Top 6 Cách Trị Tưa Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Mẹ Nên Biết

Bị nấm miệng, tưa lưỡi khiến trẻ bỏ bú biếng ăn. Vậy bé bị nấm miệng, tưa lưỡi phải làm sao? Tham khảo ngay 6 cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh dân gian ngay tại nhà ngay sau đây.

Cách trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh
Cách trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh đơn giản, bé khỏi tưa lưỡi nhanh

1. Cách trị tưa lưỡi cho bé bằng lá hẹ

Phương pháp sử dụng lá hẹ trị tưa lưỡi áp dụng trong những trường hợp nhẹ và vừa. Mẹ nhận biết bằng những biểu hiện cụ thể như sau:

  • Trên lưỡi có nhiều chấm trắng, mảng trắng, ban đầu ở đầu lưỡi, sau đó lan ra toàn bộ lưỡi.
  • Các mảng trắng bám chặt, khó cạo đi.
  • Trẻ hay quấy khóc, kém ăn, bỏ bú.

1.1. Tác dụng của lá hẹ đối với chứng tưa lưỡi ở trẻ nhỏ

Trong thành phần lá hẹ có chứa allicin, adorin… là các kháng sinh tự nhiên có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm mạnh. Chúng có tác dụng loại bỏ các tác nhân gây tưa lưỡi, góp phần điều trị tưa lưỡi hiệu quả.

Lá hẹ trị tưa lưỡi
Lá hẹ được dùng để trị tưa lưỡi cho bé.

1.2. Cách trị tưa lưỡi cho bé bằng lá hẹ

Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu: 

  • Nguyên liệu: 1 nắm (100 gram) lá hẹ, 100 mL nước sạch, 1 nắm muối trắng, gạc rơ lưỡi, chày, cối hoặc máy xay, vải lọc.
  • Tiến hành sơ chế: Ngâm lá hẹ trong nước muối loãng 15 phút, rửa sạch với nước 1 – 2 lần, để ráo. Sau đó, đem lá hẹ vừa rửa giã hoặc xay nát với 100 mL nước sạch.
  • Chế biến lá hẹ thành bài thuốc: Cho hỗn hợp vừa xay/giã vào nồi, đun sôi trong 3 –  5 phút, để nguội đến còn ấm. Sau đó, mẹ lọc qua vải lọc lấy phần dịch trong, bỏ phần bã.

Tiến hành trị tưa lưỡi cho bé sơ sinh:

  • Bước 1 – Đeo gạc tưa lưỡi: Rửa sạch tay với xà phòng. Đeo gạc tưa lưỡi sạch vào ngón trỏ, thấm vào dịch chiết lá hẹ.
  • Bước 2 – Rơ lưỡi: Nhẹ nhàng đưa ngón tay chuyển động theo hình tròn để loại bỏ các mảng bám 2 bên nướu, 2 bên má, vòm họng. Rơ toàn bộ lưỡi bằng cách đưa tay theo 1 chiều từ trong ra ngoài, rơ nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh gây nôn trớ cho bé.

Lưu ý:

  • Gạc tưa lưỡi sau khi dùng 1 lần mẹ nên bỏ đi, bởi vi khuẩn bám trên gạc khó rửa sạch, nếu dùng lại dễ gây nhiễm khuẩn ngược.
  • Thực hiện 1 – 2 lần/ngày, không làm quá nhiều vì sẽ gây tiêu chảy.
  • Cho bé uống khoảng 1 – 2 thìa nước trước khi rơ lưỡi để các mảng trắng mềm ra, dễ lấy đi hơn.

1.3. Đánh giá phương pháp trị tưa lưỡi bằng lá hẹ

Phương pháp trị tưa lưỡi bằng lá hẹ mang lại nhiều ưu điểm nổi bật, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số nhược điểm mẹ cần cân nhắc như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Nguyên liệu dễ kiếm
  • Tiết kiệm chi phí
  • Có một số bé không thích mùi hăng của lá hẹ, không hợp tác với mẹ
  • Có tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… nếu bé nuốt phải lượng lớn nước lá hẹ. 

Để khắc phục những nhược điểm của phương pháp sử dụng lá hẹ đã kể trên, mẹ có thể cân nhắc sử dụng gạc răng miệng có thành phần lá hẹ như gạc răng miệng Dr.Papie.

Bật mí nhỏ cho mẹ về gạc răng miệng Dr.Papie – sản phẩm đầu tiên ứng dụng công nghệ mới tẩm lá hẹ đang được rất nhiều mẹ tin dùng và chuyên gia Nhi khoa đánh giá cao. Bên cạnh lá hẹ, gạc Dr.Papie còn kết hợp với muối, NaHCO3, xylitol giúp tăng cường tác dụng chống nấm, làm sạch tưa lưỡi. Công thức này đã được Bộ Y Tế kiểm định, an toàn khi sử dụng cho trẻ cả trẻ sơ sinh.

Gạc răng miệng Dr. Papie
Gạc răng miệng Dr.Papie giúp kháng khuẩn, kháng nấm, giảm viêm và loại bỏ mảng bám tưa lưỡi hiệu quả.

Gạc răng miệng Dr.Papie được biết đến với các ưu điểm nổi bật như:

  • Chất liệu mềm mại, không kích ứng: Chất liệu polyester không chỉ mềm mại, không gây đau cho bé, mà còn dẻo dai, không bủn mục, không gây kích ứng niêm mạc non nớt của trẻ.
  • Loại sạch tối đa mảng bám: Gạc được dệt hình sóng nước giúp loại bỏ tối đa mảng bám trong khoang miệng bé..
  • Thiết kế nhỏ gọn, dễ sử dụng: Gạc dệt dạng hình ống, vừa ngón tay mẹ, lực ôm vừa đủ giúp ngón tay dễ dàng xoay chuyển khi tưa lưỡi.
  • Mùi vị dễ chịu: Nếu như mẹ lo lắng lá hẹ có mùi vị khó chịu khiến trẻ không hợp tác khi tưa lưỡi thì gạc răng miệng Dr.Papie đã khắc phục được nhược điểm này bằng cách tạo ra vị ngọt tự nhiên của đường lên men xylitol, giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi rơ lưỡi.

2. Cách trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót

Cách trị tưa lưỡi bằng rau ngót thường áp dụng khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi ở mức độ nhẹ, với các biểu hiện như:

  • Trên lưỡi có nhiều chấm trắng, mảng trắng.
  • Các mảng trắng bám chặt, khó cạo đi.
  • Trẻ hay quấy khóc, kém ăn.

2.1. Tác dụng của rau ngót đối với tưa lưỡi

Rau ngót có chứa lượng lớn các protein, vitamin và các acid amin thiết yếu như: lysine, methionin, tryptophan, treonin…giúp tăng cường tổng hợp collagen, protein, giúp tái tạo niêm mạc tổn thương, kháng viêm và sát khuẩn giúp tưa lưỡi mau lành hơn.

Rau ngót trị tưa lưỡi
Rau ngót giúp tái tạo niêm mạc tổn thương, giúp tưa lưỡi mau lành.

2.2. Cách trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót

Cách trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót khá đơn giản với các bước tiến hành như sau:

2.2.1. Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm (100 gram) rau ngót
  • 200 mL nước sạch
  • 1 thìa canh muối trắng
  • Gạc rơ lưỡi
  • Chày, cối hoặc máy xay
  • Vải lọc

Tiến hành sơ chế: Ngâm rau ngót trong nước muối loãng 15 phút, rửa sạch với nước 1 – 2 lần, để ráo.

Chế biến rau ngót thành bài thuốc:

  • Bước 1 – Đun sôi: Cho rau ngót và 1 nửa thìa cà phê muối trắng vào nồi cùng 200 mL nước sạch, đun sôi trong 3 –  5 phút, để nguội đến còn ấm.
  • Bước 2 – Xay nhuyễn: Cho hỗn hợp vào máy xay nhuyễn hoặc dùng chày nghiền nát.
  • Bước 3 – Lọc lấy dịch: Lọc, vắt hỗn hợp qua vải lọc lấy phần dịch trong, bỏ phần bã.

2.2.1. Thực hiện trị tưa lưỡi bằng rau ngót

Tiến hành xử lý tưa lưỡi:

  • Bước 1 – Đeo gạc tưa lưỡi: Rửa sạch tay với xà phòng. Đeo gạc tưa lưỡi sạch vào ngón tay trỏ, thấm vào dịch chiết rau ngót.
  • Bước 2 – Rơ lưỡi: Nhẹ nhàng đưa ngón tay chuyển động theo hình tròn để loại bỏ các mảng bám 2 bên nướu, 2 bên má, vòm họng. Rơ toàn bộ lưỡi bằng cách đưa tay theo 1 chiều từ trong ra ngoài, rơ nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh gây nôn trớ cho bé.

2.2.3. Lưu ý khi trị tưa lưỡi bằng rau ngót

Mẹ lưu ý một số điểm sau để việc trị tưa lưỡi cho bé bằng rau ngót hiệu quả hơn:

  • Kết hợp nước cốt rau ngót với dung dịch nước muối loãng: Nước muối loãng có tác dụng sát khuẩn, lại an toàn với trẻ sơ sinh nên khi kết hợp sẽ làm tăng hiệu quả và giảm thời gian điều trị tưa lưỡi.
  • Không để trẻ nuốt tưa lưỡi: Tưa lưỡi chứa nhiều vi khuẩn, vi nấm gây bệnh, nếu trẻ nuốt vào dễ gây nhiễm khuẩn, nhiễm nấm họng, phế quản… Nên mẹ chú ý thao tác cẩn thận, nhẹ nhàng đưa hết tưa lưỡi ra khỏi miệng trẻ.
  • Thao tác nhẹ nhàng: Mẹ chú ý thao tác nhẹ nhàng, không cạo tưa lưỡi, không thọc ngón tay quá sâu vào miệng bé để tránh bé khó chịu, đau đớn, nôn trớ và không hợp tác.
  • Không sử dụng phương pháp trị tưa lưỡi bằng rau ngót kéo dài: Nếu sử dụng rau ngót 5 – 7 ngày mà tưa lưỡi của trẻ không hết, có dấu hiệu nặng lên thì có lẽ phương pháp này đã không còn hiệu quả nữa, mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để được điều trị sớm nhất.

2.3. Đánh giá phương pháp trị tưa lưỡi bằng rau ngót

Phương pháp trị tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng rau ngót có một số ưu, nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Nguyên liệu dễ kiếm
  • Tiết kiệm chi phí
  • Khó kiểm soát an toàn, lá rau ngót có nguy cơ còn tồn dư thuốc tăng trưởng, thuốc bảo vệ thực vật.
  • Tự chế biến tại nhà sẽ không đảm bảo liều lượng. Dịch loãng sẽ không có tác dụng trị bệnh
  • Có thể gây ảnh hưởng tới giấc ngủ và khả năng hấp thụ canxi của bé nếu dùng kéo dài. 

3. Cách trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng lá trà xanh

Sử dụng lá trà xanh là phương pháp được sử dụng rộng rãi để điều trị các trường hợp tưa lưỡi nhẹ và vừa, với những biểu hiện như sau:

  • Trên lưỡi có nhiều chấm trắng, mảng trắng, ban đầu ở đầu lưỡi, sau đó lan ra toàn bộ lưỡi.
  • Các mảng trắng bám chặt, khó cạo đi.
  • Trẻ hay quấy khóc, kém ăn, bỏ bú.

3.1. Tác dụng của lá trà xanh đối với tưa lưỡi

Trà xanh có khả năng sát trùng và kháng khuẩn tốt, giúp loại bỏ tác nhân gây tưa lưỡi, hỗ trợ điều trị tưa lưỡi ở trẻ. Bên cạnh đó, trà xanh chứa nhiều các thành phần có tính oxy hóa mạnh, góp phần bảo vệ và tăng cường tái tạo tế bào, giúp mau lành niêm mạc, tưa lưỡi nhanh khỏi hơn.

Trà xanh trị tưa lưỡi.
Trà xanh có vai trò loại bỏ tác nhân gây bệnh, bảo vệ niêm mạc tổn thương do tưa lưỡi.

3.2. Cách trị tưa lưỡi cho bé bằng lá trà xanh

Quy trình chuẩn bị, sơ chế nguyên liệu và xử lý tưa lưỡi cho bé bằng lá trà xanh tương đối đơn giản, mẹ tham khảo cách tiến hành dưới đây:

3.2.1. Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm (50 gram) lá trà xanh
  • 100 mL nước sạch
  • 1 nắm muối trắng
  • Gạc rơ lưỡi

Tiến hành sơ chế: Ngâm lá trà xanh trong nước muối loãng 15 – 20 phút, rửa sạch với nước 1 – 2 lần, để ráo.

Chế biến lá trà xanh thành bài thuốc:

  • Bước 1 – Đun sôi: Cho lá trà xanh, nửa thìa cà phê muối trắng và 100mL nước sạch vào nồi, đun sôi trong 3 –  5 phút, để nguội đến còn ấm.
  • Bước 2 – Gạn lấy dịch: Gạn lấy phần dịch trong, bỏ phần bã lá.

3.2.2. Thực hiện trị tưa lưỡi bằng lá trà xanh

Tiến hành xử lý tưa lưỡi:

  • Bước 1 – Đeo gạc tưa lưỡi: Rửa sạch tay với xà phòng. Đeo gạc tưa lưỡi sạch vào ngón tay trỏ, thấm vào dịch chiết lá trà xanh.
  • Bước 2 – Rơ lưỡi: Nhẹ nhàng đưa ngón tay chuyển động theo hình tròn để loại bỏ các mảng bám 2 bên nướu, 2 bên má, vòm họng. Rơ toàn bộ lưỡi bằng cách đưa tay theo 1 chiều từ trong ra ngoài, rơ nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh gây nôn trớ cho bé.

3.2.3. Lưu ý khi trị tưa lưỡi bằng lá trà xanh

Mẹ lưu ý một số điểm cơ bản sau khi trị tưa lưỡi bằng lá trà xanh cho bé:

  • Giảm bớt vị đắng của trà xanh: Trà xanh có vị hơi đắng nên bé thường không hợp tác khi rơ. Khi đó, mẹ có thể pha loãng nước trà hoặc thêm một chút đường để giảm vị đắng của trà, bé hợp tác hơn.
  • Làm sạch lá trà xanh: Hiện nay trà xanh được phun thuốc trừ sâu khá nhiều nên để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần ngâm lá trà trong nước muối loãng ít nhất 15 phút rồi rửa lại lá dưới vòng nước đang chảy 1 – 2 lần để làm sạch lá.
  • Không sử dụng lá trà xanh để tưa lưỡi hằng ngày cho trẻ: Bởi nước trà xanh dùng liên tục có thể làm xỉn màu men răng của trẻ, nên mẹ hãy thực hiện cách ngày để hạn chế ảnh hưởng tới sự phát triển răng của trẻ.

3.3. Đánh giá phương pháp trị tưa lưỡi bằng lá trà xanh

Phương pháp trị tưa lưỡi cho trẻ bằng lá trà xanh có một số ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Nguyên liệu dễ kiếm
  • Tiết kiệm chi phí
Chỉ áp dụng cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên, không được dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi. Bởi trẻ dưới 6 tháng tuổi là đối tượng nhạy cảm, trong khi đó, trà xanh có chứa caffein, gây kích thích thần kinh, khiến trẻ hiếu động quá mức, loạn nhịp tim, bồn chồn… nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

4. Cách trị tưa lưỡi bằng cỏ mực (cỏ nhọ nồi)

Phương pháp trị tưa lưỡi bằng cỏ mực thường áp dụng khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi ở mức độ nhẹ, với các biểu hiện như:

  • Trên lưỡi có nhiều chấm trắng, mảng trắng.
  • Các mảng trắng bám chặt, khó cạo đi.
  • Trẻ hay quấy khóc, kém ăn.

4.1. Tác dụng của cỏ mực đối với tưa lưỡi

Cỏ mực (cỏ nhọ nồi) có khả năng kháng khuẩn, kháng viêm, giúp giảm thiểu các tác nhân gây tưa lưỡi. Bên cạnh đó, cỏ mực còn chứa một số chất có tính oxy hóa, giúp bảo vệ tế bào, tái tạo niêm mạc, giúp tưa lưỡi mau lành.

Cỏ mực trị tưa lưỡi trẻ sơ sinh
Cỏ mực được sử dụng phổ biến để trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.

4.2. Cách trị tưa lưỡi cho bé bằng cỏ mực

Cách trị tưa lưỡi cho bé bằng cỏ mực tiến hành theo các bước như sau:

4.2.1. Chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

Nguyên liệu:

  • 1 nắm (40 – 50 gram) cỏ mực
  • 50 mL nước sạch ấm (37 – 38 độ C)
  • 1 thìa canh muối trắng
  • Gạc rơ lưỡi
  • Chày, cối hoặc máy xay
  • Vải lọc

Tiến hành sơ chế: Ngâm cỏ mực trong nước muối loãng 15 phút, rửa sạch với nước 1 – 2 lần, để ráo.

Chế biến cỏ mực thành bài thuốc:

  • Bước 1 – Xay nhuyễn: Xay hoặc giã nhuyễn cỏ mực với 50mL nước sạch ấm (37 – 38 độ C).
  • Bước 2 – Lọc lấy dịch: Lọc, vắt hỗn hợp qua vải lọc lấy phần dịch trong, bỏ phần bã.

4.2.2. Thực hiện trị tưa lưỡi bằng cỏ mực

Tiến hành xử lý tưa lưỡi:

  • Bước 1 – Đeo gạc tưa lưỡi: Rửa sạch tay với xà phòng. Đeo gạc tưa lưỡi sạch vào ngón tay trỏ, thấm vào dịch chiết cỏ mực.
  • Bước 2 – Rơ lưỡi: Nhẹ nhàng đưa ngón tay chuyển động theo hình tròn để loại bỏ các mảng bám 2 bên nướu, 2 bên má, vòm họng. Rơ toàn bộ lưỡi bằng cách đưa tay theo 1 chiều từ trong ra ngoài. Rơ nhẹ nhàng và dứt khoát, không đưa quá sâu vào miệng bé để tránh gây nôn trớ.

4.2.3. Lưu ý khi trị tưa lưỡi bằng cỏ mực

Nước cỏ mực có màu đen, dễ làm xỉn màu răng, nướu của bé. Để hạn chế điều này, mẹ nên cho bé uống 1 – 2 thìa nước ấm sau khi rơ lưỡi vài phút để làm sạch lưỡi cho bé.

4.3. Đánh giá phương pháp trị tưa lưỡi bằng cỏ mực

Phương pháp trị tưa lưỡi bằng cỏ mực cho bé có những ưu điểm và nhược điểm sau đây:

Ưu điểm Nhược điểm
  • Tiết kiệm chi phí
  • Cỏ mực có màu đen nên mẹ mất thêm công đoạn làm sạch lưỡi bé bằng nước sau khi trị tưa lưỡi bằng cỏ mực.
  • Nguyên liệu cỏ mực (cỏ nhọ nồi) không dễ kiếm.

5. Cách trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng baking soda

Phương pháp trị tưa lưỡi bằng baking soda thường áp dụng khi trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi ở mức độ nhẹ, với các biểu hiện như:

  • Trên lưỡi có nhiều chấm trắng, mảng trắng.
  • Các mảng trắng bám chặt, khó cạo đi.
  • Trẻ hay quấy khóc, kém ăn.

5.1. Tác dụng của baking soda đối với chứng tưa lưỡi của trẻ

Baking soda có bản chất là natri hydrocarbonat, có tính base (kiềm). Nhờ vậy, nó có khả năng điều chỉnh pH của nhiều loại dịch và máu. 

Một trong những nguyên nhân gây tưa lưỡi là do sự mất cân bằng acid – base trên niêm mạc lưỡi, tạo điều kiện để vi khuẩn và nấm phát triển. Khi đó baking soda có vai trò điều chỉnh pH dịch niêm mạc, “phá vỡ” môi trường phát triển của nấm men. Từ đó, chất này góp phần điều trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.

Banking Sôda trị tưa lưỡi trẻ sơ sinh
Baking soda tạo pH kiềm, giúp ức chế sự phát triển của nấm men gây tưa lưỡi ở trẻ.

5.2. Cách trị tưa lưỡi cho bé bằng baking soda

Phương pháp trị tưa lưỡi cho bé bằng baking soda khá đơn giản, chỉ với các bước sau:

5.2.1. Chuẩn bị dụng cụ

Nguyên liệu:

  • Nửa thìa cà phê baking soda
  • 100 mL nước ấm
  • Gạc rơ lưỡi

Cách pha chế baking soda thành dung dụng trị tưa lưỡi:

  • Hòa tan baking soda trong 100 mL nước ấm.

5.2.2. Thực hiện trị tưa lưỡi bằng baking soda

Tiến hành xử lý tưa lưỡi:

  • Bước 1 – Đeo gạc tưa lưỡi: Rửa sạch tay với xà phòng. Đeo gạc tưa lưỡi sạch vào ngón tay trỏ, thấm vào dung dịch baking soda.
  • Bước 2 – Rơ lưỡi: Nhẹ nhàng đưa ngón tay chuyển động theo hình tròn để loại bỏ các mảng bám 2 bên nướu, 2 bên má, vòm họng. Rơ toàn bộ lưỡi bằng cách đưa tay theo 1 chiều từ trong ra ngoài. Rơ nhẹ nhàng và dứt khoát để tránh gây nôn trớ cho bé.

5.2.3. Lưu ý khi trị tưa lưỡi bằng baking soda

Khi tiến hành rơ lưỡi cho bé bằng baking soda, mẹ giữ bé ngồi thẳng để tránh bé nuốt phải. Bởi dung dịch baking soda có tính kiềm. Việc tăng độ kiềm trong dịch dạ dày có thể gây kích ứng niêm mạc thực quản, dạ dày của bé.

5.3. Đánh giá phương pháp trị tưa lưỡi bằng baking soda

Phương pháp trị tưa lưỡi bằng baking soda có những ưu điểm và nhược điểm như sau:

Ưu điểm

Nhược điểm

  • Nguyên liệu dễ kiếm
  • Tiết kiệm chi phí
  • Liều lượng lớn sẽ gây thay đổi pH khoang miệng, gây kích ứng niêm mạc miệng, ảnh hưởng tới sự phát triển răng, nướu của trẻ.

6. Cách trị tưa lưỡi bằng thuốc cho trẻ sơ sinh

Phương pháp trị tưa lưỡi bằng thuốc cho trẻ sơ sinh áp dụng khi tưa lưỡi chuyển sang mức độ nặng, khi đã thất bại với các biện pháp không dùng thuốc khác.

Mẹ có thể nhận biết trẻ bị tưa lưỡi nặng với những biểu hiện như:

  • Các mảng trắng nổi nhiều trên lưỡi, lan sang hai má, vòng họng, lợi và amydal.
  • Niêm mạc miệng sưng đỏ, đau rát khiến trẻ quấy khóc, khó ăn, khó nuốt.
  • Chỗ sưng đỏ dễ trầy xước, chảy mủ, chảy máu.
  • Khóe miệng đỏ, khô, nứt nẻ.

Lưu ý: Mẹ tuân thủ liều lượng và cách sử dụng các loại thuốc bên dưới theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng. Nếu sau 14 ngày dùng thuốc bé vẫn chưa khỏi, mẹ cần đưa bé đi khám lại.

6.1. Các loại thuốc thường được chỉ định để trị tưa lưỡi

Tác nhân chủ yếu gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là nấm Candida albicans, do đó, các loại thuốc kháng nấm thường được dùng trong điều trị tưa lưỡi.

6.1.1. Nystatin

Nystatin là một kháng sinh chống nấm, có tác dụng kìm hãm hoặc diệt nấm mà không tác động đến vi khuẩn bình thường trên cơ thể. Nystatin nhạy cảm nhất là các nấm men và có tác dụng rất tốt trên Candida albicans.

6.1.2. Miconazol

Miconazol là một imidazol tổng hợp có tác dụng chống nấm và chống vi khuẩn bằng cách làm thay đổi tính thấm và chức năng của màng tế bào nấm, vi khuẩn. Miconazol có tác dụng kháng các loại nấm và vi khuẩn trên niêm mạc miệng như: Candida albicans, Aspergillus spp., Cryptococcus neoformans, Pseudallescheria boydii,… giúp loại bỏ tác nhân gây nấm miệng, giúp điều trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh.

6.1.3. Fluconazol

Fluconazol là thuốc đầu tiên của nhóm thuốc tổng hợp triazol chống nấm mới. Fluconazol được sử dụng trong trường hợp nhiễm nấm Candida spp. trong đó có tưa lưỡi, khi bệnh nhân không dung nạp với các thuốc kháng nấm thông thường hoặc các thuốc này không có tác dụng. 

6.2. Lưu ý khi trị tưa lưỡi bằng thuốc

Trong quá trình điều trị tưa lưỡi bằng thuốc cho bé, mẹ bỏ túi một vài lưu ý nhỏ sau:

  • Không cố cậy tưa lưỡi dưới mọi hình như: Tưa lưỡi bám khá chắc, nên khi chúng chưa sẵn sàng bong ra mà mẹ cố cậy sẽ dẫn đến trầy xước, tổn thương niêm mạc, chảy máu, nhiễm trùng niêm mạc miệng của bé.
  • Tiếp tục rơ lưỡi cho trẻ trong ít nhất 2 ngày sau khi điều trị ổn: Bệnh tưa lưỡi chủ yếu do nấm nên khó điều trị và dễ tái phát nên mẹ cần tiếp tục rơ lưỡi cho trẻ trong ít nhất 2 ngày sau khi các triệu chứng biến mất. 
  • Vệ sinh miệng thường xuyên cho trẻ: Mẹ vệ sinh miệng cho bé 2 lần/ngày bằng cách thấm nước muối sinh lý lên khăn sữa hoặc dùng gạc răng miệng chuyên dụng, từ từ xoa đều nhẹ nhàng vùng nướu, lưỡi và hai má của trẻ.

Qua bài viết trên, Dr.Papie đã gợi ý cho mẹ 6 cách trị tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả. Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi, mẹ có thể lựa chọn phương pháp phù hợp nhất, an toàn và hiệu quả nhất để điều trị tưa lưỡi cho bé yêu nhà mình.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook