanh khỏi bệnh

4. Cách điều trị sốt phát ban ở trẻ em bệnh học

Sốt phát ban ở trẻ em bao lâu thì khỏi? Điều trị ra sao để bé nhanh khỏi? Mục tiêu điều trị sốt phát ban phụ thuộc vào nguyên nhân. Nếu trẻ sốt do virus thì tập trung điều trị triệu chứng. Nếu trẻ sốt do vi khuẩn, cần sử dụng kháng sinh kết hợp với các thuốc điều trị triệu chứng khác. 4 loại thuốc thường dùng cho trẻ bị sốt phát ban:

4.1. Thuốc hạ sốt

Cho trẻ bị sốt phát ban uống thuốc hạ sốt
Cho trẻ uống thuốc hạ sốt khi trẻ sốt trên 38.5 độ C để tránh biến chứng do sốt cao: Co giật, suy hô hấp,…

Sử dụng khi bé sốt từ 38.5 độ C trở lên. Nên sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen vì ít tác dụng phụ, an toàn và hiệu quả nhất với trẻ nhỏ.Trong đó:

  • Paracetamol: Dùng được cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
  • Ibuprofen: Chỉ dùng được cho trẻ từ 3 tháng tuổi trở lên

4.2. Thuốc kháng sinh

Chỉ dùng khi nguyên nhân gây sốt phát ban là do vi khuẩn. Loại thuốc này cần có sự tham khảo của bác sĩ trước khi sử dụng kháng sinh cho trẻ. 3 loại kháng sinh phù hợp nhất với trẻ là:

  • Amoxicillin: Dựa vào cân nặng để xác định liều dùng theo công thức 25 – 50mg/kg/ngày chia đều cho từ 2 – 3 lần uống trong ngày.
  • Ampicillin: Tiêm tĩnh mạch theo liều được bác sĩ chỉ định.
  • Cephalexin: Dựa theo cân nặng để tính liều dùng với công thức 25 – 50mg / kg/ngày, chia đều cho 2 -3 lần uống, sử dụng liên tục trong 6 ngày.

4.3. Thuốc trị tiêu chảy

Trẻ bị tiêu chảy do sốt phát ban
Khi các vết ban mất dần trẻ hay bị tiêu chảy lên mẹ cần chú ý cho trẻ uống thuốc, bổ sung nước để tránh mất nước do tiêu chảy

Sử dụng khi trẻ bị sốt phát ban tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiêu hóa. 2 loại thuốc tiêu chảy thường được bác sĩ chỉ định là: Smecta, Biolactyl.

Lưu ý: Nếu bé không hết tiêu chảy sau khi uống thuốc thì cần đưa đến ngay các cơ sở y tế để được khám chữa bệnh kịp thời.

4.4. Thuốc trị ho

Thuốc ho (HoAstex, Prospan, Siro ho Bổ phế Nam Hà): Dùng khi trẻ sốt kèm ho, ngứa cổ, viêm đường hô hấp.

Lưu ý: Các loại thuốc ho trên đều có dạng siro đặc lên khi uống nên pha loãng với một chút nước ấm để trẻ dễ uống hơn.

Sốt phát ban ở trẻ em bệnh học sẽ không còn nguy hiểm cho trẻ nếu chẩn đoán phát hiện sớm và có cách điều trị đúng và hiệu quả. Nếu cần giải đáp thêm về sốt phát ban bệnh học ở trẻ, bạn vui lòng liên hệ hotline: 024 3824 8222 | 0911.225.336 để nhận sự tư vấn của chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook