Dr.Papie hiểu khoang miệng bé cần được chăm sóc ngay từ khi chào đời. Vì vậy, Dr.Papie luôn khuyến khích mẹ tìm hiểu cách rơ lưỡi, làm sạch, bảo vệ răng miệng cho bé hàng ngày. Đặc biệt, mẹ cần chú trọng về THÀNH PHẦN CÓ TRONG GẠC RƠ LƯỠI. Thành phần đó có hiệu quả không, có an toàn, có được sử dụng cho bé yêu không?
Hãy để Dr.Papie giúp mẹ hiểu hơn về thành phần gạc răng miệng cho bé trong bài viết dưới đây
Gạc răng miệng có thành phần chè xanh
Trong dân gian, lá chè xanh được giã làm dịch rơ lưỡi cho bé từ 6 tháng trở lên để ngăn ngừa bệnh răng miệng như sâu răng, viêm nướu. Chè xanh chứa lượng lớn Flour có tác dụng ngừa mảng bám, vi khuẩn gây hại răng miệng. Ngoài ra, chè xanh còn hứa polyphenol, catechin có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm ngăn ngừa bệnh răng miệng.
Lưu ý: Không sử dụng kéo dài và cho bé dưới 6 tháng tuổi. Vì chè xanh có chứa hàm lượng lớn Cafein, có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, dạ dày và hệ tim mạch của bé.
Lời khuyên:
- Không sử dụng gạc răng miệng có chè xanh cho bé sơ sinh, dưới 6 tháng
- Không sử dụng gạc có chè xanh hàng ngày

Gạc răng miệng có thành phần rau ngót
Từ xa xưa, ông cha ta đã sử dụng lá rau ngót giã lấy nước để rơ lưỡi khi bé tưa lưỡi, nấm miệng. Lá rau ngót có tác dụng tiêu viêm, sát khuẩn, ngăn ngừa viêm nướu, nấm miệng tưa lưỡi ở trẻ rất hiệu quả.
Lưu ý:
- Tại Đài Loan, đã có báo cáo ghi nhận sử dụng lá rau ngót sống gây viêm tiểu phế quản tắc nghẽn
- Không nên sử dụng kéo dài vì có thể gây ảnh hưởng đến giấc ngủ, khả năng hấp thụ Canxi của bé

Lời khuyên dành cho mẹ:
- Không lựa chọn gạc răng miệng chưa được kiểm chứng về quy trình chiết xuất lá rau ngót
- Không sử dụng gạc răng miệng có dịch chiết lá rau ngót hàng ngày kéo dài
Gạc răng miệng có thành phần lá hẹ
Lá hẹ là bài thuốc quý, hiệu quả và sử dụng nhiều nhất trong dân gian. Mẹ bỉm luôn ưu ái lựa chọn sản phẩm gạc rơ lưỡi có lá hẹ. Thực tế, lá hẹ đã có nghiên cứu khoa học chứng minh là 1 kháng sinh thực vật có tác dụng chữa tưa lưỡi, viêm nướu và ngừa sâu răng.
Lưu ý: Vì lá hẹ có tác dụng nhuận tràng nên sử dụng với lượng lớn có thể gây tiêu chảy
Lời khuyên dành cho mẹ: Nên sử dụng gạc răng miệng đã được nghiên cứu công thức lá hẹ đạt chuẩn, an toàn cho bé.

Gạc răng miệng có thành phần Nano bạc
Nano bạc là bạc có kích thước siêu nhỏ. Nano bạc có tác dụng sát khuẩn mạnh nhưng chưa có bằng chứng nào an toàn khi sử dụng vào miệng cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Lưu ý: Chưa có tài liệu hoặc bằng chứng khoa học chứng minh Nano bạc an toàn cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Ngược lại, mức độ nguy hiểm về Nano bạc lại được chỉ rõ trong các bài báo, thử nghiệm ở các tổ chức uy tín, cụ thể:
- Trong tài liệu của European commision và những thử nghiệm lâm sàng, độc tính của bạc liên quan đến vị trí tiếp xúc, hấp thu và liều lượng sử dụng, cụ thể:
-
- Bạc có thể gây đổi màu vĩnh viễn của da và mắt khi sử dụng kéo dài.
- Bạc chủ yếu hấp thu tại gan, lách, thận và tinh hoàn. Ngoài ra bạc còn có nguy cơ cao gây ngộ độc thần kinh và tiêu hóa. Điều này nói lên rằng nếu bạc được hấp thu vào cơ thể người thì các cơ quan: gan, thận, tinh hoàn, thần kinh, tiêu hóa sẽ là những cơ quan hứng chịu các tổn thương nghiêm trọng nhất khi sử dụng liều cao hoặc kéo dài.
- Ngoài ra, Nano bạc sử dụng trực tiếp đường miệng có độc tính cao hơn bôi ngoài da.
Lời khuyên dành cho mẹ: Không sử dụng gạc rơ lưỡi có Nano Bạc vì tiếp xúc trực tiếp đường miệng rất nguy hiểm cho bé

Gạc răng miệng có thành phần cồn
Cồn có tác dụng sát khuẩn, làm sạch rất mạnh. Tuy nhiên, cũng chưa có nghiên cứu, bằng chứng cho phép cồn sử dụng vào niêm mạc miệng trẻ em.
Lưu ý: Cồn có thể gây kích ứng, thậm chí gây bỏng niêm mạc miệng bé, đặc biệt với nồng độ cao.
Lời khuyên dành cho mẹ: Không sử dụng gạc rơ lưỡi có chứa Cồn cho bé

Gạc răng miệng có thành phần mật ong
Mật ong có tính acid yếu giúp ngăn ngừa vi nấm phát triển, tiêt diệt vi khuẩn răng miệng rất tốt
Lưu ý: Mật ong có chứa Botulium, chất này gây độc thần kinh và không được sử dụng cho trẻ dưới 1 tuổi
Lời khuyên dành cho mẹ: Không sử dụng gạc răng miệng có mật ong cho bé sơ sinh, dưới 1 tuổi

Gạc răng miệng cho bé có thành phần xylitol
Xylitol đã được nghiên cứu lâm sàng về tác dụng làm sạch mảng bám và ngừa sâu răng. Cùng với đó, Xylitol còn là đường lên men tạo vị ngọt tự nhiên rất phù hợp khi rơ vào miệng cho bé
Lưu ý: Lạm dụng xylitol gây tiêu chảy
Lời khuyên dành cho mẹ: Nên sử dụng gạc răng miệng có xylitol với hàm lượng đạt chuẩn, không gây tiêu chảy cho bé

Thực trạng hiện nay xuất hiện nhiều sản phẩm có chứa các thành phần kể trên. Mẹ cần tìm thương hiệu uy tín, đảm bảo quy trình chiết xuất, hàm lượng thành phần sử dụng vừa đủ để tránh gây hại cho bé mẹ nhé!
Mẹ có thể tham khảo gạc răng miệng Dr.Papie với công thức KẾT HỢP lá hẹ, muối, NaHCO3, xylitol. Công thức này đã được Bộ Y Tế kiểm định về hàm lượng từng thành phần, quy trình chiết xuất, đóng gói đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bé sơ sinh. Chính vì vậy, mẹ hoàn toàn yên sử dụng gạc răng miệng Dr.Papie mỗi ngày nhé!

Nếu còn băn khoăn về thành phần có trong gạc rơ lưỡi cho bé, mẹ hãy liên hệ hotline 0911225336 hoặc inbox trực tiếp vào fanpage “Gạc răng miệng Dr.Papie – Hết nấm miệng, tưa lưỡi” để được chuyên gia Dr.Papie tư vấn miễn phí nhé!

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho bé. Hiện đang đảm nhiệm vị trí Dược sĩ chuyên môn tại nhãn hàng Dr.Papie
Bài viết liên quan
Đẹn lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Đẹn lưỡi ở trẻ hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ, là tình trạng phổ ....
Th4
5+ cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà
Trắng lưỡi là một tình trạng khá phổ biến với các mảng trắng hình thành ....
Th3
Top 6 Cách Trị Tưa Lưỡi Ở Trẻ Sơ Sinh An Toàn Mẹ Nên Biết
Bé bị tưa lưỡi khiến mẹ lo lắng, không biết cách trị tưa lưỡi ở ....
Th11
Gạc rơ lưỡi cho bé có NaHCO3 – Vì sao mẹ nên chọn
Mẹ nghe đâu đó nên chọn gạc có NaHCO3, vì nó xử lý được nhiều ....
Th8
5 Lợi ích vàng của NaHCO3 với răng miệng
NaHCO3 là nguyên liệu vô cùng hữu ích để bảo vệ sức khỏe răng miệng. ....
Th8
Vệ sinh răng miệng cho bé dưới 1 tuổi (hướng dẫn chi tiết)
Vệ sinh răng miệng cho bé dưới 1 tuổi như thế nào? Nên sử dụng ....
Th7