Top 5 Thuốc Chữa Nấm Miệng Cho Bé Khỏi Nhanh Và An Toàn Mẹ Nên Biết

Thuốc bôi nấm miệng trẻ em là những loại thuốc kháng nấm, thường được chỉ định trong giai đoạn đầu điều trị. Nếu việc sử dụng thuốc bôi nấm miệng trẻ em không hiệu quả, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng nấm toàn thân đường uống để tiêu diệt hoàn toàn vi nấm và ngăn ngừa bệnh tái phát. Vậy trẻ bị nấm miệng bôi thuốc gì để nhanh khỏi?

1. Nhận biết nấm miệng ở trẻ trước khi dùng thuốc

Nấm miệng ở trẻ em là bệnh do nấm candida phát triển, lây lan quá mức gây ra. Nó có thể xuất hiện ở miệng hoặc một số cơ quan khác trong cơ thể.

Mẹ có thể quan sát và nhận biết các dấu hiệu nấm miệng ở trẻ sơ sinh, trẻ em như:

Các đốm trắng, mảng trắng là dấu hiệu điển hình của nấm miệng
Các đốm trắng, mảng trắng là dấu hiệu điển hình của nấm miệng
  • Lưỡi bé có các đốm trắng, mảng trắng, hơi dày, thường ở lưỡi, má trong, vòm miệng, nướu, amidan hoặc sau cổ họng. Các mảng trắng này bám chắc, khó lấy sạch đi. Có thể chảy máu khi cạo chúng hoặc đánh răng.
  • Nhìn trông giống cặn sữa, miếng phomat trên lưỡi bé. Các mảng trắng đôi khi trông khá bông xốp.
  • Bé bị nứt và đỏ ở khóe miệng (viêm môi góc cạnh)
  • Mất vị giác, bé ăn không được ngon miệng, bỏ ăn, bỏ bú.Trong trường hợp bệnh tưa miệng tiến triển nặng hơn và có thể lan vào thực quản gây:
  • Trẻ đau khi nuốt hoặc khó nuốt
  • Cảm giác thức ăn bị mắc kẹt trong cổ họng hoặc ở giữa ngực
  • Bé có thể bị sốt nhẹ nếu nhiễm trùng lan ra ngoài thực quản

2. 5 Thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em hiệu quả, an toàn nhất

2.1. Thuốc điều trị nấm miệng ở trẻ em Nystatin

Thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em Nystatin
Thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em Nystatin

Nhóm thuốc: Nystatin thuộc nhóm thuốc chống nấm nhóm polyen có tác dụng kìm khuẩn, diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển và tiêu diệt nấm ở niêm mạc miệng, lưỡi. Vì vậy thường được dùng để chữa nấm miệng cho trẻ.

Tác dụng: Thuốc có tác dụng tại chỗ, tác dụng bề mặt nên được dùng trong điều trị nấm miệng, nấm ngoài da khi bôi. Tuy nhiên, nấm lại có khả năng lây lan từ vị trí này sang vị trí khác trong cơ thể. Vậy nên, khi sử dụng nystatin điều trị nấm tại những vị trí nhất định, tỉ lệ tái phát  khá cao.

Cách dùng: Mẹ pha thuốc với khoảng 4 thìa nước sôi để nguội, dùng gạc rơ lưỡi thấm thuốc và rơ cho bé. Sau khi rơ 20 phút mới cho bé ăn hoặc bú lại để hiệu quả điều trị đạt tốt nhất.

Liều dùng:

  • Trẻ sơ sinh: ½ gói 1g mỗi lần, ngày 2 lần.
  • Trẻ em: 1 lần 1 gói 1g, ngày rơ 2 lần.

( Trong trường hợp nhiễm nấm nặng, mẹ có thể rơ cho bé ngày 3-4 lần)

Tác dụng không mong muốn: Thuốc có thể gây dị ứng với thành phần của thuốc sẽ gây nổi bạn, ngứa… cho bé, mẹ cần lưu ý.

2.2. Thuốc bôi nấm miệng trẻ em Miconazole 7

Thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em Miconazole
Thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em Miconazole

Nhóm thuốc: Miconazole là thuốc chống nấm miệng thuộc nhóm imidazole.Có hoạt tính kháng nấm mạnh hơn và phổ tác dụng rộng hơn nystatin.

Cơ chế tác dụng: Miconazole có tác dụng ức chế enzyme tham gia tổng hợp ergosterol – thành phần của màng tế bào vi nấm. Ngăn được nấm phát triển và tiêu diệt nấm.
Chỉ định: Nấm miệng, nấm niêm mạc, nấm bề mặt da, nấm đường tiêu hóa. Một số đường dùng khác như tiêm truyền tĩnh mạch còn được dùng để điều trị nấm toàn thân.

Liều dùng đối với nấm miệng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bôi ngày 2 lần, tiếp tục bôi 1 tuần sau khi khỏi để tránh tái phát.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng không mong muốn: Có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy,…Thuốc gây cảm ứng enzyme gan nên một vài trường hợp cần tăng liều để đạt điều trị tốt nhất.

Lưu ý: Dùng tại chỗ có thể gây kích ứng nhẹ. Khi thấy kích ứng mẹ nên dừng ngay việc dùng thuốc cho bé. Nếu triệu chứng nặng hơn cần đến gặp bác sĩ ngay

2.3. Thuốc chữa nấm miệng trẻ em Fluconazol

Thuốc trị nấm miệng ở trẻ em Fluconazol
Thuốc trị nấm Fluconazol có 2 đường dùng chính là đường bôi và đường uống

Nhóm thuốc: Thuốc trị nấm miệng cho trẻ Fluconazole là thuốc thuộc nhóm triazole.

Cơ chế tác dụng: Fluconazol ức chế enzyme phụ thuộc Cytochrom P450, phá hủy màng tế bào nấm, ngăn chặn nấm tăng sinh. Vì thế tiêu diệt được những loại nấm nhạy với nó.
Chỉ định: Fluconazol được sử dụng để điều trị nhiễm nấm miệng Candida hầu miệng, thực quản, âm đạo và ngoài da. Được dùng để điều trị nấm miệng bằng được uống nếu rơ lưỡi bằng hai thuốc trên mà không hiệu quả

Liều dùng trên trẻ bị nấm miệng:

  • Trẻ trên 4 tuổi: 3mg/kg/ngày
  • Trẻ 2-4 tuổi: liều như trên sau mỗi 48 giờ.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: liều như trẻ trên 4 tuổi nhưng dùng sau mỗi 72 giờ.

Tác dụng không mong muốn: Có thể gây đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy. Mẹ cần lưu ý khi bé được chỉ định dùng thuốc này.

Lưu ý: 

  • Dùng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Không tự ý tăng liều. Khi gặp bất kỳ sự khác thường nào nên báo ngay cho bác sĩ .
  • Không cho bé dùng thuốc này khi đang sử dụng một số thuốc sau:  Terfenadin, cisapride, astemizole, pimozide.

2.4. Thuốc trị nấm miệng trẻ em Clotrimazole

Thuốc trị nấm miệng ở trẻ em Clotrimazole
Thuốc trị nấm Clotrimazole có 2 đường dùng chính là đường uống và đường bôi ngoài da

Chỉ định: Thuốc trị nấm miệng ở trẻ em Clotrimazole là thuốc điều trị nấm tại chỗ như nấm miệng, nấm ngoài da, nấm móng.

Cách dùng: Clotrimazole được dùng đường miệng để điều trị tại chỗ bằng cách:

  • Ngậm viên thuốc trong miệng đến khi tan hoàn toàn, thời gian khoảng 15-30 phút.
  • Trong quá trình ngậm nên nuốt nước bọt để tác dụng đạt được tốt nhất
  • Không nhai hoặc nuốt cả viên.

Liều lượng: 5 viên/ngày.

Thời gian điều trị: Điều trị cho bé trong khoảng 14 ngày để trị nấm miệng.

Tác dụng không mong muốn: Cách điều trị nấm miệng ở trẻ em bằng thuốc Clotrimazole có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như: khó thở, chóng mặt, buồn nôn, ban da…

Lưu ý khi sử dụng: 

  • Mẹ tuyệt đối không tự ý sử dụng Clotrimazole cho bé mà không có hướng dẫn của bác sĩ.
  • Nếu thấy bé có bất cứ triệu chứng bất thường nào, đưa bé đến cơ sở y tế để được kiểm tra bởi bác sĩ.
  • Nếu dùng thuốc trên 7 ngày mà các triệu chứng không khỏi, hãy báo ngay với bác sĩ để được hướng dẫn điều trị tiếp.

2.5. Cách chữa nấm lưỡi ở trẻ em bằng thuốc Amphotericin B

thuốc trị nấm miệng ở trẻ em Amfotericina B
Chỉ dùng thuốc trị nấm Amfotericina B cho trẻ em trong trường hợp nhiễm nấm nặng
  • Thuốc trị nấm miệng cho bé Amphotericin B là thuốc dùng để trị nấm toàn thân hoặc nhiễm nấm nặng.
  • Một số tác dụng không mong muốn thường gặp khi dùng thuốc này cho bé bao gồm: nôn, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau ngực… Nếu mẹ thấy bé có bất kể bất thường nào xuất hiện trong quá trình dùng thuốc hãy báo ngay cho bác sĩ để được tư vấn và xử lý kịp thời.
  • Do hấp thu kém trên đường tiêu hóa nên thường dùng đường tiêm truyền, có thể là đường bôi tại chỗ trong điều trị
  • Thuốc điều trị nấm lưỡi ở trẻ em Amphotericin B có nhiều tác dụng phụ, cần thận trọng khi sử dụng. Phải được chỉ định và hướng dẫn bởi bác sĩ, mẹ không tự ý dùng cho bé tránh để lại hậu quả nặng nề.

Có thể bạn quan tâm: Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi và cách giúp trẻ nhanh khỏi bệnh

3. Lời khuyên khi dùng thuốc trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh

Dưới đây là một số lưu ý mẹ bỉm sữa phải nhớ khi bé bị nấm miệng:

  • Mẹ không tự ý dùng thuốc bừa bãi mà không có sự chỉ dẫn của bác sĩ, dược sĩ.
  • Tuyệt đối không “cậy” các chấm trắng, mảng nấm trắng lên. Bởi vì nếu dùng lực mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc nơi nấm kí sinh ở miệng bé. Gây
  • Mẹ nên hạn chế cho trẻ bú bình, dùng ti giả vì núm vú có thể là nơi cư trú của vi nấm, gây tình trạng nấm tái đi tái lại không khỏi.
  • Sau khi điều trị khỏi, không nên ngừng thuốc ngay mà mẹ cho bé dùng thêm 2 ngày tránh tình trạng nấm tái phát.
  • Việc chỉ sử dụng thuốc là chưa đủ trong quá trình trị nấm. Mẹ cần kết hợp vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho bé mới mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất.
  • Sau 1 – 2 tuần điều trị, nếu tình trạng nấm không khỏi, các triệu chứng vẫn còn, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để đưa ra lời khuyên và hướng điều trị phù hợp nhất.

4. Cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em bằng gạc Dr.Papie

Thuốc Tây y với ưu điểm là tác dụng nhanh nhưng lại gây ra các tác dụng phụ đặc biệt là cần cẩn trọng trên trẻ em. Đối với nấm miệng, những biện pháp không dùng thuốc cũng mang lại hiệu quả cao mà an toàn đối với trẻ.

Mẹ bỉm sữa nên dùng các loại gạc rơ lưỡi thấm một số loại dịch có tác dụng chống nấm như: nước muối sinh lý, dịch chiết rau ngót, dịch chiết lá hẹ… Gạc răng miệng Dr.Papie là loại gạc đang được nhiều bà mẹ ưa chuộng hiện nay với hiệu quả kháng nấm và tính ưu việt vượt trội như sau:

Gạc DrPapie được dệt từ những sợi polyester mềm mại, không gây bụi vải, an toàn cho trẻ từ sơ sinh
Gạc DrPapie được dệt từ những sợi polyester mềm mại, không gây bụi vải, an toàn cho trẻ từ sơ sinh
  • Gạc được dệt từ những sợi polyester mềm mại, không gây bụi vải, an toàn cho trẻ từ sơ sinh.
  • Gạc được thiết kế vừa vặn ngón tay giúp mẹ dễ dàng thao tác rơ lưỡi cho bé.
  • Gạc được tẩm sẵn các dịch chiết hoàn toàn từ tự nhiên: nước muối sinh lý, NaHCO3, dịch chiết lá hẹ chứa các kháng sinh thực vật và xylitol. Thành phần dịch tẩm mang lại hiệu quả chống nấm miệng vượt trội, có thể dùng lâu dài, dùng hằng ngày để vệ sinh răng miệng mà không sợ tác dụng phụ như thuốc Tây.
  • Quá trình sản xuất khép kín, được khử khuẩn cả ở nguyên liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra nên đảm bảo an toàn cho trẻ từ sơ sinh.

Bài viết giúp mẹ bỉm sữa hiểu rõ về vấn đề cách điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em bằng thuốc trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ em một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Top 5 Thuốc Chữa Nấm Miệng Cho Bé Khỏi Nhanh Và An Toàn Mẹ Nên Biết

Liên hệ với chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và tư vấn về sức khỏe răng miệng của bé

  • Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
  • Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
  • Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
  • Website: drpapie.com.vn

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook