Nấm miệng ở trẻ 1 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa nhanh khỏi nhất

Tác giả Tham vấn y khoa Thời gian đăng Thời gian sửa
Dược sĩ Nguyễn Vân 7 Tháng Hai, 2022 7 Tháng Hai, 2022

Trong những giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên trẻ rất dễ mắc các bệnh do vi khuẩn và vi nấm. Trong đó, nấm miệng là một bệnh rất phổ biến, hay gặp ở trẻ 1 tuổi. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng nấm miệng ở trẻ 1 tuổi? Cách chữa trị nào nhanh khỏi nhất? Bài viết dưới đây sẽ giúp mẹ giải đáp các băn khoăn đó.

Nấm miệng ở trẻ 1 tuổi
Nấm miệng ở trẻ 1 tuổi

1. Nguyên nhân gây nấm miệng ở trẻ 1 tuổi

Hiện nay, có rất nhiều loại nấm gây bệnh nấm miệng ở trẻ 1 tuổi, nhưng phổ biến hàng đầu là nấm Candida. Chúng gây tổn thương da, niêm mạc, nặng hơn có thể gây viêm màng não, nấm máu…

Tuy nhiên trên thực tế, nấm Candida này thường chung sống hòa bình trên cơ thể con người và chỉ gây bệnh khi có các yếu tố nguy cơ.

Dưới đây là những yếu tố nguy cơ gây tăng khả năng mắc bệnh nấm miệng ở trẻ:

  • Hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện, nhất là giai đoạn 6 tháng – 1 tuổi. Chính điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho các vi sinh vật gây bệnh phát triển, trong đó có nấm Candida.
  • Trẻ bị mắc các bệnh suy giảm miễn dịch.
  • Người mẹ bị nhiễm nấm candida đường sinh dục nhưng chưa điều trị khỏi, quá trình sinh đẻ có thể là điều kiện thuận lợi cho loại nấm này gây bệnh ở trẻ.
  • Việc sử dụng kháng sinh hoặc lạm dụng kháng sinh có thể làm cho nguy cơ nấm gây bệnh tăng cao (do kháng sinh làm mất cân bằng hệ vi sinh vật có lợi và hệ vi sinh vật có hại ở đường tiêu hóa).
  • Sử dụng corticoid kéo dài, corticoid là loại thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, trường hợp sử dụng corticoid kéo dài sẽ gây mất cân bằng vi sinh vật và pH khoang miệng, tạo điều kiện cho vi nấm phát triển.
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ không đúng cách có thể tạo điều kiện môi trường cho sự phát triển nấm miệng ở trẻ.
  • Nhiễm nấm trên nền một bệnh khác (hội chứng Raynaud hay bệnh chàm là yếu tố nguy cơ dễ gây ra nấm miệng ở trẻ).

2. Dấu hiệu nhận biết trẻ 1 tuổi bị nấm miệng

2.1. Dấu hiệu nấm miệng

Những dấu hiệu nấm miệng ở trẻ 1 tuổi là gì? Cách phát hiện như thế nào? Dưới đây là một số dấu hiệu giúp mẹ nhận biết trẻ bị nấm miệng:

  • Xuất hiện các tổn thương màu trắng đục: Tổn thương đa vị trí (vòm miệng, lưỡi, hầu họng), đa hình thái (ban đầu có thể tổn thương dạng nốt hoặc đốm nhỏ sau lan rộng thành từng đám khắp khoang miệng), màu trắng ngà hoặc vàng không đều màu.
  • Trẻ ăn uống kém: Tổn thương nấm gây khó chịu, làm trẻ mất vị giác khiến trẻ bỏ ăn, bỏ ti mẹ. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhỏ.
  • Hơi thở trẻ thường có mùi hôi: Các chất bài tiết của nấm gây mùi khó chịu.
  • Nứt, chảy máu khóe miệng: Nấm gây tổn thương nứt, chảy máu vùng niêm mạc mỏng ở khóe miệng, dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi bệnh ở giai đoạn nặng.

2.1. Hình ảnh nấm miệng ở trẻ 1 tuổi

Hình ảnh trẻ nấm miệng
Tổn thương khoang miệng trẻ do nấm Candida gây ra: tổn thương màu trắng ngà, đa hình thái vùng vòm miệng.

 

Nấm miệng ở trẻ có nguy hiểm không
Tổn thương do nấm vùng hầu họng.

 

Hình ảnh nấm miệng
Nấm miệng gây tổn thương lưỡi ở trẻ. Tổn thương gây mất gai lưỡi làm thay đổi bề mặt lưỡi.

3. Hướng dẫn chữa nấm miệng cho trẻ 1 tuổi

3.1. Chữa nấm miệng cho trẻ bằng thuốc

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều thuốc điều trị nấm miệng ở trẻ 1 tuổi. Dưới đây là một số sản phẩm thuốc và lưu ý khi sử dụng mà mẹ có thể tham khảo.

3.1.1. Nystatin

Nystatin có tác dụng kìm khuẩn, diệt khuẩn, ngăn chặn sự phát triển của nấm niêm mạc, được dùng tại chỗ để điều trị nấm miệng, nấm ngoài da khi bôi. Tuy nhiên với trẻ nhỏ, thuốc có thể gây dị ứng bởi biểu hiện nổi ban, ngứa… 

Thuốc Nystatin

3.1.2. Miconazole

Miconazole là thuốc có tác dụng kháng nấm do ức chế enzym tham gia tổng hợp thành tế bào nấm, hoạt tính kháng nấm mạnh hơn và phổ tác dụng rộng hơn nystatin. Có thể dùng Miconazole để chống nấm tại chỗ (gel bôi) hoặc dùng đường tĩnh mạch đối với trường hợp nấm toàn thân.

3.1.3. Fluconazol

Fluconazol thuộc nhóm triazole, có tác dụng kháng nấm giống miconazol (ức chế enzym, gây phá hủy màng tế bào nấm). Thuốc được sử dụng để điều trị nhiễm nấm miệng Candida hầu miệng, thực quản, âm đạo và ngoài da (ưu tiên sử dụng điều trị nấm miệng khi nystatin và fluconazol không có hiệu quả).

3.1.4. Clotrimazole

Clotrimazole thường được dùng điều trị tại chỗ nấm miệng, nấm ngoài da, nấm móng. Khi sử dụng có thể gặp phải một số tác dụng không mong muốn như khó thở, chóng mặt, buồn nôn, ban da…

3.1.5. Amphotericin B

Amphotericin B là thuốc điều trị nấm trong trường hợp trẻ nhiễm nấm nặng. Thuốc hấp thu kém trên đường tiêu hóa chính vì vậy được dùng phổ biến tại chỗ và đường tĩnh mạch. Đối với Amphotericin B, một số trẻ dễ gặp tình trạng nôn, buồn nôn, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, đau ngực…

Lưu ý: Khi sử dụng thuốc kháng nấm để điều trị nấm miệng, phải tham khảo ý kiến của bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng (thông thường 10 – 14 ngày) do thuốc kháng nấm là nhóm thuốc có tương đối nhiều tác dụng không mong muốn cho trẻ nhỏ.

Nếu mẹ muốn tìm hiểu chi tiết về các thuốc chữa nấm miệng cho trẻ, hãy tham khảo bài viết sau nhé:

Top 5 thuốc chữa nấm miệng ở trẻ em và cách dùng an toàn nhất

3.2. Mẹo dân gian chữa nấm miệng cho trẻ

Khi trẻ 1 tuổi bị nấm miệng, ngoài việc sử dụng thuốc chữa nấm miệng, các mẹ còn truyền tai nhau một số mẹo dân gian chữa nấm miệng ở trẻ 1 tuổi như dùng rau ngót, lá hẹ, nước muối… Cách thực hiện mẹ có thể tham khảo dưới đây nhé.

3.2.1. Rau ngót

Theo y học cổ truyền rau ngót có tính mát, vị ngọt, có tác dụng giải nhiệt, giải độc, lợi tiểu, kháng khuẩn, kháng nấm…do đó rau ngót thường được sử dụng để chữa nấm miệng cho trẻ.

Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Chuẩn bị 10g lá rau ngót, rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 15 phút.
  • Bước 2: Giã, thêm 1 chút nước và lọc lấy dịch chiết.
  • Bước 3: Dùng gạc sạch, mềm, thấm dịch chiết rau ngót, lau nhẹ lên vùng vòm miệng, lưỡi bị nấm của trẻ.

Mẹ lưu ý dùng khoảng 2 – 3 lần/ ngày và duy trì trong 3 – 5 ngày sẽ thấy được sự cải thiện nấm miệng ở con.

3.2.2. Lá hẹ

Từ lâu lá hẹ đã được biết đến là một loại kháng sinh thực vật có tác dụng kháng khuẩn, trị nấm tốt. Tuy nhiên không phải mẹ nào cũng biết cách sử dụng để đem lại hiệu quả mà vẫn đảm bảo an toàn cho con.

Đối với trường hợp trẻ bị nấm miệng, mẹ có thể dùng lá hẹ rơ lưỡi theo các bước hướng dẫn dưới đây:

  • Bước 1: Chuẩn bị 50g lá hẹ, rửa sạch, ngâm nước muối loàng 15 phút.
  • Bước 2: Xay lá hẹ với 50ml nước ấm (50 – 60 độ C), lọc lấy dịch chiết.
  • Bước 3: Dùng gạc rơ lưỡi thấm dịch chiết lá hẹ, rơ nhẹ nhàng toàn bộ khoang miệng cho con trong 3 – 5 phút.

Để đảm bảo hiệu quả, mẹ nên thực hiện 2 – 3 lần/ngày, trong khoảng 3 ngày tình trạng nấm miệng của con sẽ được cải thiện.

3.2.3. Nước muối

Khi trẻ bị nấm miệng, mẹ có thể dùng nước muối loãng, tốt nhất là nước muối sinh lý rơ lưỡi cho con. Không nên dùng nước muối quá mặn do dễ gây tổn thương thêm niêm mạc miệng con.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Pha 9g muối tinh với 100ml nước ấm (hoặc dùng trực tiếp nước muối sinh lý đóng sẵn chai, ống).
  • Bước 2: Dùng gạc rơ lưỡi thấm nước muối, rơ toàn bộ vùng vòm miệng, lưỡi bị nấm của trẻ.

3.3. Dùng gạc tẩm ẩm chuyên dụng

Việc lựa chọn một sản phẩm điều trị nấm miệng hiệu quả tốt, độ an toàn cao, dùng được lâu dài và không có tác dụng phụ là mong muốn của hầu hết các mẹ. 

Trường hợp mẹ lo ngại bé yêu gặp phải tác dụng không mong muốn của các thuốc kháng nấm hay băn khoăn về liều lượng, nguồn gốc của thảo dược theo cách dùng dân gian thì mẹ có thể cân nhắc lựa chọn gạc rơ miệng kháng nấm Dr.Papie.

Gạc rơ miệng kháng nấm là loại gạc đã được tẩm sẵn dịch chống nấm giúp làm sạch mảng bám, ngăn ngừa vi nấm phát triển. Đặc biệt, loại gạc này có độ an toàn cao, mẹ hoàn toàn yên tâm sử dụng cho con trong thời gian con bị nấm miệng.

Thành phần của gạc răng miệng Dr.Papie:

  • Gạc mềm làm từ chất liệu sợi Polyester mềm mại, không vương sợi bông đã được hấp tiệt trùng bằng tia gamma.
  • Gạc được tẩm ẩm thành phần tự nhiên (NaCl, NaHCO3, Xylitol, dịch chiết lá hẹ) có tác dụng làm sạch, tiêu diệt được các vi khuẩn, vi nấm có hại cho răng miệng của bé.

Cách sử dụng gạc rơ miệng kháng nấm:

  • Bước 1: Mẹ chuẩn bị gạc và rửa tay sạch bằng xà phòng
  • Bước 2: Đeo gạc vào ngón tay, rơ nhẹ nhàng toàn bộ vòm miệng, 2 bên má và nướu của con trước, sau đó rơ toàn bộ bề mặt lưỡi theo chiều từ trong ra ngoài. 

Một số lưu ý khi dùng gạc kháng nấm:

  • Thời điểm dùng gạc: Mẹ nên rơ miệng cho bé sau khi ăn hoặc bú 1 – 2 giờ để tránh tình trạng con vừa ăn no dễ bị nôn trớ. Ngoài ra sau khi rơ ít nhất 30 phút, mẹ mới cho con ăn lại để tránh trôi dịch, đảm bảo đủ thời gian để hoạt chất phát huy tác dụng.
  • Tần suất sử dụng: 3 lần/ngày (sáng, chiều, tối) để giúp con nhanh khỏi.
  • Không dùng lại gạc đã sử dụng: Mỗi gạc kháng nấm mẹ chỉ dùng duy nhất 1 lần để đảm bảo vệ sinh.
gạc răng miệng drpapie
Gạc răng miệng Dr.Papie

 

4. Giải đáp một số thắc mắc khi trẻ 1 tuổi bị nấm miệng

4.1. Trẻ bị nấm miệng bao lâu thì khỏi?

Khi trẻ bị nấm miệng, tùy từng trường hợp trẻ bị nhẹ hay bị nặng mà thời gian khỏi cũng sẽ khác nhau:

  • Giai đoạn nhẹ (tổn thương chủ yếu khu trú tại vùng khoang miệng, tổn thương chủ yếu vùng niêm mạc miệng): Thông thường trẻ sẽ nhanh hồi phục, thời gian hồi phục khoảng 2 tuần.
  • Giai đoạn nặng (tình trạng nhiễm nấm của trẻ không còn khu trú trong khoang miệng mà có tổn thương cơ quan khác ngoài miệng như: đường hô hấp, đường tiêu hoá dưới…): Thời gian điều trị có thể kéo dài tới 1 tháng hoặc hơn.

4.2. Trẻ bị nấm miệng kiêng ăn gì?

Đối với những trẻ bị nấm miệng, mẹ cũng cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng của con. Vậy những đồ ăn nào mẹ không nên cho con ăn khi con đang bị nấm miệng? 

  • Đồ ăn chứa nhiều đường và tinh bột: Do đường và tinh bột là nguồn dinh dưỡng chính của nấm, việc hạn chế đường tinh bột trong khẩu phần ăn của con có thể giúp con nhanh hồi phục hơn.
  • Hải sản: Hải sản dễ gây dị ứng, kích ứng vùng niêm mạc bị nấm làm tổn thương, gây khó chịu cho con.
  • Đồ ăn cay nóng: Đồ ăn cay nóng sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng tổn thương niêm mạc khoang miệng của trẻ.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Do dầu mỡ tạo lớp màng ngăn cản hoạt chất tác dụng lên vi nấm.

4.3. Nấm miệng ở trẻ có lây không?

Thông thường nấm miệng ở trẻ rất dễ lây khi miệng của trẻ tiếp xúc với bào tử nấm trong điều kiện thuận lợi. Dưới đây là một số con đường lây nhiễm nấm miệng ở trẻ:

  • Bệnh có thể lây từ trẻ này qua trẻ khác khi dùng chung đồ vật, đồ chơi.
  • Bệnh lây từ mẹ sang con trong trường hợp người mẹ bị nhiễm nấm candida đường sinh dục nhưng chưa điều trị khỏi, quá trình sinh đẻ có thể là điều kiện thuận lợi cho nấm gây bệnh ở trẻ.

Nấm miệng là căn bệnh rất dễ gặp phải ở trẻ em, đặc biệt là những trẻ nhỏ từ 1 tuổi trở xuống. Khi trẻ 1 tuổi  bị nấm miệng, mẹ có thể tham khảo các loại thuốc, các mẹo chữa dân gian và các sản phẩm rơ miệng hiện đại để lựa chọn điều trị nấm miệng ở trẻ 1 tuổi. Trường hợp mẹ còn băn khoăn về các phương pháp điều trị trên, mẹ có thể liên hệ hotline 0911.225.336 để được các chuyên gia y tế tư vấn lựa chọn và hướng dẫn cách sử dụng mẹ nhé!

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook