Sốt phát ban ở trẻ có lây không? Cách phòng ngừa đơn giản tại nhà

Mẹ cho bé đến trường nhưng trong lớp có bạn đang bị sốt phát ban. Mẹ lo lắng sốt phát ban ở trẻ có lây không? Có nên cho bé tạm nghỉ học ở nhà một thời gian để tránh lây nhiễm? Bài viết dưới đây, Chuyên gia Dr.Papie sẽ giải đáp giúp mẹ, đồng thời hướng dẫn mẹ cách phòng ngừa sốt phát ban tại nhà đơn giản mà hiệu quả.

1. Sốt phát ban ở trẻ có lây không?

Trẻ bị sốt phát ban
Trẻ bị sốt phát ban có thể do nguyên nhân do virus hoặc do vi khuẩn

Sốt nóng phát ban ở trẻ em có lây không? Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà sốt phát ban ở trẻ có thể lây lan hoặc không. Sốt phát ban do vi khuẩn không lây từ người sang người. Sốt phát ban do virus có thể lây lan dễ dàng.

  • Cơ chế lây lan sốt phát ban do virus: Virus thường cư trú ở dịch hô hấp, dịch tiêu hóa (nước bọt, dịch mũi,…). Vì vậy, khi tiếp xúc với người bệnh qua hoạt động nói chuyện, hắt hơi, ho, người lành dễ dàng bị nhiễm virus gây bệnh.
  • Cơ chế lây lan sốt phát ban do vi khuẩn: Vi khuẩn gây bệnh sốt phát ban (vi khuẩn Rickettsia, Não cầu khuẩn, Leptospira) chỉ lây bệnh khi xâm nhập trực tiếp vào máu của bệnh nhân. Vì vậy, chỉ khi côn trùng hoặc ký sinh trùng gây bệnh đốt người lành, vi khuẩn xâm nhập qua vị trí tổn thương trên da đi vào máu mới có thể gây sốt.

2. 2 con đường lây nhiễm sốt phát ban ở trẻ

Trẻ bị lây sốt phát ban
Trẻ bị lây số phát ban do tiếp xúc với người đang mắc sốt hoặc do côn trùng cắn

Sốt phát ban ở trẻ nhỏ có thể lây nhiễm do 2 con đường:

  • Lây từ người sang người: Chủ yếu thông qua tiếp xúc trực tiếp qua đường hô hấp và tiêu hóa.
    • Đường hô hấp: Bé tiếp xúc trực tiếp với người bệnh khi nói chuyện, ôm ấp hoặc nắm phải đồ vật chứa virus. Virus đi vào cơ thể và gây sốt.
    • Đường tiêu hóa: Chẳng may bé ăn phải thức ăn, đồ vật nhiễm virus từ người nhiễm bệnh tiếp xúc trước. Hoặc tay bé chạm vào đồ vật chứa virus rồi cầm thức ăn hoặc tình cờ đưa tay vào miệng làm virus xâm nhập vào cơ thể gây sốt phát ban.
  • Lây từ động vật sang người:
    • Lây khi côn trùng đốt: Một số côn trùng như chấy, rận đã nhiễm virus cắn sau đó lây bệnh cho trẻ.
    • Lây khi chó, mèo, chuột cắn: Virus sốt phát ban cũng có thể tồn tại trong cơ thể một số gia súc và truyền bệnh sang cho người.

Mẹ tìm hiểu thêm: Chuỗi 17+ hình ảnh sốt phát ban ở trẻ giúp mẹ chuẩn đoán nhanh bệnh 

3. Những trẻ có nguy cơ cao bị lây nhiễm sốt phát ban

Trẻ bị sốt phát ban do sức đề kháng yếu
Trẻ có hệ miễn dịch yếu rất dễ bị nhiễm virus dẫn đến mắc sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh có thể lây nhiễm. Nguy cơ lâu nhiễm sốt phát ban phụ thuộc vào môi trường, tình hình dịch tễ, cơ địa và thói quen cá nhân. Những đối tượng trẻ em dưới đây dễ nhiễm bệnh sốt phát ban:

  • Trẻ có tiếp xúc trực tiếp, tiếp xúc gần với bệnh nhân đã nhiễm bệnh: Như đã giải thích ở trên, quá trình giao tiếp, tiếp xúc trực tiếp với dịch hô hấp, tiêu hóa ở trẻ là con đường dễ lây nhiễm nhất.
  • Trẻ có sức đề kháng yếu: Khi có bất cứ tác nhân lạ xâm nhập, cơ thể có cơ chế chống lại tác nhân lạ, bảo vệ cơ thể. Nếu sức đề kháng trẻ yếu, virus dễ tấn công, sinh sôi, phát triển hơn. Trẻ dễ mắc bệnh hơn nên dễ bị lây sốt phát ban hơn.
  • Trẻ đang ốm: Khi trẻ đang bị nhiễm một số bệnh như viêm đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm… cơ thể yếu đi, virus dễ xâm nhập tấn công hơn so với trẻ khỏe mạnh.
  • Trẻ không vệ sinh sạch sẽ: Không rửa tay trước khi ăn, không vệ sinh sạch sẽ cơ thể hằng ngày là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn, virus, côn trùng gây bệnh phát triển.
  • Trẻ không tiêm phòng đầy đủ: Việc tiêm phòng vacxin giúp phòng ngừa được sốt phát ban do một số loại virus như virus sởi, rubella…

4. Các khu vực có nguy cơ cao lây nhiễm sốt phát ban

Bé bị sốt phát ban
Bé sẽ rất dễ bị mắc sốt phát ban khi tiếp xúc với môi trường có người bị mắc sốt phát ban hay vui chơi tại nơi ẩm thấp.

Môi trường, tình hình dịch tễ là một yếu tố quan trọng để đánh giá nguy cơ lây nhiễm sốt phát ban cho trẻ. Dưới đây là một số khu vực có nguy cơ lây nhiễm sốt phát ban cao mẹ cần lưu ý:

  • Trong gia đình: Nếu trong nhà có người bị sốt phát ban, bé có nguy cơ cao tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc hít phải virus gây bệnh.
  • Hàng xóm, khu phố có trẻ bị nhiễm sốt phát ban: Bé dễ bị lây nhiễm nếu chơi cùng trẻ bị sốt phát ban.
  • Trong lớp học: Lớp học có không gian hẹp, các bé chơi đùa, học tập, tiếp xúc trực tiếp với nhau nên tỷ lệ lây nhiễm cao nếu trong lớp có trẻ nhiễm sốt phát ban.
  • Nơi công cộng, đông người qua lại: Cửa hàng, khu du lịch, khu vui chơi giải trí… cũng dễ lây lan bệnh bởi có mật độ người đông, trẻ dễ tiếp xúc với người bị bệnh mà không biết.
  • Nơi ẩm thấp, bụi rậm: Đây là môi trường thuận lợi cho côn trùng sinh sống. Bé dễ bị lây nhiễm nếu bị côn trùng mang virus, vi khuẩn gây bệnh cắn.
  • Trong bệnh viện: Trẻ bị sốt phát ban đi khám hoặc nhập viện có thể lây nhiễm cho trẻ khác tại đây.

5. Các dấu hiệu nhận biết trẻ đã bị lây nhiễm sốt phát ban

Dấu hiệu bé bị sốt phát ban
Dấu hiệu bé bị sốt phát ban ban đầu là chán ăn, mệt mỏi sau đó là tình trạng sốt đi kèm với phát ban

Sốt phát ban là tình trạng hay gặp ở trẻ và có khả năng lây lan. Vì vậy, mẹ cần quan sát, theo dõi để phát hiện kịp thời nếu chẳng may bé bị lây nhiễm. Tránh trường hợp bệnh tiến triển nặng và để lại biến chứng. Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy trẻ đã bị sốt phát ban:

  • Sốt: Thời gian ủ bệnh, bé có thể sốt 1 tuần đầu mà chưa có triệu chứng phát ban. Nhiệt độ sốt thường trên 38 – 39 độ C.
  • Nốt ban: Các nốt ban xuất hiện sau khi bắt đầu đỡ sốt. Có thể ban đỏ hoặc có viền trắng, ngứa hoặc không ngứa. Nốt ban xuất hiện ở khắp toàn thân.
  • Ho, chảy nước mũi và đỏ mắt: Vi khuẩn, virus bội nhiễm có thể gây một số triệu chứng trên đường hô hấp, tiêu hóa như: ho, chảy nước mũi… Sốt cao thời gian dài có thể gây đỏ mắt ở trẻ.
  • Mệt mỏi, chán ăn: Do sốt kéo dài, cơ thể suy nhược làm trẻ mệt mỏi, chán ăn…
  • Triệu chứng khác: Tiêu chảy, buồn nôn, nôn, mê man,…

Các triệu chứng của sốt phát ban khá điển hình, mẹ có thể dễ dàng nhận biết. Các triệu chứng này không quá nguy hiểm nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Tuy nhiên, nếu sốt phát ban không điều trị kịp thời sẽ dẫn đến chứng biến chứng nguy hiểm như viêm tai giữa, viêm não, viêm phổi… Tốt hơn hết mẹ nên có biện pháp phòng ngừa để hạn chế tối đa nguy cơ bị lây nhiễm ở trẻ.

Xem thêm: Trẻ sốt phát ban uống thuốc gì? 11 loại thuốc được bác sĩ khuyên dùng.

6. Cách phòng tránh bị sốt phát ban ở trẻ nhỏ

tiêm phòng sốt phát ban
Tiêm phòng vacxin là một trong những cách phòng ngừa sốt phát ban hiệu quả nhất hiện nay

Cách tốt nhất để phòng ngừa sốt phát ban ở trẻ là giữ cho bé một sức khỏe tốt nhất để chống lại các tác nhân lây nhiễm bệnh. Vì vậy, mẹ cần thực hiện đầy đủ những biện pháp dưới đây:

  • Cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các mũi tiêm cơ bản như: Sởi, quai bị, rubella… Các mũi tiêm vacxin giúp phòng ngừa được nhiều loại virus tấn công trong đó có một số loại virus có thể gây sốt phát ban.
  • Hạn chế cho trẻ đến nơi đông người: Trường học là nơi dễ lây bệnh. Vì vậy nếu chẳng may trẻ bị sốt phát ban thì hãy để trẻ ở nhà, hỗ trợ điều trị đồng thời giảm lây nhiễm cho các bạn.
  • Bổ sung dinh dưỡng: Bổ sung các thực phẩm giàu protein, vitamin và khoáng chất giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Vệ sinh sạch sẽ: Tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ mỗi ngày để loại bỏ vi khuẩn.
  • Cho trẻ vui chơi ở nơi thoáng mát: Tránh những nơi ẩm thấp, tối tăm có nhiều côn trùng.

Mẹ quan tâm:

Vậy sốt phát ban ở trẻ em có lây không? Sốt phát ban là bệnh có thể lây nhiễm từ người sang người và nếu không được điều trị sớm có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa để giữ cho con một sức khỏe tốt nhất, giảm nguy cơ lây nhiễm sốt phát ban.

Nếu có bất cứ băn khoăn nào về sốt phát ban ở trẻ có lây không? Hay có thắc mắc trong quá trình chăm sóc bé bị sốt phát ban, mẹ hãy liên hệ qua hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được Chuyên gia của Dr.Papie giải đáp chính xác, nhanh chóng nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook