Đẹn lưỡi ở trẻ hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ là tình trạng phổ biến với biểu hiện mảng trắng xuất hiện thành từng đám hoặc chấm li ti ở miệng lưỡi bé. Lâu dần gây ra tình trạng bé quấy khóc, bỏ bú, lâu dần bé trở nên thiếu cân còi, cọc. Rơ lưỡi bằng gạc giúp giảm tình trạng đẹn lưỡi, tuy nhiên nếu không biết nguyên nhân và cách điều trị vẫn dễ tái phát và dai dẳng. Cùng Dr.Papie tìm hiểu các thông tin cần thiết về đẹn lưỡi.

Nguyên nhân gây đẹn lưỡi ở trẻ?
Có thể mẹ chưa biết nguyên nhân gây đẹn lưỡi là do một loại nấm có tên là Candida albicans. Loại nấm này vẫn luôn tồn tại trong khoang miệng bé, tuy nhiên chúng thường chung sống hòa bình, không gây bệnh khi cơ thể bé khỏe mạnh. Ngược lại nếu cơ thể yếu đi khiến cho sức đề kháng giảm xuống, hay do dùng kháng sinh dài ngày thì sẽ tạo điều kiện cho chúng phát triển và gây bệnh.
Cùng Dr.Papie liệt kê các nguyên nhân cụ thể gây đẹn lưỡi, nấm miệng ở trẻ:
- Mẹ bị nhiễm nấm đường sinh dục: Trong quá trình sinh nở bé có thể bị lây nấm từ mẹ, nếu mẹ bị nấm đường sinh dục và chưa được điều trị triệt để.
- Hệ miễn dịch của trẻ yếu: Trẻ em còn yếu ớt và hệ thống miễn dịch của cơ thể còn chưa hoàn thiện, đặc biệt là dưới 1 tuổi thường tỷ lệ mắc đẹn lưỡi ở trẻ cao hơn những độ tuổi khác. Đối tượng mắc nấm cao hơn chính là trẻ sinh non, nhẹ cân và suy dinh dưỡng, hay những trẻ đang ốm yếu.
- Trẻ sử dụng kháng sinh dài ngày: Khi sử dụng kháng sinh sai cách đặc biệt là dùng quá nhiều ngày hoặc liều lượng không đúng, làm mất cân bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện cho nấm phát triển và gây bệnh.
- Trẻ sử dụng Corticoid dạng hít (điều trị dự phòng, hen suyễn, viêm mũi dị ứng): Tác dụng phụ là ức chế miễn dịch gây ra bệnh nấm ở miệng, lưỡi…
- Ngoài ra, còn một số yếu tố khác gây đẹn lưỡi là: Trẻ không được vệ sinh răng miệng thường xuyên, đúng cách; ngậm ti giả, bình sữa, đồ chơi không bị nhiễm nấm cũng là một nguyên nhân khiến sẽ trẻ mắc bệnh

Triệu chứng bệnh đẹn lưỡi ở trẻ
Đẹn lưỡi là bệnh thông thường và hầu như trẻ nào cũng mắc phải, tuy nhiên nhiều ba mẹ vẫn chưa biết được chính xác các biểu hiện là gì. Cùng Dr.Papie liệt kê triệu chứng phổ biến của bệnh đẹn lưỡi

- Giai đoạn đầu, khi quan sát kỹ khoang miệng bé sẽ thấy những mảng trắng rộng ở cả bề mặt lưỡi, má. Thậm chí, chúng còn lan xuống cổ, thực quản gây viêm phổi, tiêu chảy.
- Có các mảng trắng giống cặn sữa hoặc bông trên bề mặt lưỡi trẻ. Mảng trắng bám chắc vào niêm mạc lưỡi và khó làm sạch. Nếu cố cậy, hoặc chà xát có thể gây chảy máu nhẹ.
- Trẻ có cảm giác đau rát lưỡi, gai lưỡi sưng đỏ.
- Môi và da miệng trở nên khô, có thể xuất hiện vết nứt ở khóe miệng trong trường hợp nặng.
- Hơi thở trẻ có mùi hôi do chất thải của nấm tiết ra.
Ngoài ra trẻ còn có các biểu hiện như:
- Trẻ hay quấy khóc, bỏ ăn bỏ bú do đau rát ở lưỡi, đau tăng khi ăn uống.
- Trẻ có thể sốt nhẹ nếu có nhiễm trùng.
Đẹn lưỡi ở trẻ có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia: Đẹn lưỡi là bệnh lành tính và hiếm khi gây nguy hiểm. Tuy nhiên nếu không được điều trị sớm và dứt điểm thì bệnh dễ tái phát và gây ra những vấn đề khác như:
- Nấm lưỡi ở trẻ thường phát triển nhanh và lan ra toàn khoang miệng (niêm mạc má, vòm miệng, môi, nướu, amidan…làm cho tổn thương nấm lan rộng và kéo dài thời gian điều trị.
- Nấm lan xuống cơ quan hô hấp gây ra các bệnh như viêm phổi, viêm phế quản…
- Nấm lan xuống cơ quan tiêu hóa gây khó nuốt, nôn trớ, đau tức ngực, tiêu chảy,…
- Trẻ bị đẹn lưỡi lâu ngày sẽ trở nên biếng ăn, bỏ bú, dần dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng.

Cách trị đẹn lưỡi nhanh hiệu quả ở trẻ em
Là một bệnh phổ biến và khá lành tính tuy nhiên cha mẹ không nên tự ý sử dụng các loại kem bôi trị nấm. hi trẻ bị đẹn lưỡi mà nên đưa trẻ đi khám, để được tư vấn điều trị đúng cách.

Thông thường, nếu bé bị đẹn lưỡi sẽ được bác sĩ sẽ chỉ định điều trị các loại chế phẩm với từng trẻ khác nhau.
- Ketoconazole: dùng cho trẻ từ 4 – 2 tháng tuổi.
- Nystatin: Rơ lưỡi cho bé khoảng 3-4 lần/ngày, dùng tối thiểu trong 7 ngày.
- Itraconazole, Amphotericin B: Kháng nấm mạnh, được sử dụng trong các trường hợp nặng.
Bên cạnh bôi kem trị nấm, việc vệ sinh răng miệng bé sạch sẽ với tần suất 3-4 lần/ngày cũng được bác sĩ khuyến khích. Nên lựa chọn loại gạc rơ lưỡi mềm, an toàn. Đặc biệt chứa các thành phần hỗ trợ điều trị nấm như NaHCO3, mệnh danh là “sát thủ” loại bỏ nấm miệng.
Gạc rơ lưỡi Dr.Papie chứa NaHCO3 cùng với các thành phần kháng khuẩn kháng viêm. Là loại gạc được nhiều mẹ bỉm lựa chọn để sử dụng kết hợp trong quá trình điều trị nấm miệng cho con hiệu quả. Ba mẹ có thể tham khảo dòng sản phẩm này.
Lưu ý: Chỉ sử dụng kem trị nấm khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, tuân thủ đúng liều lượng và liệu trình điều trị chỉ dẫn để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị.
Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị đẹn lưỡi
Để trị nấm lưỡi nhanh chóng, ngoài kết hợp điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Mẹ cần lưu ý thêm những điều sau để cho hiệu quả tốt nhất:
- Tuyệt đối không cạy các mảng trắng vì có thể làm tổn thương niêm mạc miệng, gây chảy máu dẫn đến nhiễm trùng và dễ lan sang các vùng lân cận.
- Rửa sạch tay với xà phòng trước khi chạm vào miệng bé (rơ lưỡi, thăm khám)
- Vệ sinh miệng, lưỡi cho trẻ bằng gạc rơ lưỡi có tẩm sẵn dịch diệt khuẩn kháng nấm.
Theo Ths.Bs Phạm Thanh Hoa – Bác sĩ khoa Nhi Bệnh viện Xanh Pôn khuyên mẹ nên sử dụng gạc răng miệng Dr.Papie. Sản phẩm được sản xuất với công nghệ hiện đại, đã trải qua 2 lần tiệt trùng nên cực kỳ an toàn cho các bé.

Đặc biệt, dịch tẩm ẩm có trong gạc răng miệng Dr.Papie bao gồm các thành phần: NaHCO3 kháng nấm. NaCl có tác dụng sát khuẩn, dịch chiết lá hẹ là “kháng sinh tự nhiên” tăng cường cơ chế tự bảo vệ cho bé. Xylitol chống sâu, sún răng cho trẻ.
Đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng:
- Nên cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm như: sữa, cháo, sinh tố để tránh gây tổn thương, xây xát niêm mạc vùng bị nấm.
- Bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng hơn: Chất đạm, vitamin… để tăng cường sức đề kháng cho trẻ. Khi trẻ khỏe mạnh sẽ nhanh chóng đẩy lùi không chỉ nấm miệng mà cả nhiều bệnh khác nhau.
Phương pháp phòng đẹn lưỡi ở trẻ
Đẹn lưỡi là bệnh không khó điều trị nhưng rất dễ tái phát nếu mẹ không được phòng ngừa đúng cách. Mẹ cần lưu ý những điều sau để trẻ không bị nhiễm nấm lưỡi:
Vệ sinh răng miệng thường xuyên cho trẻ:
- Với trẻ chưa biết đánh răng: Rơ lưỡi với tần suất 2 lần/ ngày
- Với trẻ đã biết đánh răng: Cho trẻ đánh răng, súc miệng 2 lần/ ngày. Kết hợp rơ lưỡi ít nhất 1 lần/ ngày.

Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ các đồ vật bé tiếp xúc:
- Vệ sinh bình sữa, núm vú của mẹ trước khi cho trẻ bú
- Vệ sinh đồ dùng, chơi của trẻ (do trẻ hay có thói quen ngậm mút đồ chơi)
- Không cho trẻ dùng chung đồ với trẻ bị nhiễm nấm như bát, thìa, cốc nước…
Đồng thời điều trị nấm vú ở mẹ. Cùng với việc trị nấm lưỡi cho con, nếu mẹ bị nấm vú thì cần điều trị để tránh lây nhiễm qua lại giữa bé và mẹ.
Đẹn lưỡi ở trẻ em là bệnh khá phổ biến và không gây ra nhiều nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Để giải đáp thêm về các vấn đề răng miệng ở trẻ, liên hệ ngay với Dr.Papie để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ.
Trước bé nhà mjh cũng bị nấm lưỡi , đi khám về dùng gạc rơ lưỡi dr.papie tg trộm vía thấy sạch và hết bị nấm lưỡi luôn
Giờ m mới biết đến đẹn lưỡi ở trẻ .cảm ơn những chia sẻ hữu ích .
Giờ em mới biết đến đẹn lưỡi luôn á cứ nghĩ chỉ có tưa và nâm thôi
Cảm ơn chuyen gia đã chia sẻ ạ
Mình dùng gạc drpapie cho con từ lúc sơ sinh cho tới bây giờ trộm vía miệng bé lúc nào cũng thơm tho sạch sẽ .mà lại không lo bị nấm
Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ ạ,bé nhà em dùng gạc drpapie rơ lưỡi hàng ngày nên con ko có vấn đề gì hết ạ
Giờ thì em đã hiểu hơn về đẹn lưỡi ở trẻ em ạ,cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ
nghe mấy hotmom review gạc drpapie phòng tránh nấm tưa cho bọn nít suốt mới mua về dùng thử quá ưng luôn, từ hồi xài đó giờ con e chả bị nấm lưỡi gì sẩy
Cảm ơn dược sĩ đã chia sẻ những thông tin hữu ích này ạ
Bé nhà mình đang dùng gạc Drpapie.nên miệng lưỡi của bé nhà mk rất sạch
Giờ mình mới biết nấm miệng còn gọi là đẹn.cảm ơn chuyên gia đã chi sẻ ạ
Bé nhà e hằng ngày đều vệ sinh miệng lưỡi 2 lần bằng gạc rơ lưỡi drpapie nên trộm vía lưỡi bé k bị tưa nấm hay đẹn lưỡi
vệ sinh rơ miệng bé sạch sẽ thường xuyên như người lớn đánh răng hàng ngày thì khỏi nấm nủng thôi:)))
Từ nhỏ tới giờ luôn trung thành với gạc drpapie dùng cho con mê dễ dùng sạch ạ
nhờ chuyên gia tư vấn thì nên dùng gạc cho bé 1 tuần
bao nhiêu lần thì tốt ạ