Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ em có sự khác nhau trong từng giai đoạn bệnh. Nếu đang nghi ngờ bé bị nấm lưỡi, mẹ nên quan sát kỹ 11+ hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ và đối chiếu với biểu hiện trên lưỡi bé….
1. Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ em giai đoạn đầu
Nấm lưỡi ở trẻ em là một bệnh khá phổ biến do nấm Candida Albicans kí sinh trong miệng gây ra. Ở điều kiện bình thường chúng không gây hại gì cho trẻ. Khi gặp điều kiện thuận lợi, chúng nhanh chóng phát triển và gây ra bệnh nấm lưỡi.
Tùy mức độ nặng, bệnh nấm lưỡi ở trẻ có các triệu chứng khác nhau. Ở giai đoạn đầu của bệnh, lưỡi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau:
1.1 Xuất hiện các đốm, mảng trắng trên lưỡi

- Xuất hiện các đốm, mảng trắng trên bề mặt lưỡi trẻ:
- Giống như cặn sữa hoặc bông
- “Chân nấm” bám chắc, cắm sâu vào lưỡi và rất khó làm sạch
- Trẻ cảm thấy:
- Vướng, khó chịu trong miệng do nấm mọc dày thành đám
- Mất vị giác do nấm che lấp các gai vị giác ở lưỡi
1.2 Đỏ rát, đau nhức ở lưỡi

- Gai lưỡi sưng đỏ
- Trẻ thấy đau, rát ở lưỡi gây khó khăn trong nhai nuốt.
Trẻ thấy đau nhất là khi bú, ăn dặm khiến trẻ không chịu ăn, bỏ bú, quấy khóc. Lâu dần có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, trẻ còi xương, chậm lớn.
1.3 Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh khi cạo các vảy trắng

Nếu mẹ cố cạo bỏ những mảng trắng hoặc cọ xát mạnh để làm sạch lưỡi trẻ:
- Để lại những vệt tròn sưng đỏ
- Gây đau rát lưỡi, thậm chí chảy máu
Vì vậy mẹ tuyệt đối không nên cạo, chà xát mạnh lưỡi trẻ vì về bản chất “ chân nấm” không hề mất đi mà còn khiến lưỡi trẻ bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm trùng làm tình trạng bệnh xấu đi.
2. Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ nhỏ giai đoạn muộn
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nấm lưỡi có khả năng sinh sôi và lây lan ra toàn khoang miệng của trẻ, làm tổn thương lan rộng và kéo dài thời gian điều trị.
2.1. Các đốm trắng đã lan ra toàn miệng

Ở giai đoạn này, nấm lưỡi tăng sinh ngày càng dày và rộng trong miệng trẻ:
- Nấm lan sang: niêm mạc má, vòm miệng, amidan, nướu, thành sau họng…
- Trẻ cảm thấy vướng víu, khó chịu toàn miệng.
2.2. Hình ảnh trẻ bị nấm lưỡi gây nứt ở khóe miệng


- Da trẻ trở nên khô hơn, có dấu hiệu nứt nẻ, bong tróc da
- Khóe miệng xuất hiện vết nứt đỏ (viêm môi góc cạnh)
- Trẻ có thể thấy đau, xót khi ăn, nói.
Nấm lưỡi không quá nguy hiểm, nhưng nếu không điều trị sớm và dứt điểm nấm có thể lây nhiễm sang các cơ quan khác của trẻ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng:
- Nấm lan xuống cơ quan hô hấp của trẻ gây viêm phổi, viêm phế quản…
- Nấm lan xuống thanh quản gây khó nói, khàn giọng
- Nấm lan xuống thực quản gây khó nuốt, tức ngực, nôn trớ
Xem chi tiết: Nấm lưỡi ở trẻ em có nguy hiểm không? Và cách phòng ngừa biến chứng
3. Hình ảnh nấm lưỡi ở trẻ em trong những dạng cụ thể
Nấm lưỡi ở trẻ em thường có nhiều hình dạng khác nhau với các biểu hiện khác nhau, dưới đây là 4 dạng nấm lưỡi ở trẻ em mẹ nên chú ý:
Hình ảnh nấm lưỡi giả mạc:

Thường gặp nhất với các biểu hiện:
- Xuất hiện những mảng giả mạc trắng hoặc kem trên lưỡi, miệng.
- Phù nề ở lưỡi, vòm miệng, niêm mạc má.
- Có thể gây rát và bỏng nhẹ.
Hình ảnh bạch sản, tăng sản lưỡi: Ít gặp hơn

- Xuất hiện những mảng trắng dày và cứng với bờ không đều trên bề mặt lưỡi, rất khó cạo bỏ.
- Niêm mạc lưỡi bị sưng
Hình ảnh hồng ban ở vòm họng

Hay gặp ở trẻ dùng thuốc corticoid dạng hít hay xông trong điều trị dự phòng suyễn.
- Xuất hiện những vết hồng bám chắc, nổi lên trên vòm họng bé.
- Có thể sưng đỏ, đau rát.
Hình ảnh viêm lưỡi bản đồ


Viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em là rối loạn lành tính thường gặp và không gây nguy hiểm cho trẻ
- Bề mặt lưỡi bị mất gai nhú tạo các tổn thương màu đỏ, nhẵn với viền hơi nhô lên giống hình ảnh bản đồ.
- Xuất hiện vết nứt ở bề mặt lưỡi.
Mẹ quan tâm: Giải đáp thắc mắc: Nấm miệng ở trẻ sơ sinh bao lâu thì khỏi
4. Khi nào nên đưa trẻ đi khám bác sĩ

Khi phát hiện con có những dấu hiệu sau, mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được tư vấn và điều trị đúng cách:
- Xuất hiện những mảng trắng sữa khó cạo bỏ ở lưỡi, da miệng khô và có vết nứt.
- Trẻ biếng ăn, bỏ bú kéo dài không rõ nguyên nhân
- Trẻ quấy khóc nhiều không rõ nguyên nhân
Bệnh nấm lưỡi khá lành tính nhưng khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát. Vì vậy mẹ nên điều trị cho trẻ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ, kết hợp với các biện pháp chữa trị và chăm sóc tại nhà.
Mẹ có thể quan tâm: Bệnh nấm lưỡi ở trẻ em nguyên nhân mắc, các cách phòng ngừa
Nấm lưỡi nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không gây nguy hiểm cho trẻ. Vì vậy mong rằng những hình ảnh bệnh nấm lưỡi ở trẻ bên trên sẽ giúp mẹ xác định con mình có bị nấm lưỡi hay không.
Nếu còn bất cứ băn khoăn gì liên quan đến căn bệnh này, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được các chuyên gia của Dr.Papie tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
Trước bé nhà mình cũng bị nấm mình chữa nhiều cách không khỏi, bé biếng ăn còi cọc rất khổ. Mong bác sỹ tư vấn phương án thích hợp giúp bé khỏi hẳn ạ
Qua những biểu hiện và hình ảnh thực của bài viết, tôi đã biết được con mình bị nấm lưỡi để có biện pháp kịp thời
Gần đây, con mình xuất hiện những mảng đốm trắng trên lưỡi và bé cứ quấy khóc mà không chịu bú. Chữa như thế nào ạ?
Cứ tưởng con bị cặn sữa nhưng đọc bài này xong thì thấy tất cả các triệu chứng của con giống nấm lưỡi quá.
Qua các biểu hiện và hình ảnh cụ thể, tôi thấy con mình đang bị nấm lưỡi giai đoạn đầu. Chuyên gia cho mình hỏi mình có thể tự chữa cho con tại nhà mà không cần tới viện không ạ?
Có cách nào để phòng bệnh nấm lưỡi cho trẻ không ạ?
Miệng bé nhà mình xất hiện những đốm trắng rất nhiều trong miệng. Phải mang con đi khám thôi không lại lây lan mất.
Bài viết hữu ích giúp mẹ kịp thời nhận ra con bị nấm miệng.
Cảm ơn mom!
Bé nhà mình đươc 7 tháng thấy xuát hien các đóm trắng trên lưỡi và lan ra bên mép miệng bé.Rất mong bác sĩ tư ván ak
Bé nhà mình bị như hình ảnh trên ,cho hỏi nên khám và điệu trị nấm lưỡi ở đâu ạ
Chào Mom! Mom có thể cho bé đi khám tại bệnh viện chuyên khoa Da liễu nhé. Hoặc mọi thắc mắc mom có thể liên hệ hotline 0911225336 để được đội ngũ chuyên gia Dr.Papie tư vấn nhé