Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi: Nhận biết và mẹo chữa tại nhà

Tác giả Tham vấn y khoa Thời gian đăng Thời gian sửa
Dược sĩ Nguyễn Vân Dược sĩ Dr.Papie 8 Tháng Hai, 2022 8 Tháng Hai, 2022

Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là một trong những bệnh lý phổ biến khiến các mẹ không khỏi lo lắng. Tuy ít lây lan và gây biến chứng nguy hiểm nhưng nấm miệng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và sự phát triển của bé. Vậy dấu hiệu nào cho thấy bé đang bị nấm miệng và có mẹo chữa trị tại nhà nào hiệu quả hay không? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

1. Trẻ dưới 1 tuổi là đối tượng dễ bị nấm miệng (tưa lưỡi)

Nấm miệng (hay còn gọi là tưa lưỡi) là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh do tình trạng nhiễm nấm ở vùng trong khoang miệng, biểu hiện là sự xuất hiện các mảng màu trắng đục trên toàn bộ niêm mạc, điển hình nhất là trên bề mặt lưỡi. 

Do có hệ miễn dịch chưa phát triển hoàn thiện, còn yếu và dễ tổn thương nên trẻ dưới 1 tuổi là một trong những đối tượng dễ nhiễm nấm miệng nhất.

Nguyên nhân chính dẫn đến nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là nấm Candida. Bình thường, nấm Candida vẫn luôn kí sinh ở khoang miệng bé với số lượng nhỏ và bị các vi khuẩn có lợi khác trong miệng kiểm soát nên không gây hại. Khi gặp điều kiện thuận lợi (hệ miễn dịch bị tổn thương hoặc mất cân bằng vi sinh vật trong cơ thể), chúng sẽ phát triển quá mức dẫn tới nấm miệng.

Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi
Nấm Candida, nguyên nhân chính gây nấm lưỡi ở trẻ dưới 1 tuổi

Ngoài ra, các yếu tố sau đây cũng làm tăng nguy cơ mắc nấm miệng ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi: 

  • Hệ miễn dịch còn non yếu: Trẻ dưới 1 tuổi có hệ thống miễn dịch yếu hơn nhiều so với người lớn, đặc biệt trong trường hợp bé sinh non, thiếu cân hoặc suy dinh dưỡng. Điều này tạo điều kiện cho nấm Candida dễ phát triển, gây nấm miệng.
  • Chăm sóc răng miệng không đúng cách: Cặn sữa và thức ăn thừa dễ bám lại răng miệng sau khi ăn nếu không được vệ sinh sạch sẽ, đây là môi trường thuận lợi để nấm Candida phát triển, tấn công gây tổn thương niêm mạc miệng, dẫn đến nấm miệng ở bé.
  • Nhiễm nấm từ mẹ: Theo các nghiên cứu, nếu mẹ bị nhiễm nấm Candida vùng âm đạo mà không được điều trị triệt để thì trong quá trình mang thai và chuyển dạ có thể lây nấm sang cho bé, từ đó tăng nguy cơ bị nấm miệng khi bé ra đời. Đồng thời, mẹ mắc các bệnh về nấm (nấm miệng, nấm vú,..) cũng dễ lây lan sang bé trong quá trình chăm sóc. 
  • Sử dụng kháng sinh lâu ngày: Kháng sinh nếu bị lạm dụng trong thời gian kéo dài sẽ tiêu diệt không chọn lọc các vi khuẩn, vi nấm trong cơ thể, dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh vật có lợi và có hại, tạo điều kiện cho nấm Candida phát triển mạnh, gây bệnh nấm miệng ở trẻ.
  • Bị lây nhiễm từ các trẻ khác: Trường hợp bé bú bình hoặc dùng chung đồ với các bé khác bị tưa lưỡi sẽ rất dễ bị lây nhiễm nấm Candida, dẫn đến mắc phải nấm miệng.
  • Sử dụng thuốc Corticoid dạng hít: Corticoid dạng hít là thuốc được dùng để phòng, điều trị hen suyễn, viêm mũi dị ứng,… cho bé. Tuy nhiên, corticoid có tác dụng phụ là làm suy giảm miễn dịch, tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển khiến bé dễ bị nấm miệng hơn.
Thuốc kháng sinh
Sử dụng kháng sinh kéo dài là yếu tố nguy cơ bị nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

2. Nhận biết trẻ bị nấm miệng qua các triệu chứng điển hình

Dưới đây là các triệu chứng điển hình của nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi mà các mẹ cần biết để phát hiện kịp thời tình trạng nấm tại miệng bé: 

2.1. Giai đoạn nấm miệng mới hình thành

Ở giai đoạn hình thành của bệnh, đầu lưỡi bé xuất hiện các chấm trắng hình tròn nhỏ, lâu dần chúng sẽ phát triển thành các mảng trắng đục bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi, niêm mạc mặt trong má, nướu, amidan hoặc sau cổ họng. Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh nấm miệng.

Các mảng trắng này thường bị nhầm với cặn sữa và thức ăn thừa, tuy nhiên bám chắc và khó làm sạch hơn, nếu mẹ cố cạo hoặc chà xát để loại bỏ có thể gây xuất hiện các nốt đỏ do chảy máu.

Nấm miệng thông thường ít khi gây đau, tuy nhiên trong một số trường hợp các mảng trắng có thể gồ lên, gai lưỡi sưng tấy, đau rát khiến bé khó chịu, quấy khóc, lười bú và hay chảy nước miếng.

Nấm miệng ở trẻ
Các đốm trắng lan khắp vùng niêm mạc miệng

2.2. Giai đoạn nấm miệng đã phát triển nghiêm trọng

Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nấm miệng sẽ phát triển đến giai đoạn nặng, nấm có thể xâm nhập và gây bệnh ở các cơ quan khác như hệ hô hấp, hệ tiêu hoá,…ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của bé.

Một số triệu chứng khi nấm miệng đã phát triển nặng có thể kể đến như:

  • Môi và da miệng khô, xuất hiện nhiều vết nứt ở khóe miệng.
  • Hơi thở có mùi hôi vì chất thải do nấm Candida tiết ra.
  • Đau nhức, nóng rát miệng, khó nuốt.
  • Mất vị giác
  • Khi nấm xâm nhập vào hệ tiêu hoá: tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá, suy dinh dưỡng, chậm lớn.
  • Khi nấm xâm nhập vào hệ hô hấp, bé có nguy cơ mắc viêm phổi, viêm phế quản, bệnh nấm phổi.
Nấm miệng khiến khóe miệng bị nứt
Khóe miệng bé bị nứt khi nhiễm nấm giai đoạn nặng

3. Cách chữa nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

3.1. Khám và dùng thuốc trị nấm theo chỉ định của bác sĩ

Nấm miệng thường biểu hiện nhẹ, điều trị không quá phức tạp nhưng lại rất dễ tái nhiễm nên khi phát hiện dấu hiệu nấm ở miệng trẻ, các mẹ nên đưa bé đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn và điều trị triệt để.

Một số thuốc thường được bác sĩ sử dụng để điều trị nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi:

  • Nystatin: Thuốc được sử dụng phổ biến, tác dụng tại chỗ, ít độc ngay cả khi sử dụng lâu dài vì không thấm vào máu. Nystatin được sản xuất dưới dạng viên nén hoặc dạng bột. Mẹ pha thuốc với nước sôi để nguội, dùng gạc thấm thuốc và rơ lưỡi cho bé 2 lần/ngày (trong trường hợp nhiễm nấm nặng, mẹ có thể rơ 3-4 lần/ngày)
  • Miconazole: Thuốc có hoạt tính kháng nấm mạnh hơn và phổ tác dụng rộng hơn so với nystatin. Miconazole được sản xuất dưới dạng gel bôi trực tiếp lên các mảng trắng trong miệng, liều dùng đối với trẻ dưới 1 tuổi tuỳ thuộc hướng dẫn của bác sĩ, thông thường khoảng 1-2 lần/ ngày.
  • Fluconazole: Thuốc chống nấm có tác dụng toàn thân, sử dụng khi rơ lưỡi bằng nystatin hoặc bôi miconazole không hiệu quả. Fluconazole được sản xuất dưới dạng viên nang cứng để bé uống, liều dùng cho trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi khoảng 1mg/kg/ngày.
  • Clotrimazole: Thuốc điều trị nấm tại chỗ. Clotrimazole được sản xuất dưới dạng viên ngậm, liều dùng khoảng 5 viên/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, điều trị trong khoảng 2 tuần.
  • Amphotericin B: Thuốc điều trị trong trường hợp nấm miệng đã phát triển nặng, lây lan sang các hệ cơ quan khác. Amphotericin B được sản xuất dưới dạng kem bôi tại chỗ hoặc thuốc tiêm tĩnh mạch, có nhiều tác dụng phụ, các mẹ tuyệt đối tuân thủ liều dùng của bác sĩ khi sử dụng.

>> Xem thêm:

Top 5 thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em và cách sử dụng an toàn nhất

Thuốc trị nấm miệng
Nystatin – thuốc rơ miệng điều trị tưa lưỡi hiệu quả

3.2. Mẹo dân gian chữa nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi tại nhà

Bên cạnh việc sử dụng các thuốc điều trị nấm kể trên, mẹ có thể kết hợp các mẹo dân gian chữa nấm miệng tại nhà sau đây để nâng cao hiệu quả chữa trị cho bé:  

  • Rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý có tác dụng kháng khuẩn, làm sạch khoang miệng, tiêu diệt các tế bào nấm Candida, giúp điều trị nấm miệng hiệu quả.

Cách sử dụng: Các mẹ lấy khoảng 10ml nước muối sinh lý thấm vào gạc y tế rồi nhẹ nhàng rơ lưỡi cho bé 2-4 lần/ngày.

  • Rơ lưỡi cho bé bằng baking soda

Baking soda giúp loại bỏ các mảng bám, cặn sữa, cặn thức ăn thừa, làm sạch khoang miệng. Đặc biệt, baking soda chứa thành phần NaHCO3 tạo môi trường kiềm giúp tiêu diệt các tế bào nấm Candida vốn ưa sống trong môi trường acid.

Cách sử dụng: Mẹ lấy ½ thìa cafe baking soda pha vào khoảng 100ml nước, dùng gạc nhúng vào dung dịch vừa pha rồi rơ lưỡi cho bé 2-4 lần/ ngày.

  • Sử dụng thảo dược dân gian

Nhiều loại thảo dược có công dụng điều trị nấm lưỡi ở trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả:

  • Lá trà xanh: có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, vi nấm có hại cho cơ thể.
  • Lá hẹ: được biết đến với tên gọi “kháng sinh tự nhiên”, kháng nấm hiệu quả mà không đem lại các tác dụng phụ có hại như các loại kháng sinh thông thường.
  • Rau ngót: diệt khuẩn, tái tạo các tế bào tổn thương, giúp khắc phục các tình trạng viêm nhiễm do nấm, vi khuẩn.

Cách sử dụng: Mẹ chuẩn bị một lượng thảo dược vừa đủ, giã với nước, lọc lấy phần dịch. Sau đó dùng gạc y tế nhúng dịch chiết các thảo dược kể trên, rơ miệng nhẹ nhàng cho bé 2-4 lần/ ngày.

Lá trà xanh chữa nấm miệng
Lá trà xanh, một trong những thảo dược dân gian chữa nấm miệng hiệu quả

3.3. Dùng gạc kháng nấm giúp trẻ nhanh khỏi hơn

Theo các chuyên gia, rơ lưỡi có vai trò quan trọng trong điều trị nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi. Rơ lưỡi giúp loại bỏ các cặn bẩn, làm sạch khoang miệng, ngăn cản các vi khuẩn và vi nấm phát triển gây hại cho bé.

Hiện nay, nhiều mẹ có xu hướng sử dụng gạc tẩm sẵn dung dịch kháng nấm thay cho việc rơ lưỡi bằng nước muối sinh lý, baking soda hay các thảo dược dân gian kể trên để điều trị nấm miệng cho bé vì nhiều ưu điểm nổi bật của chúng:

  • Tiện lợi, dễ sử dụng, không mất công chuẩn bị phức tạp
  • Thành phần dịch tẩm ẩm được đầu tư nghiên cứu
  • Mẫu mã đa dạng, nhiều sự lựa chọn

Trên thị trường hiện nay bày bán rất nhiều loại gạc tẩm ẩm, để lựa chọn được cho bé loại gạc  tốt nhất, các mẹ nên tham khảo một số tiêu chí sau:

  • Chất liệu: Các mẹ nên lựa chọn chất liệu gạc an toàn và phù hợp với bé, nên ưu tiên gạc polyester tránh vương sợi bông (hít phải sợi bông là nguyên nhân gây kích ứng đường hô hấp ở trẻ sơ sinh).
  • Thành phần: Thành phần dịch tẩm ẩm cần được nghiên cứu cụ thể, thân thiện với trẻ sơ sinh.
  • Thiết kế: Mẹ cần chọn gạc có thiết kế tiện lợi, dễ dùng, chắc chắn khi rơ, nên ưu tiên gạc có thiết kế xỏ ngón.
  • Độ uy tín: Mẹ nên sử dụng sản phẩm của các hãng uy tín, đảm bảo an toàn khi dùng cho bé.
  • Giá cả: Phù hợp với chất lượng sản phẩm và điều kiện kinh tế mỗi gia đình.

Gạc răng miệng Dr.Papie đang được hàng triệu bà mẹ tin dùng, đáp ứng đầy đủ các tiêu chí cần thiết kể trên. Đây là sản phẩm gạc răng miệng cho bé hàng đầu Việt Nam, được cấp phép là trang thiết bị y tế loại A với nhiều đặc điểm vượt trội: 

  • Thiết kế xỏ ngón tiện cho mẹ sử dụng.
  • Chất liệu polyester dệt sóng nước, mềm mại, tránh vương sợi bông, loại sạch tối đa các mảng bám.
  • Công thức dịch tẩm ẩm được các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu, gồm 4 thành phần không thể thay thế: NaCl (kháng khuẩn, chống viêm), NaHCO3 (chống nấm), dịch chiết lá hẹ (chứa “kháng sinh tự nhiên), đường xylitol (tạo vị ngọt dễ chịu, ngừa sâu răng) giúp điều trị nấm miệng hiệu quả.
  • Quy trình sản xuất đạt chuẩn ISO 13485, hấp tiệt trùng bằng tia gamma 2 lần, đóng từng gói nhỏ tránh nhiễm khuẩn từ bên ngoài, đảm bảo an toàn cho các bé sơ sinh.
  • Thành phần Xylitol tạo vị ngọt thanh, kết hợp với mùi thơm tự nhiên giúp bé thấy thoải mái, thích thú hơn trong quá trình rơ.
Gạc chữa nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi
Gạc Dr.Papie – Lựa chọn hàng đầu bảo vệ răng miệng trẻ

Khi sử dụng gạc rơ lưỡi cho bé, các mẹ cần lưu ý:

  • Không để mảng tưa lưỡi rơi vào miệng bé tránh nấm xâm nhập đường tiêu hoá.
  • Không đưa tay quá sâu vào họng vì điều này dễ khiến bé nôn trớ, thậm chí là tổn thương họng.
  • Tuyệt đối không dùng mật ong để rơ miệng cho các bé dưới 1 tuổi.
  • Thao tác nhẹ nhàng, không cạo mảng tưa lưỡi.

4. Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì?

Bên cạnh đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp bé nâng cao đề kháng, chống lại nấm Candida thì khi bị nấm miệng, mẹ nên tránh để bé ăn một số loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm chứa nhiều đường

Các loại thực phẩm như bánh kẹo, nước ngọt,… chứa nhiều đường là nguồn thức ăn yêu thích của nấm Candida, chúng tạo môi trường thuận lợi cho nấm phát triển mạnh trong miệng bé, làm tình trạng nấm miệng vốn có trở nên nặng hơn.

  • Hải sản

Hải sản là thực phẩm dễ gây dị ứng nhất cho các bé sơ sinh dưới 1 tuổi, điều này có thể gây tăng tình trạng ngứa ngáy do nấm miệng ở bé.

  • Đồ ăn cay nóng

Tỏi, hành, ớt,… khiến cơ thể bé cảm thấy nóng bức, khó chịu, tăng cảm giác ngứa ngáy do nấm, giảm hoạt động của gan, thận trong việc bảo vệ bé. Ngoài ra, đồ ăn cay nóng còn làm các vết loét ở miệng diễn biến trầm trọng hơn.

5. Làm gì để phòng nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Để phòng ngừa nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi hiệu quả, cần có các biện pháp thực hiện ở cả mẹ và bé.

5.1. Đối với trẻ

  • Vệ sinh khoang miệng cho bé thường xuyên, đặc biệt là sau khi bú và sau khi ăn.
  • Sử dụng khăn tắm, khăn mặt, bát thìa,… riêng cho bé. Đồ dùng cá nhân của bé cần đảm bảo luôn sạch sẽ.
  • Các bé bị bệnh liên quan đến hệ miễn dịch cần kết hợp giữa điều trị và nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể.
  • Hạn chế cho người lạ hôn môi, hôn má bé để tránh nhiễm nấm từ bên ngoài.

5.2. Đối với mẹ

  • Điều trị triệt để nấm âm đạo nếu mắc phải trong thời kỳ mang thai.
  • Trong quá trình chăm sóc bé, nếu phát hiện mắc nấm cần điều trị ngay tránh lây lan cho trẻ.
  • Vệ sinh vú trước và sau khi cho bé bú.
  • Đảm bảo vệ sinh cơ thể (đặc biệt là tay) khi chăm sóc bé.

Bài viết bên trên là toàn bộ những điều mẹ cần biết về nấm lưỡi ở trẻ dưới 1 tuổi cùng các biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà hiệu quả. Nếu còn vấn đề gì khó khăn cần giải đáp, mẹ có thể liên hệ ngay tới hotline 0911225336 hoặc để lại câu hỏi ở phần bình luận bên dưới để được tư vấn miễn phí nhé.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook