Trẻ tự nhiên sốt cha mẹ không nên chủ quan

Trẻ tự nhiên sốt là tình trạng gặp nhiều ở trẻ nhỏ do hệ miễn dịch của con chưa hoàn thiện. Tuy vậy, không hẳn ba mẹ nào cũng biết chăm sóc bé đúng cách để con nhanh hồi phục và phòng những biến chứng có thể xảy ra. Bài viết dưới đây, chuyên gia sẽ giúp ba mẹ hiểu rõ hơn về phương pháp chăm sóc và dinh dưỡng đúng cách khi trẻ sốt.

Trẻ tự nhiên sốt, điểm danh các nguyên nhân thường gặp

Sốt là tình trạng tăng thân nhiệt tạm thời khi hệ miễn dịch của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh xâm nhập. Thông thường, nhiệt độ của bé trên 37,5 độ C sẽ được coi là trẻ đang bị sốt.

Trẻ tự nhiên sốt

Ở trẻ em, sốt có thể do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus) hoặc không nhiễm trùng (mọc răng, tiêm phòng…). Tuy nhiên, ba mẹ cũng có thể gặp tình trạng trẻ tự nhiên sốt không rõ nguyên nhân.

Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp khiến bé bị sốt:

Nguyên nhân

Dấu hiệu

Sốt do tiêm phòng Sau tiêm phòng các mũi như uốn ván, ho gà, sởi, bạch hầu, uốn ván… trẻ sẽ thường gặp tình trạng sốt nhẹ kèm theo khó chịu, quấy khóc.
Mọc răng Khi mọc răng con sẽ gặp tình trạng sốt nhẹ, nhiệt độ trong khoảng 38-38,5 độ C. Các triệu chứng kèm theo gồm: Ăn kém, quấy khóc, chảy nước miếng…
Ủ ấm quá mức Rất nhiều mẹ có thói quen ủ ấm con hoặc mặc quá nhiều quần áo vì lo sợ con bị ốm do lạnh. Đây là quan niệm chưa chính xác vì khi ủ ấm quá mức sẽ dẫn đến tình trạng thân nhiệt của con tăng cao.
Cảm cúm Dấu hiệu nhận biết gồm sốt nhẹ, ho, hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi. Các triệu chứng này sẽ được cải thiện trong 2-3 ngày.
Viêm đường hô hấp Con thường sốt cao liên tục, khó hạ. Ngoài ra, bé sẽ có triệu chứng khác như ho nhiều, thở khò khè thậm chí là khó thở.
Sốt xuất huyết Bé sốt cao liên tục kèm theo các dấu hiệu xuất huyết như các chấm/mảng xuất huyết trên da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Nặng hơn là đi ngoài ra phân đen (xuất huyết tiêu hóa), chân tay lạnh, li bì, khó đánh thức.
Tay- chân- miệng Trẻ sốt cao, khó chịu, kiểm tra thấy các nốt mụn nước trong miệng, lòng bàn chân, bàn tay.
Các bệnh lý khác Các bệnh lý như viêm não, màng não, nhiễm trùng huyết cũng là nguyên nhân gây sốt ở trẻ. Những nguyên nhân này ít gặp nhưng rất nguy hiểm.

Nguồn tham khảo: https://kidshealth.org/en/parents/fever.html

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ tự nhiên sốt?

Vậy ba mẹ cần làm gì khi trẻ tự nhiên sốt? Theo các bác sĩ Nhi khoa, ba mẹ có thể thực hiện các biện pháp sau đây để hạ sốt cho bé tại nhà cũng như giúp bé nhanh chóng hồi phục:

Kiểm tra nhiệt độ của bé thường xuyên

Việc kiểm tra nhiệt độ của bé cần được thực hiện ít nhất 15 phút/ lần để mẹ có thể áp dụng biện pháp hạ sốt phù hợp nhất cho con.

Hạ sốt cho trẻ

Nếu trẻ sốt dưới 38,5 độ C

Trường hợp này mẹ không nên vội vàng dùng thuốc hạ sốt cho con mà nên áp dụng các biện pháp hạ sốt vật lý như lau, chườm.

 Mẹ có thể dùng khăn ấm lau, chườm toàn thân cho bé. Mẹ cũng có thể dùng thảo dược như tía tô, bạc hà, chanh, cỏ nhọ nồi để giúp bé hạ sốt tốt hơn. 

Ngoài ra, trên thị trường hiện nay có dòng khăn hạ sốt Dr.Papie được tẩm sẵn dược liệu hạ sốt cũng được rất nhiều mẹ tin dùng nhờ khả năng hạ sốt nhanh, an toàn và rất tiện dụng.

Khăn hạ sốt Dr.Papie
Khăn hạ sốt Dr.Papie

>> Có thể mẹ quan tâm:

8 lý do nên sử dụng khăn lau hạ sốt cho bé

Mua khăn hạ sốt Dr.Papie ở đâu chính hãng giá tốt?

Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C

Mẹ kết hợp giữa việc lau, chườm và dùng thuốc hạ sốt.  Thuốc hạ sốt thường dùng hiện nay là Paracetamol với liều dùng từ 10-15mg/kg cân nặng, các liều cách nhau 4 – 6 giờ nếu trẻ vẫn còn sốt. 

Mẹ có thể cho con dùng bằng đường uống hoặc bằng viên đặt hậu môn nếu trẻ đang có tình trạng nôn trớ hoặc bé đang ngủ. 

Tuy nhiên, việc dùng thuốc hạ sốt cần tuân thủ đúng liều lượng, cách dùng và có sự hướng dẫn của người có chuyên môn. Cần tránh lạm dụng thuốc gây nguy hiểm cho trẻ mẹ nhé.

Bù nước, điện giải

Thân nhiệt tăng cao khiến cho trẻ dễ bị mất nước, điện giải. Với trẻ 6 tháng, mẹ bổ sung nước bằng cách cho trẻ bú làm nhiều lần và tăng lượng sữa trong mỗi lần bú. 

Trẻ trên 6 tháng mẹ khuyến khích trẻ uống nhiều nước lọc, nước ép hoa quả. Mẹ cũng có thể pha Oresol cho bé uống để bù điện giải. 

Mẹ nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng in trên bao bì hoặc hỏi bác sĩ để có sử dụng cho bé đúng cách, đúng liều lượng.

Nghỉ ngơi

Cho trẻ nghỉ ngơi nơi thoáng mát, tránh gió lùa. Mẹ chú ý không ủ ấm con quá mức, cởi bỏ bớt quần áo để cơ thể tỏa nhiệt, hạ sốt.

Trẻ sốt nên và không nên ăn gì?

Khi trẻ tự nhiên sốt, con thường mệt mỏi, biếng ăn, hệ tiêu hóa cũng kém hơn thông thường. Vì thế, chế độ dinh dưỡng hợp lý là yếu tố quan trọng giúp bé nhanh chóng hồi phục sau sốt. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên sử dụng khi trẻ sốt:

Nên 

  • Cho trẻ ăn các thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa: Các món ăn như cháo, sữa, soup được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng cho trẻ khi bé sốt vì chúng vừa dễ ăn lại cung cấp được chất dinh dưỡng cho cơ thể.
  • Các loại thực phẩm chứa nhiều Protein: Protein có nhiều trong thịt gà, trứng, sữa…cung cấp các vitamin như B12, B6…các khoáng chất selen, kẽm. Đây là những yếu tố vô cùng quan trọng để hệ miễn dịch của con hoạt động mạnh hơn, tăng cường bảo vệ cơ thể tốt hơn. Một vài món ăn gợi ý cho mẹ như: soup gà, cháo thịt bằm tía tô, cháo thịt bò cà rốt
  • Khuyến khích trẻ ăn nhiều trái cây hoặc uống nước ép trái cây giúp bổ sung vitamin, khoáng chất, nâng cao sức đề kháng để cơ thể nhanh chóng hồi phục. Các loại trái cây hàng đầu nên dùng khi bé sốt là cam, quýt, bưởi, cà chua…
  • Sữa chua: Sữa chua là một món vừa dễ ăn lại vừa bổ sung nhiều lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa, kích thích bé thèm ăn và ăn ngon miệng hơn. Vì vậy, mẹ đừng quên cho con ăn sữa chua mỗi ngày nhé.
  • Mẹ lưu ý chia nhỏ bữa ăn trong ngày để bé dễ dàng ăn uống và tiêu hóa hơn.

Trẻ sốt nên ăn gì

Không nên

  • Các thực phẩm cứng: Khi sốt, cổ họng con dễ gặp tình trạng sưng đau, nếu ăn thực phẩm cứng sẽ làm con đau nhiều hơn, dễ nôn trớ. Việc sử dụng thực phẩm cứng cũng khiến hệ tiêu hóa của bé làm việc “mệt” hơn.
  • Đồ có tính cay, nóng: Khi sốt, mẹ cho bé ăn những thực ăn có tính cay nóng sẽ làm cho thân nhiệt của con tăng cao hơn.
  • Thức ăn sẵn, đóng hộp: Các loại thức ăn chế biến sẵn thường có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, thậm chí còn chứa chất bảo quản. Khi bé sốt, cơ thể cần bổ sung đủ chất để nhanh chóng hồi phục. Vì thế mẹ không nên cho bé ăn những đồ ăn đóng hộp.
  • Đồ ăn chiên, rán, nhiều dầu mỡ: Những đồ ăn quá nhiều dầu mỡ sẽ khiến hệ tiêu hóa của con làm việc “quá sức”, dẫn đến tình trạng con đầy bụng, chán ăn, và tiêu hóa kém. Vậy nên, mẹ nhớ loại bỏ đồ ăn nhiều dầu mỡ ra khỏi thực đơn khi bé đang sốt nhé.

Nguồn tham khảo: Food during fever for babies

Trẻ tự nhiên sốt khi nào nên đưa đi khám?

Thông thường, khi trẻ tự nhiên sốt, ba mẹ có thể chăm sóc và theo dõi trẻ tại nhà. Tuy nhiên, nếu bé xuất hiện một trong các triệu chứng sau thì ba mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ ngay:

  • Trẻ dưới 2 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C
  • Trẻ sốt trên 40 độ C
  • Sốt cao co giật
  • Trẻ sốt cao kéo dài trên 24 giờ, sốt khó hạ dù đã dùng thuốc
  • Trẻ sốt kéo dài trong 3 ngày
  • Li bì, khó đánh thức
  • Trẻ nôn trớ nhiều, ăn uống kém hoặc có các dấu hiệu mất nước như môi khô, mắt trũng, tiểu ít.

Đối với trẻ mắc hội chứng suy giảm miễn dịch hoặc chưa được tiêm phòng đầy đủ, ba mẹ cần lưu ý nhiều hơn để hạn chế những nguy hiểm có thể xảy ra khi trẻ tự nhiên sốt.

Bài viết trên đây đưa đến những lời khuyên từ chuyên gia về cách chăm sóc, theo dõi và chế độ dinh dưỡng khi trẻ tự nhiên sốt. Mẹ ghi nhớ để áp dụng cho bé khi cần nha.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook