Vacxin được xem như “tấm áo giáp bảo vệ trẻ” khỏi bệnh truyền nhiễm ngay từ khi con lọt lòng. Tuy nhiên, việc đưa “chất lạ” vào cơ thể bé có thể gặp 1 số tác dụng phụ, điển hình là sốt. Vậy hạ sốt thế nào cho hiệu quả, an toàn với trẻ – 1 đối tượng rất nhạy cảm. Mẹ cùng tham khảo lời khuyên bổ ích từ TS.BS Lê Minh Trác – Giám đốc Trung tâm Chăm Sóc và Điều trị Sơ sinh bệnh viện Phụ sản Trung ương.
Có thể mẹ quan tâm:
- Có nên dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm? Nên dán miếng dán hạ sốt vào đâu an toàn nhất
- Trẻ sơ sinh tiêm phòng lao có sốt không? Những điều cần làm trước và sau khi tiêm cho trẻ
1. Những phản ứng phụ bé có thể gặp sau tiêm phòng
Tiêm phòng có vai trò quan trọng đối với việc ngăn ngừa một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, sau khi tiêm vacxin vào cơ thể, bé lại có thể gặp 1 số tác dụng phụ như:
- Phát sốt
- Dị ứng, kích ứng
- Sưng đau tại chỗ tiêm
- Quấy khóc
Các triệu chứng này thường không nguy hiểm cho trẻ và hết sau vài ngày. Vì vậy, sau tiêm trẻ có những triệu chứng này mẹ cũng không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, mẹ cũng cần đưa con tới bác sĩ khám để xác định là do tiêm chủng hay còn bệnh khác kèm theo.
Trong số các tác dụng phụ kể trên, trẻ thường bị sốt nhẹ kèm quấy khóc. Vậy cách hạ sốt sau tiêm phòng cho trẻ nào hiệu quả, mẹ cùng xem tư vấn của Bác sĩ dưới đây.
2. 3 Nguyên tắc chính hạ sốt sau tiêm phòng cho bé
Sau tiêm phòng khoảng 1 vài tiếng đến 1 ngày, trẻ có thể bị sốt. Sốt sau tiêm thường là sốt nhẹ kèm theo trẻ quấy khóc, vật vã. Nguyên tắc chính khi hạ sốt cho trẻ dù là sau tiêm phòng, hay sốt thông thường, mẹ đều cần phải nhớ:
2.3.1.Bổ sung nước đầy đủ
Khi sốt trẻ dễ bị mất nước do thân nhiệt tăng, do đó mẹ cần phải bổ sung nước cho trẻ hợp lý. Những cách bổ sung nước như:
-
- Cho trẻ bú thường xuyên. Ngoài việc bổ sung nước, sữa mẹ hay sữa ngoài còn giúp bổ sung dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng, hệ miễn dịch cho trẻ nhanh khỏe hơn.
- Cho trẻ uống nước lọc, nước hoa quả. Nếu trẻ trên 6 tháng tuổi, mẹ có thể cho trẻ uống thêm nước lọc, nước hoa quả với liều lượng vừa đủ . Còn trẻ dưới 6 tháng thì bé chỉ nên bú sữa mẹ.
- Bổ sung nước điện giải: Mẹ chỉ nên bổ sung oresol điện giải trong trường hợp bé sốt cao kéo dài. Cách pha và liều lượng phải tuân thủ hướng dẫn trên bao bì hoặc dược sĩ, bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng oresol bừa bãi cho trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

2.3.2. Hạ sốt kịp thời, đúng cách
Cách hạ sốt phụ thuộc vào ngưỡng sốt của trẻ, cụ thể:
-
- Nếu trẻ sốt nhẹ (dưới 38.5 độ C), mẹ nên áp dụng các biện pháp vật lý lau chườm. Ở ngưỡng nhiệt độ này, mẹ chưa vội dùng thuốc cho bé.
- Nếu trẻ sốt cao (trên 38.5 độ C), mẹ kết hợp lau chườm và cho trẻ uống thuốc hạ sốt. 2 Loại thuốc hạ sốt mẹ có thể dùng là Paracetamol và ibuprofen. Sử dụng thuốc, mẹ cũng cần phải tuân thủ liều lượng và thời điểm. Riêng đối với ibuprofen, trẻ dưới 3 tháng tuổi không được sử dụng
2.3.3. Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát
Mặc quần áo thoáng mát giúp con dễ chịu và thấm hút mồ hôi tốt hơn, bé nhanh hạ sốt hơn. Đồng thời quần áo thoáng không cọ xát vào vết tiêm và không gây đau cho trẻ.

Bất kỳ nhiệt độ sốt nào, mẹ cũng cần áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý, lau chườm giúp giảm nhiệt, kể cả khi mẹ dùng thuốc. Điều bất di bất dịch trong nguyên tắc hạ sốt, là mẹ cần đo nhiệt độ của bé trước, và áp dụng đúng cách mà bác sĩ Trác chia sẻ ở dưới đây.
3. Hạn chế tối đa dùng thuốc hạ sốt sau tiêm phòng
Đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, cha mẹ cần phải hạn chế tối đa việc dùng thuốc hạ sốt khi không cần thiết. Dưới đây chuyên gia sẽ mách mẹ cách hạ sốt không cần dùng thuốc hiệu quả và an toàn cho bé:
3.1. Lý do chớ vội dùng thuốc cho con
BS Trác chia sẻ lý do và nguyên tắc hạ sốt cho con sau tiêm phòng cho con, đặc biệt mẹ không vội dùng thuốc vì:
“Thông thường trẻ chỉ bị sốt nhẹ sau tiêm phòng ( tức là dưới 38.5 độ C). Hầu hết trẻ chỉ cần lau chườm vật lý kết hợp chăm sóc cùng chế độ dinh dưỡng tốt bé sẽ khỏe (trừ trường hợp bé có tiền sử co giật – mẹ cần báo với bác sĩ trước tiêm để được hướng dẫn phù hợp với trẻ).
Hạ sốt bằng phương pháp vật lý, mẹ nên lau chườm toàn thân, đặc biệt những vị trí có mạch máu lớn đi qua. Vì lau chườm ở diện tích càng lớn, diện tích tiếp xúc càng lớn, bé hạ sốt càng nhanh. Lau chườm ở những nơi có mạch máu lớn, dòng máu mang nhiêt đi giúp bé hạ sốt nhanh hơn.”
3.2. Một số phương pháp hạ sốt vật lý:
Hạ sốt vật lý là phương pháp được hầu hết bác sĩ Nhi Khoa khuyên mẹ nên áp dụng, mẹ tham khảo 3 phương pháp hạ sốt vật lý an toàn, hiệu quả:
- Lau chườm bằng khăn: Mẹ dùng khăn nhúng nước ấm khoảng 35 độ C, lau chườm liên tục. Khoảng 5- 7 phút giặt khăn lại 1 lần
- Dùng thảo dược hạ sốt: Thảo dược thường có tác dụng hạ nhiệt hoặc làm ra mồ hôi, giúp bé hạ sốt mà không tiềm ẩn tác dụng phụ nguy hiểm như thuốc. Một số thảo dược hạ sốt dân gian thường dùng như: Cỏ nhọ nồi, bạc hà, tía tô, gừng…

- Sử dụng khăn hạ sốt chuyên dụng: Những phương pháp như lau chườm bằng khăn nhúng nước hay dùng thảo dược thường lỉnh kỉnh hơn. Mẹ khó kiểm soát được tính “chính xác” của việc tự làm. Ví dụ như: Để chậu nước quá lâu, nước quá nguội sẽ gây phản lại tác dụng. Hay sử dụng thảo dược quá ít hoặc quá nhiều đều không tốt cho bé. Hiện nay trên thị trường có các loại khăn hạ sốt tẩm sẵn thảo dược. Khăn hạ sốt thảo dược giúp bé hạ sốt an toàn như những phương pháp kể trên, đồng thời tiện lợi và hiệu quả hơn nhiều.
Tham khảo: Hướng dẫn chi tiết cách chăm sóc trẻ bị sốt sau khi tiêm phòng 5 trong 1
3.3. Khăn hạ sốt Dr.Papie – Hạ sốt vật lý nhờ thảo dược
Đi đầu về dòng khăn hạ sốt thảo dược tại Việt Nam là khăn hạ sốt thảo dược Dr.Papie. Sản phẩm kết hợp hoàn hảo giữa thảo dược an toàn cùng công nghệ sản xuất hiện đại. Mẹ cùng tham khảo đánh giá của TS.BS Lê Minh Trác về khăn hạ sốt này.
TS.BS Lê Minh Trác nhận định : “Khăn hạ sốt Dr.Papie là 1 giải pháp hạ sốt vật lý hoàn toàn hiệu quả và rất hiện đại. Tôi đánh giá cao tính sáng tạo của sản phẩm này.
1- Đây là 1 hạ sốt vật lý tiện lợi, hiện đại. Khăn được tẩm sẵn thảo dược có tác dụng hạ sốt. Mẹ chỉ cần lấy khăn ra khỏi bao bì là sử dụng được ngay. Chưa kể khăn có đóng gói nhỏ gọn, mẹ dễ bỏ túi mang theo khi bé đi ra ngoài.
2- Hạ sốt hiệu quả: Đồng thời, khăn cũng duy trì ở nhiệt độ 32 – 35 độ C. Mức nhiệt độ này đảm bảo nhiệt nóng từ cơ thể bé có thể truyền sang khăn để hạ nhiệt và không gây lạnh cho con. Ngoài ra, trong khăn có 1 số hạ sốt thảo dược như cỏ nhọ nồi, bạc hà hay tinh chất chanh. Sự kết hợp giữa truyền nhiệt trực tiếp từ bé sang khăn và tác dụng của thảo dược giúp hạ sốt tốt hơn 1 cách đơn lẻ. “
Sau tiêm phòng, bé sốt nhẹ dưới 38.5 độ C. Mẹ hoàn toàn yên tâm chỉ cần dùng khăn Dr.Papie lau chườm toàn thân cho con. Con hạ sốt hiệu quả, không lo tác dụng phụ.

4. Dấu hiệu nào cảnh báo bé đang gặp nguy hiểm sau khi tiêm phòng
Tiêm vacxin bản chất là đưa chất lạ vào cơ thể trẻ. Vì vậy, cơ thể của trẻ sẽ phản ứng lại, đó là những biểu hiện đi kèm như sốt, đau vết tiêm, quấy khóc… Mức độ phản ứng lại sau tiêm phụ thuộc vào cơ địa của con trẻ. Số ít trẻ sẽ có phản ứng mạnh, xuất hiện các triệu chứng “CẢNH BÁO NGUY HIỂM” như:
- Sốt cao trên 39 độ C
- Co giật
- Lờ đờ, hôn mê
- Nôn mửa
- Phát ban toàn thân hoặc vết tiêm chảy mủ, máu
Rất hiếm gặp trường hợp trẻ có dấu hiệu nguy hiểm, nhưng nếu trẻ có những dấu hiệu này, mẹ cần đưa con đi đến cơ sở bệnh viện gần nhất ngay lập tức.
Tham khảo: https://www.youtube.com/watch?v=EgyZFfxNKHY
Trên đây là những chia sẻ của bác sĩ Trác về việc hạ sốt sau tiêm phòng cho bé và cách chăm sóc giúp bé nhanh hạ sốt. Nếu có câu hỏi hoặc băn khoăn khác, mẹ hãy liên hệ hotline 0911225336 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí từ các chuyên gia Nhi Khoa dày dặn kinh nghiệm.

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, có nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn dược lâm sàng, đặc biệt là tư vấn chăm sóc sức khoẻ cho bé. Hiện đang đảm nhiệm vị trí Dược sĩ chuyên môn tại nhãn hàng Dr.Papie
Bài viết liên quan
Công thức hoàn hảo không thể thêm bớt: Hạ sốt 4 thành phần từ Khăn hạ sốt Dr.Papie
Là sản phẩm tiên phong dòng khăn hạ sốt, Khăn hạ sốt Dr.Papie được nghiên ....
Th11
Khăn hạ sốt Dr.Papie giải pháp hạ sốt đột phá với công thức thải nhiệt 3T đầu tiên và duy nhất
Vấn đề hạ sốt cho bé chưa bao giờ là đơn giản với các mẹ. ....
Th11
Nhận định của chuyên gia nhi khoa về tắm thảo dược cho bé
Tắm thảo dược cho bé trở thành xu hướng được mẹ bỉm sữa yêu thích ....
Th3
Cảnh báo Gạc que Trung Quốc tiềm ẩn nguy hiểm cho trẻ
Cảnh báo Gạc que Trung Quốc nguy hiểm tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cho ....
Th8
Chuyên gia khuyên dùng gạc rơ lưỡi cho trẻ hằng ngày phòng nấm miệng
Bệnh nấm miệng rất hay gặp ở trẻ gây khó chịu và ảnh hưởng đến ....
Th4
Bỏ túi gói gạc rơ lưỡi cho trẻ nhỏ bố mẹ nào cũng cần có
Với trẻ nhỏ, vấn đề răng miệng luôn được bố mẹ chú ý. Dưới đây ....
Th4