Trắng lưỡi là một tình trạng khá phổ biến với các mảng trắng hình thành trên đầu lưỡi của trẻ. Các chấm trắng này to dần theo thời gian, bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, dính chặt vào niêm mạc gây cảm giác khó chịu. Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ thường quấy khóc, bỏ bú, bỏ ăn. Sau đây, chuyên gia của Dr.Papie sẽ hướng dẫn mẹ cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả tại nhà.

1. Nguyên nhân và dấu hiệu trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
1.1. Nguyên nhân gây trắng lưỡi ở trẻ
Trắng lưỡi đơn thuần là những cặn sữa đọng lại trong miệng bé. Ngoài ra, một số bệnh lý thường gặp có thể gây ra hiện tượng trắng lưỡi như:
- Nấm lưỡi (tưa lưỡi)
- Viêm lưỡi bản đồ
- Bệnh Lichen phẳng vùng miệng …
1.1.1. Nấm lưỡi (tưa lưỡi)
Nấm lưỡi là bệnh do nấm Candida Albicans ký sinh trong miệng. Đây cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh. Loại nấm này có trong khoang miệng của trẻ, thường không gây hại. Nhưng nó lại có khả năng sinh sôi nhanh chóng và gây bệnh khi gặp các điều kiện thuận lợi như vệ sinh răng miệng kém, hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu, thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh hay sử dụng các thuốc corticosteroid …
Nấm lưỡi thường có các triệu chứng phổ biến như:
- Xuất hiện các đốm trắng như cặn sữa hoặc bông nổi trên bề mặt lưỡi của trẻ.
- Gây đau rát, đỏ, sưng tại vị trí lưỡi.
- Khô miệng, nứt nẻ môi và có vết nứt ở khóe miệng.
Nấm lưỡi là bệnh lây nhiễm qua các con đường như lây từ trẻ mắc bệnh sang trẻ khác khi dùng chung đồ dùng: núm vú giả, cốc, bát, thìa, đồ chơi (trẻ có thói quen ngậm đồ chơi)… Ngoài ra, nấm lưỡi còn có thể lây từ mẹ sang con do nhiễm trùng nấm âm đạo ở người mẹ trong quá trình chuyển dạ, hay lây từ núm vú của mẹ sang miệng của trẻ nếu người mẹ bị nhiễm trùng nấm men ở vú (tự nhiễm).
1.1.2. Viêm lưỡi bản đồ
Viêm lưỡi là một loại rối loạn nhẹ trông giống như bản đồ trên lưỡi của trẻ và không gây nguy hiểm, nhưng nó vẫn là nguyên nhân khiến trẻ có biểu hiện trắng lưỡi. Hiện vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên theo một số nghiên cứu thì nguyên nhân gây ra hiện tượng trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể liên quan đến các bệnh lý khác: vảy nến, thiếu máu, dị ứng… hoặc do di truyền.
Biểu hiện của viêm lưỡi bản đồ là:
- Những chấm trắng đục trên mặt lưng của lưỡi, tạm thời bong ra kèm theo ban đỏ không đều.
- Các cạnh ngoằn ngoèo làm cho bề mặt lưỡi giống như một bản đồ.
- Rìa vết bệnh có màu vàng tro hoặc trắng, hơi gồ lên, phân giới rõ ràng với phần niêm mạc của lưỡi lành.
- Viêm lưỡi bản đồ có thể kéo dài vài tháng hoặc hơn và thường xuyên tái phát, thường gây đau rát, cản trở ăn uống khi có bội nhiễm.
Viêm lưỡi bản đồ không phải bệnh lây nhiễm, vì vậy mẹ chỉ cần phòng bệnh cho con bằng cách giữ vệ sinh răng miệng, uống nhiều nước.
1.1.3. Bệnh Lichen phẳng vùng miệng
Lichen phẳng vùng miệng là nguyên nhân gây ra tình trạng lưỡi trắng ở trẻ sơ sinh. Bệnh lichen ở vùng miệng là một bệnh viêm mãn tính ảnh hưởng đến niêm mạc miệng và rất hiếm gặp. Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa được biết, nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy các tế bào miễn dịch dường như tấn công niêm mạc miệng và gây ra các tổn thương.
Lichen phẳng ở miệng có thể xuất hiện dưới dạng:
- Các đốm trắng, mô đỏ sưng tấy hoặc vết loét.
- Những vết thương này có thể gây đau, bỏng hoặc gây nên những khó chịu khác cho trẻ.
- Các tổn thương do lichen phẳng vùng miệng gây ra có đặc điểm: mảng trắng hình nhẫn, tăng sừng hóa mô đỏ, mềm, sưng lên và xuất hiện nhiều vết loét.
Lichen phẳng ở miệng không lây từ người sang người.

1.1.4. Trắng lưỡi do cặn sữa
Bên cạnh các bệnh lý, việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ gây ra cặn sữa cũng là một nguyên nhân trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh
Nguồn năng lượng chính của trẻ được cung cấp từ sữa. Nếu mẹ không thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho con, sữa sẽ đọng lại trên lưỡi và tạo thành cặn sữa khiến lưỡi trẻ chuyển sang màu trắng đục, gây ra hiện tượng trắng lưỡi.
Trắng lưỡi do cặn sữa thường xuất hiện lớp màu trắng mỏng trên bề mặt lưỡi trẻ và không gây đau rát hay bất kì kích ứng nào cho trẻ.
Cặn sữa không lây nhiễm và có thể loại bỏ dễ dàng bằng cách vệ sinh khoang miệng sạch sẽ cho bé.
1.2. Dấu hiệu trắng lưỡi ở trẻ
Tìm hiểu những dấu hiệu đặc trưng giúp mẹ có thể xác định chính xác cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh.
Bệnh |
Dấu hiệu đặc trưng |
Nấm lưỡi |
|
Viêm lưỡi bản đồ |
|
Cặn sữa |
|
2. Cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng rau ngót
Không chỉ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, nước rau ngót còn giúp loại bỏ các mảng bám trên lưỡi bé. Bởi, tác dụng nổi bật của rau ngót là làm sạch, kháng viêm và sát trùng khoang miệng. Vì vậy, đây là một lựa chọn ưu tiên trong chữa nấm cho trẻ. Ngoài ra, rau có vị ngọt mát nên bé sẽ dễ dàng hợp tác với mẹ trong việc vệ sinh lưỡi. Phương pháp này dễ thực hiện, chi phí thấp và hiệu quả cao.
Tuy nhiên, cách chữa trắng lưỡi ở trẻ bằng rau ngót chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi. Vì rau ngót có thể gây kích ứng ruột, khó tiêu, đi ngoài nhiều lần và thậm chí gây ngộ độc cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần chọn rau ngót có nguồn gốc sạch sẽ, không chất bảo quản và các hóa chất khác.
Để trị trắng lưỡi cho bé bằng rau ngót, mẹ cần làm theo các bước sau:
- Bước 1: Lấy một nắm lá ngót (khoảng 100g), rửa sạch với nước muối.
- Bước 2: Cho lá rau ngót vào nồi cùng với một ít muối trắng rồi đun sôi lên
- Bước 3: Để nguội hỗn hợp, xay nhuyễn và vắt lấy nước
- Bước 4: Dùng gạc thấm nước lá ngót đã chuẩn bị và lau lưỡi trẻ một cách nhẹ nhàng.
Lưu ý: Hiện nay rau ngót bị phun một lượng lớn thuốc bảo vệ thực vật nên các mẹ nên ngâm với nước muối loãng 15 phút trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3. Chữa trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh bằng cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
Sử dụng cỏ nhọ nồi cho trẻ bị tưa lưỡi trắng là một phương pháp dân gian hiệu quả. Cỏ nhọ nồi có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, kháng nấm…được dùng để phòng và điều trị một số bệnh như: nấm trắng lưỡi, tưa lưỡi, viêm nướu… Ngoài ra, cỏ nhọ nồi còn có vị ngọt mát, giúp bé dễ hợp tác hơn khi rơ lưỡi. Đây là phương pháp điều trị hiệu quả, chi phí thấp và dễ thực hiện.
Tuy nhiên, cỏ nhọ nồi nếu không được đảm bảo vệ sinh sẽ dễ gây viêm nhiễm cho trẻ khi sử dụng. Ngoài ra, bản thân cỏ nhọ nồi cũng có chứa hoạt chất gây viêm mạnh nên càng dễ gây viêm, nhiễm trùng lưỡi của bé.
Thao tác thực hiện cũng rất dễ dàng:
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị khoảng 50g cỏ nhọ nồi, rửa sạch ngâm nước muối loãng rồi lau khô.
- Bước 2: Giã nhuyễn hoặc xay nhỏ cỏ nhọ nồi với 50-100ml nước ấm, vắt kiệt nước
- Bước 3: Mẹ đặt gạc vào ngón tay trỏ, nhúng vào dung dịch đã chuẩn bị rồi nhẹ nhàng rơ lưỡi và miệng cho trẻ.
Lưu ý: Khi áp dụng cách làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh này, mẹ cần chú ý tới vết đen từ cỏ nhọ nồi gây cảm giác bẩn, do đó nên cho bé uống vài thìa nước sau khi lau lưỡi 2-3 phút.
4. Lá hẹ – dược liệu tốt giúp chữa trắng lưỡi cho trẻ
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, lá hẹ có chứa các thành phần kháng sinh như: allicin, sulfit, odorin,… Đây là những “kháng sinh tự nhiên” rất an toàn, không gây tác dụng phụ hay nguy hiểm cho sức khỏe người dùng. Lá hẹ giúp tiêu diệt nhanh chóng vi khuẩn, nấm miệng và các bệnh do vi khuẩn gây ra bởi nấm candida như trắng lưỡi, tưa miệng, … Không những vậy, phương pháp này còn có chi phí siêu rẻ, lại

Tuy nhiên, cách chữa trắng lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi. Phương pháp này cũng gây nhiều khó khăn cho mẹ trong khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng như thao tác vì lá hẹ có mùi hăng nên trẻ thường không thích.
Để rơ lưỡi cho trẻ bằng lá hẹ, mẹ cần thực hiện các thao tác sau:
- Bước 1: Lấy 1 nắm lá hẹ (khoảng 100g) đã rửa sạch, giã nhuyễn hoặc sắc với khoảng 50ml nước.
- Bước 2: Đun sôi hỗn hợp, để nguội rồi lọc lấy dịch chiết.
- Bước 3: Đeo gạc rơ lưỡi vào đầu ngón tay trỏ, ngâm với dịch chiết lá hẹ rồi lau nhẹ lên lưỡi của trẻ.
Một số lưu ý khi rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ như:
- Lá hẹ có mùi hắc nên trẻ có thể không thích, gây khó khăn cho mẹ khi rơ lưỡi.
- Lá hẹ có thể gây ra một số tác dụng phụ như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đi ngoài nhiều lần…
5. Dùng lá trà xanh trị trắng lưỡi cho trẻ
Lá trà xanh có chứa các tinh chất có khả năng sát trùng tốt, diệt khuẩn nhanh nên có hiệu quả cao trong phòng ngừa các bệnh răng miệng như nấm trắng lưỡi. Phương pháp này dễ thực hiện, chi phí thấp và hiệu quả cao.
Tuy nhiên, lá trà xanh không được sử dụng cho trẻ dưới sáu tháng tuổi do có chứa nhiều Caffeine – chất tạo cho vị đắng của trà. Caffeine hoạt động bằng cách kích thích não và hệ thần kinh trung ương, do đó nó gây hại cho trẻ dưới sáu tháng tuổi.
Để thực hiện rơ lưỡi cho con bằng lá trà xanh, mẹ cần chuẩn bị:
- Bước 1: Chuẩn bị lá trà xanh 1 năm tuổi (khoảng 50g), rửa sạch, để ráo nước.
- Bước 2: Cho vào nồi đun sôi với 100ml nước và một ít muối trắng.
- Bước 3: Để nguội, gạn lấy nước trà.
- Bước 4: Đeo gạc rơ lưỡi cho bé vào ngón tay trỏ, thấm nước trà đã chuẩn bị và nhẹ nhàng rơ lưỡi cho trẻ.
Lưu ý khi rơ lưỡi cho trẻ bằng lá trà xanh:
- Trà xanh có vị hơi đắng nên trẻ có thể không hợp tác với mẹ khi rơ lưỡi, mẹ nên pha loãng trà để giảm vị đắng.
- Trà xanh hiện nay bị phun thuốc trừ sâu rất nhiều, mẹ cần ngâm qua nước muối và rửa nhiều lần để đảm bảo an toàn cho bé.
6. Rơ nước muối sinh lý chữa trắng lưỡi cho trẻ sơ sinh
Dung dịch nước muối sinh lý (dung dịch NaCl 0,9%) có tác dụng sát khuẩn rất tốt, làm sạch khoang miệng và làm dịu vùng lưỡi bị tổn thương do nấm. Đây là phương pháp an toàn tại nhà, dễ thực hiện và có chi phí thấp.
Phương pháp này có nhược điểm là cần chuẩn bị nước muối đúng tỉ lệ. Nước muối quá đặc có thể gây tổn thương niêm mạc lợi và miệng của trẻ nếu sử dụng liên tục trong một thời gian dài.
Cách thực hiện
- Bước 1: Mẹ chuẩn bị khoảng 50 ml dung dịch nước muối 0,9%
- Bước 2: Đeo một miếng gạc vào đầu ngón tay trỏ, nhúng vào dung dịch nước muối và xoa nhẹ quanh miệng trẻ.
Lưu ý:
- Nếu không có dung dịch nước muối sinh lý, bạn có thể tự pha theo đúng tỷ lệ 9 g muối: 1 lít nước với lượng như sau: Pha ½ thìa muối trắng với 200 ml nước âm ấm.
- Tuy nhiên, việc tự pha sẽ không đảm bảo đúng tỷ lệ của nước muối và không phát huy được tối đa tác dụng sát khuẩn của nước muối.
7. Trị trắng miệng hiệu quả cho bé bằng gạc tẩm ẩm chuyên dụng
Rơ lưỡi cho trẻ bằng các loại dịch chiết thảo dược an toàn và có tác dụng khá tốt. Tuy nhiên, các phương pháp cũ như dùng khăn xô/gạc cuốn hoặc gạc khô nhúng nước muối, dung dịch chiết từ lá vừa tốn thời gian lại không đảm bảo vệ sinh. Chưa kể mẹ còn khó khăn trong việc rơ lưỡi cho bé vì mùi vị khó chịu của các loại lá…
Thấu hiểu những khó khăn của các mẹ trong việc chăm sóc răng miệng cho con mình, đội ngũ chuyên gia của Dr.Papie đã nghiên cứu và sản xuất gạc tẩm ẩm chuyên dụng cho bé theo tiêu chí an toàn, hiệu quả và dễ sử dụng.
Trị trắng miệng hiệu quả cho bé bằng gạc tẩm ẩm chuyên dụngGạc răng miệng Dr.Papie được làm từ chất liệu sợi polyester mềm mại, không để lại sợi bông khi sử dụng đồng thời được dệt dạng sóng nước tạo độ ma sát vừa đủ để loại bỏ tối đa mảng bám trong khoang miệng bé.
Mỗi miếng gạc mềm đều được tẩm sẵn NaCl, NaHCO3, Xylitol, dịch chiết xuất từ lá hẹ, là những thành phần hoàn toàn tự nhiên, an toàn cho trẻ sơ sinh và giúp trẻ ngăn ngừa hiệu quả các bệnh răng miệng:
- Dịch chiết xuất từ lá Hẹ: Chứa nhiều “Kháng sinh thiên nhiên”, từ lâu đã được sử dụng để điều trị tưa miệng, nấm bản đồ hiệu quả, chống lại hầu hết các vi khuẩn trong đường tiêu hóa và khoang miệng.
- Natri Bicarbonat: Là “thuốc muối” có tác dụng diệt khuẩn và kháng nấm cực mạnh, được dùng trong y học để ngăn ngừa các bệnh răng miệng.
- Natri clorua: có tính diệt khuẩn cao, làm sạch khoang miệng và bảo vệ khoang miệng của bé khỏi các vi khuẩn gây bệnh, gây hôi miệng cho trẻ.
- Xylitol: Giảm mảng bám, ngừa sâu răng. Tạo hương vị dễ chịu giúp bé dễ dàng hợp tác cùng mẹ khi vệ sinh răng miệng.
8. Cách phòng tránh trắng lưỡi cho bé
Để phòng trắng lưỡi cho trẻ cần thực hiện đồng thời ở cả mẹ và bé:
Đối với trẻ:
- Thường xuyên vệ sinh khoang miệng cho trẻ, nhất là sau khi bú, sau khi ăn.
- Sử dụng khăn tắm và khăn mặt riêng cho trẻ em. Nên rửa sạch đồ dùng, đồ chơi của trẻ bằng nước nóng để diệt các bào tử nấm.
- Vệ sinh miệng cho trẻ hàng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước ấm sạch.
- Trẻ mắc các bệnh về hệ miễn dịch…mẹ nên kết hợp điều trị với nâng cao sức đề kháng.
Đối với các mẹ:
- Vệ sinh vú trước và sau khi cho con bú.
- Nếu phát hiện nhiễm nấm Candida âm đạo khi mang thai, cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
- Nếu phát hiện nấm núm vú trong thời kỳ đang cho con bú phải đi khám và điều trị ngay.
- Không hôn môi/má em bé hoặc cho phép người lạ hôn môi/má em bé.
Trắng lưỡi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến trẻ khó chịu trong ăn uống. Nếu để lâu có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống và sức khỏe của trẻ, cần chú ý theo dõi trẻ để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời các biện pháp xử lý hiệu quả.
Trên đây là 6 cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà mà chuyên gia cung cấp cho các mẹ. Mẹ tham khảo và áp dụng để chăm sóc cho con một khoa học và hiệu quả nhất nhé!

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho bé. Hiện đang đảm nhiệm vị trí Dược sĩ chuyên môn tại nhãn hàng Dr.Papie
Bài viết liên quan
Đẹn lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Đẹn lưỡi ở trẻ hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ, là tình trạng phổ ....
Th4
Top 6 Cách Trị Tưa Lưỡi Ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn Mẹ Nên Biết
Bé bị tưa lưỡi khiến mẹ lo lắng, không biết cách trị tưa lưỡi ở ....
Th11
Gạc rơ lưỡi cho bé có NaHCO3 – Vì sao mẹ nên chọn
Mẹ nghe đâu đó nên chọn gạc có NaHCO3, vì nó xử lý được nhiều ....
Th8
5 Lợi ích vàng của NaHCO3 với răng miệng
NaHCO3 là nguyên liệu vô cùng hữu ích để bảo vệ sức khỏe răng miệng. ....
Th8
Vệ sinh răng miệng cho bé dưới 1 tuổi (hướng dẫn chi tiết)
Vệ sinh răng miệng cho bé dưới 1 tuổi như thế nào? Nên sử dụng ....
Th7
Cách điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ em hiệu quả nhất
Cách điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ nặng ....
Th6