Trẻ bị nấm lưỡi có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, nấm lưỡi là bệnh lành tính và không nguy hiểm cho bé. Tuy nhiên, bệnh có thể gây ra những triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến cả bé và mẹ. Bài viết dưới đây, chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ có câu trả lời chính xác nhất về băn khoăn trên và chia sẻ với mẹ cách điều trị nấm lưỡi HIỆU QUẢ NHẤT.
1. Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không?
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em là 1 bệnh lành tính do nấm Candida Albicans gây ra thường không gây nguy hiểm cho trẻ. Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, trẻ có thể khỏi nấm lưỡi trong 10 – 15 ngày.
Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia giải đáp – Nấm lưỡi ở trẻ em có lây không?
Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh gây ra những biểu hiện “khó chịu” ảnh hưởng đến cả bé và mẹ như:
Biểu hiện nấm lưỡi ở trẻ nhỏ:

- Xuất hiện các mảng trắng sữa ở bề mặt lưỡi gây mất vị giác, vướng, khó chịu. Nếu mẹ cố cạo bỏ sẽ gây tổn thương lưỡi.
- Đau nhức hoặc nóng rát trong miệng khiến trẻ quấy khóc, biếng ăn, bỏ bú.
- Không được điều trị sớm, kịp thời nấm lưỡi có thể lan rộng ra toàn khoang miệng trẻ: má trong, vòm miệng, nướu, amidan… làm tổn thương miệng diện rộng và kéo dài thời gian điều trị.
Ảnh hưởng của nấm lưỡi ở trẻ đối với mẹ
Mẹ có thể lây nấm từ miệng con sang đầu ti của mẹ trong quá trình cho con bú với biểu hiện:
- Đau, ngứa, rát núm vú và vùng xung quanh núm vú, nhất là khi cho con bú.
- Núm vú nứt đỏ hoặc xuất hiện mủ loét, vảy ngứa.
2. Biến chứng bệnh nấm lưỡi ở trẻ em

Nấm lưỡi tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được phát hiện sớm và điều trị dứt điểm, nấm sẽ lây lan và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Suy dinh dưỡng, chậm lớn: Trẻ biếng ăn do đau khi nhai nuốt, nấm lan xuống thực quản gây khó nuốt, nôn trớ, lâu dần khiến trẻ thiếu chất, chậm phát triển.
- Viêm phổi, viêm phế quản: Nấm lan đến cơ quan hô hấp của trẻ gây nhiễm trùng dẫn đến viêm.
- Nhiễm nấm toàn thân do tự lây nhiễm: Nấm lan rộng đến nhiều cơ quan khác, khó điều trị dứt điểm và kéo dài thời gian điều trị.
Vậy nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Bệnh nấm miệng khó điều trị dứt điểm và rất dễ tái phát. Vì vậy mẹ cần biết chăm sóc và điều trị đúng cách cho trẻ.
3. Cách điều trị sớm phòng biến chứng nấm lưỡi ở trẻ em
Khi phát hiện trẻ bị nấm lưỡi, mẹ nên cho trẻ đến gặp bác sĩ sớm để được tư vấn và điều trị, tránh nấm lây lan, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh và không gặp phải biến chứng. Thông thường, bệnh có thể khỏi hoàn toàn sau khi điều trị từ 10 – 15 ngày.
Mẹ có thể kết hợp dùng thuốc theo đơn của bác sĩ và các biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà.
Xem thêm: Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi và có tự hết không?
3.1 Điều trị nấm lưỡi bằng thuốc
3.1.1 Nhóm thuốc chống nấm dùng tại chỗ
Thường là thuốc dạng kem hoặc gel dùng bôi lên da, niêm mạc, có tác dụng trị nấm ngay tại vị trí bôi thuốc. Các loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:
1 – Thuốc Nystatin:

- Dạng bào chế: Bột pha dung dịch
- Cách dùng: Dùng gạc rơ lưỡi thấm thuốc và rơ miệng cho trẻ
- Liều dùng:
- Trẻ sơ sinh: 1/2 gói 1g mỗi lần, ngày 2 lần
- Trẻ em: 1 lần 1 gói 1g, ngày rơ 2 lần
2 – Thuốc Miconazol:

- Dạng bào chế: Kem bôi
- Cách dùng: Bôi thuốc lên gạc rơ lưỡi và rơ miệng cho trẻ
- Liều dùng:
- Trẻ sơ sinh: 1/2 muỗng cà phê mỗi lần, hai lần mỗi ngày
- Trẻ em: 1/2 muỗng cà phê mỗi lần, bốn lần mỗi ngày
3.1.2 Nhóm thuốc chống nấm toàn thân

Fluconazol là thuốc dùng đường uống có tác dụng trị nấm toàn cơ thể.
- Dạng bào chế: Viên nang cứng
- Cách dùng: Dùng đường uống
- Liều dùng:
- Trẻ sơ sinh: 3-6 mg/kg/lần (2 – 4 ngày/lần tuỳ vào tuần tuổi của trẻ)
- Trẻ em: 3mg/kg/lần. Uống 2 lần/ngày
Lưu ý khi sử dụng thuốc cho trẻ
- Ưu tiên các thuốc chống nấm dùng tại chỗ như: thuốc rơ lưỡi, kem bôi để tránh tác dụng không mong muốn. Chỉ dùng thuốc chống nấm toàn thân khi bệnh tiến triển nặng.
- Mẹ rửa tay sạch trước khi rơ hoặc bôi thuốc cho trẻ.
- Dùng đúng và đủ liều cho trẻ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không tự ý tăng giảm liều.
3.2 Chăm sóc và điều trị cho trẻ bị nấm lưỡi tại nhà
3.2.1 Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ

Vệ sinh miệng trẻ thường xuyên có tác dụng loại bỏ mảng bám, làm sạch khoang miệng, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, vi nấm gây bệnh.
- Với trẻ đã biết súc miệng: Cho trẻ súc miệng bằng nước muối ngày 2 lần, mỗi lần từ 2 – 3 phút.
- Với trẻ chưa biết súc miệng: Mẹ dùng gạc rơ lưỡi và rơ nhẹ nhàng quanh miệng cho trẻ.
Lưu ý khi chọn gạc rơ lưỡi cho trẻ:
- Gạc rơ lưỡi dạng hình ống để tiện dụng, dễ dàng hơn trong việc rơ lưỡi cho trẻ.
- Gạc được làm từ chất liệu Polyester mềm mại, hạn chế tổn thương và vương sợi bông gây kích ứng.
- Nên sử dụng gạc răng miệng Dr.Papie để điều trị nấm lưỡi an toàn, hiệu quả hơn cho trẻ. Sản phẩm đã được cấp phép lưu hành của Bộ Y Tế và được BS. CKII Nguyễn Thu Hoa (Phó giám đốc Trung tâm chăm sóc và điều trị Sơ Sinh – BV phụ sản TW) khuyên dùng để phòng trừ nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

3.2.2 Bổ sung thực phẩm chứa Probiotic
Probiotic hay lợi khuẩn có tác dụng ức chế vi khuẩn có hại, đồng thời kìm sự phát triển của nấm Candida. Từ đó điều trị hiệu quả nấm lưỡi ở trẻ nhỏ.
Những loại thực phẩm chứa Probiotic:
- Sữa chua (ưu tiên sữa chua không đường vì nấm phát triển tốt trong môi trường có đường)
- Pho mát lên men, bơ: Mẹ nên cho thêm vào đồ ăn của trẻ trong quá trình chế biến.
- Các loại hạt ngũ cốc lên men: Đậu nành, lúa mạch, gạo…
3.2.3 Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ
Bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho trẻ: chất đạm, chất béo, tinh bột, vitamin, khoáng chất… giúp trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, tăng sức đề kháng chống lại vi khuẩn, vi rút, vi nấm.
Lưu ý:
- Cho trẻ ăn thức ăn mềm như sữa, cháo, sinh tố… giúp trẻ dễ nhai nuốt, tránh làm tổn thương miệng.
- Bổ sung vitamin từ rau xanh và hoa quả để tăng cường miễn dịch của trẻ.
4. Phòng và trị nấm lây cho mẹ

Nấm có thể lây từ miệng trẻ sang đầu ti của mẹ. Vì vậy mẹ cần biết cách phòng tránh lây nhiễm nấm từ trẻ bằng cách:
- Cho trẻ bú làm nhiều lần, mỗi lần trong thời gian ngắn: để hạn chế sự tiếp xúc của vú mẹ với miệng trẻ.
- Rửa sạch núm vú sau khi cho con bú.
- Sử dụng bình ti để cho trẻ bú sữa: để hạn chế cho trẻ bú trực tiếp, đặc biệt với trẻ bị nấm lưỡi nặng.
Khi đã bị nhiễm nấm vú, mẹ nên:
- Dừng cho trẻ bú trực tiếp trong thời gian điều trị nấm lưỡi ở trẻ. Vắt sữa vào bình và cho trẻ bú bình. Mẹ có thể cân nhắc dùng sữa ngoài cho trẻ.
- Điều trị bằng các thuốc chống nấm theo chỉ định của bác sĩ.
Tóm lại nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Nấm lưỡi ở trẻ em là một bệnh lành tính và không gây nguy hiểm cho trẻ nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Nếu còn bất kì băn khoăn gì về bệnh, mẹ có thể để lại phản hồi bên dưới hoặc liên hệ với chuyên gia của Dr.Papie để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Nhãn hàng Dr.Papie – CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM STARMED
- Địa chỉ: số 20, TT4A, Khu đô thị Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội
- Giờ hành chính: 024 3824 8222 | Hotline: 0911.225.336
Bài viết liên quan
Đẹn lưỡi ở trẻ: Nguyên nhân và phương pháp điều trị hiệu quả
Đẹn lưỡi ở trẻ hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ là tình trạng phổ ....
Th4
Gạc Dr.Papie công thức sáng chế độc quyền 4P thành phần bảo vệ răng miệng bé yêu
Có thể bạn chưa biết, bộ 4 thành phần dịch tẩm ẩm có trong gạc ....
Th10
Gạc rơ lưỡi Dr.Papie mua ở đâu chính hãng (Danh sách cập nhật mới nhất)
Gạc Dr.Papie là gạc răng miệng số 1 Việt Nam được hàng triệu mẹ bỉm ....
Th6
5+ cách trị trắng lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả tại nhà
Trắng lưỡi là một tình trạng khá phổ biến với các mảng trắng hình thành ....
Th3
Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi: Nhận biết và mẹo chữa tại nhà
Nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là một trong những bệnh lý phổ biến ....
Th2
Nấm miệng ở trẻ 1 tuổi: Nguyên nhân và cách chữa nhanh khỏi nhất
Trong những giai đoạn đầu đời, hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên trẻ ....
Th2