Chàm sữa có tự khỏi không, bao lâu thì khỏi và cách chăm sóc để trẻ nhanh khỏi bệnh nhất

Chàm sữa có tự khỏi không? Chàm sữa có nguy hiểm không? Chăm sóc thế nào để trẻ nhanh khỏi bệnh nhất là những câu hỏi thường gặp nhất của mẹ khi trẻ bị chàm. Bài viết dưới đây, các chuyên gia Dr.Papie sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc trên. Mẹ tham khảo để biết cách chăm sóc đúng cách, tránh các biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Xem thêm: Chàm sữa có để lại sẹo không và các cách phòng tránh sẹo ở trẻ.

1. Trẻ bị chàm sữa có tự hết không?

Trẻ bị chàm sữa
Chàm sữa ở trẻ có tự hết hay không phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố cơ địa cũng như cách chăm sóc cho trẻ

Chàm sữa có tự hết không? Chàm sữa có nguy hiểm không? Điều này phụ thuộc vào cơ địa và cách chăm sóc da của trẻ. Theo Bác sĩ, chuyên gia Da liễu Nguyễn Thị Tuyết Lan, chàm sữa có thể tự khỏi khi trẻ trên 2 tuổi – lúc đó sức đề kháng của trẻ được nâng cao hơn.

Tuy nhiên, nếu không được chăm sóc, điều trị kịp thời, tình trạng chàm sữa có thể phát triển nặng hơn thành chàm mạn tính (hay còn gọi là chàm thể tạng).

2 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chàm sữa ở trẻ được ghi nhận là do di truyền và tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng:

  • Chàm sữa do di truyền: Trẻ có bố mẹ mắc các bệnh lý dị ứng như vảy nến, viêm da… có nguy cơ mắc chàm sữa cao hơn trẻ khác.
  • Chàm sữa do tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng: Da trẻ mỏng bằng ⅕ da người lớn, khi tiếp xúc các yếu tố lạ như bụi, phấn hoa, lông động vật… dễ xảy ra kích ứng da, viêm da dẫn đến chàm sữa.

Chàm sữa khiến bé ngứa ngáy, biếng ăn, quấy khóc, thậm chí mất ngủ. Do đó, khi da trẻ có biểu hiện chàm sữa, mẹ nên điều trị càng sớm càng tốt.

Mẹ quan tâm đọc thêm:

2. Chàm sữa bao lâu thì khỏi?

Trẻ bị chàm sữa trên mặt
Trẻ bị chàm sữa trên mặt sẽ khỏi sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sõ kỹ lưỡng, cẩn thận

Khi chăm sóc trẻ mẹ thắc mắc rằng Chàm sữa bao lâu thì khỏi? Thông thường, chàm sữa sẽ tiến triển theo 5 giai đoạn, trong khoảng 7 – 10 ngày, cụ thể:

  • Giai đoạn 1 – Tấy đỏ: Da xuất hiện mẩn đỏ, thường tập trung thành đám gây ngứa ngáy cho trẻ. Giai đoạn này kéo dài 1-2 ngày trước khi da nổi mụn nước.
  • Giai đoạn 2 – Nổi mụn nước: Các mụn nước thường nhỏ, có dịch trong, mọc dày chi chít. Lúc này, tránh để trẻ gãi vỡ mụn mà để 1-2 ngày sau, mụn nước sẽ tự vỡ.
  • Giai đoạn 3  – Vỡ mụn nước: Lúc này chàm sữa bị chảy nước do mụn nước bị gãi hoặc tự vỡ, chảy dịch trong thành vết thương hở, dễ nhiễm trùng. Đây là giai đoạn chàm sữa dễ bị nhiễm khuẩn, viêm và gây ngứa. Giai đoạn này kéo dài 1- 2 ngày sẽ khô tạo thành da nhẵn.
  • Giai đoạn 4 – Da nhẵn: Sau khi chảy nước, da khô lại, bong vảy bộc lộ da non nhẵn bóng. Giai đoạn này rất nguy hiểm do da non mỏng, căng rát, rất dễ nứt dẫn đến nhiễm khuẩn. Nếu được chăm sóc cẩn thận, tình trạng này sẽ khỏi sau 3 ngày.
  • Giai đoạn 5 – Bong vảy da: Lớp da non ở giai đoạn 4 tự bong ra từng mảng hoặc vảy vụn, vết chàm sữa khô. Cuối cùng, da mọc dày lên làm lành vết thương, có thể để lại sẹo.

Lưu ý: Trong trường hợp chàm sữa bị nhiễm khuẩn, bội nhiễm, da càng tổn thương nặng nề, kéo dài thời gian điều trị đến 2 – 3 tuần, có thể lâu hơn hoặc không trị dứt điểm. Để bé nhanh khỏi, tránh biến chứng về sau, mẹ cần chăm sóc trẻ bị chàm đúng cách.

3. 4 cách chăm sóc giúp trẻ nhanh khỏi chàm sữa

Ở trên mẹ đã biết chàm sữa có tự khỏi không? Và chàm sữa bao lâu thì khỏi? Vậy cách điều trị chàm sữa ra sao? Nếu điều trị chàm sữa sai cách có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như viêm da, nhiễm khuẩn, điều trị khó khăn, thậm chí để lại sẹo trên da gây mất thẩm mỹ nhất là những bé bị chàm sữa ở mặt thì tỉ lệ để lại sạo rất cao. Do đó, chuyên gia Dr.Papie khuyên mẹ 4 cách chăm sóc hiệu quả, giúp trẻ nhanh khỏi chàm và tránh được biến chứng nguy hiểm.

3.1. Không cho trẻ tiếp xúc với những tác nhân gây dị ứng

cho bé đeo các khăn mỏng khi đi ra ngoài
Khi cho trẻ ra ngoài mẹ nên sử dụng các loại khăn mỏng, quần áo kín để hạn chế các yếu tố có thể gây dị ứng

Len, bụi bẩn, phấn hoa… hay những thực phẩm như hải sản, đậu phộng, sữa bò… là những tác nhân có thể gây dị ứng ở trẻ. Tiếp xúc tác nhân này dẫn đến tình trạng dị ứng da, khiến da càng tổn thương nặng nề hơn. Vì vậy, khi trẻ bị chàm sữa, mẹ tuyệt đối không cho trẻ tiếp xúc những tác nhân gây dị ứng.

3.2. Không chạm hoặc gãi lên các vết chàm

Chàm sữa trên mặt của bé
Chàm sữa gây ngứa ngáy nên mẹ cần hạn chế để bé đưa tay lên gãi gây trầy xước da khiến chàm lâu khỏi

Chàm sữa thường gây ngứa ngáy, khó chịu khiến bé hay đưa tay gãi. Hành động này có thể làm da trầy xước, đưa vi khuẩn, nấm, bụi bẩn xâm nhập vào vết thương gây nhiễm trùng và khó điều trị hơn.

Do đó, mẹ nên cắt móng tay cho trẻ để hạn chế gây xước các vết chàm. Với trẻ sơ sinh, nên đeo bao tay cho trẻ.

Ngoài ra, mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ trước khi chạm vào vùng da bị chàm của bé, tránh đưa vi khuẩn từ tay mẹ vào gây viêm nhiễm.

3.3. Điều trị chàm sữa bằng các loại lá thảo dược

Điều trị chàm sữa bằng các loại lá thảo dược
Sử dụng nước tắm thảo dược tự nhiên là cách điều trị chàm sữa hiệu quả và dễ áp dụng tại nhà

Theo kinh nghiệm dân gian, mẹ có thể sử dụng dịch chiết các loại thảo dược để điều trị chàm sữa do có khả năng sát khuẩn, chống viêm tốt, cải thiện tình trạng chàm của trẻ. Các loại lá thường được dùng: Lá trầu không, lá tía tô, lá trà xanh, lá khế hay lá diếp cá.

Các phương pháp thường được áp dụng:

  • Tự chuẩn bị nước lá thảo dược: Mẹ có thể chuẩn bị các lá thảo dược trên để tắm trị chàm sữa cho con theo hướng dẫn dưới đây:
    • Bước 1: Chuẩn bị lá sạch (100 – 200g tùy từng loại), chọn lá tươi, không bị dập nát. Nên ngâm lá với nước muối để loại bỏ vi khuẩn, chất bẩn.
    • Bước 2: Đun sôi nước lá tắm, bỏ bã, chắt lấy nước.
    • Bước 3: Pha nước tắm đến khoảng 35 -38 độ để tắm cho bé.
  • Sử dụng nước tắm thảo dược chuyên dụng cho bé: So với việc chuẩn bị nước lá, nước tắm thảo dược giúp tiết kiệm thời gian hơn cho mẹ. Ngoài ra, nước tắm chuyên dụng được kiểm định rõ ràng thì nguồn gốc nguyên liệu cũng an toàn hơn so với mẹ tự sử dụng lá không được kiểm định.

Lưu ý: Trong trường hợp vết chàm có dấu hiệu lở loét, chảy mủ thì chỉ nên sử dụng nước ấm (không dùng nước tắm thảo dược hay các loại sữa tắm khác) và đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ ngay.

3.4. Sử dụng kem trị chàm sữa cho bé

Sử dụng kem trị chàm sữa cho bé
Sử dụng kem trị chàm sữa cho bé giúp dưỡng ẩm, hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào vết chàm sữa

Ngoài sử dụng nước tắm thảo dược, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn sử dụng kem trị chàm sữa để bé nhanh khỏi hơn. Thông thường, trẻ được chỉ định các loại kem dưỡng ẩm hay kem kháng khuẩn, kháng nấm. Trong đó:

  • Kem dưỡng ẩm: Giúp cân bằng độ ẩm cho da, giảm ngứa rát, bong tróc.
  • Kem kháng khuẩn, kháng nấm: Tạo lớp màng bảo vệ da, ngăn da tiếp xúc với vi khuẩn, nấm, bụi bẩn, hạn chế xảy ra tình trạng viêm gây sưng, đỏ, đau vùng da chàm.

Lưu ý: Nên sử dụng 2 loại kem trị chàm này khi da còn khô, chưa có dấu hiệu lở loét để tránh tác động đến vết thương hở, đặc biệt có thể gây nhiễm khuẩn nặng hơn.  

Mẹ có thể tìm mua: Một số loại kem vừa có khả năng dưỡng ẩm cao, vừa kháng khuẩn tốt thường được sử dụng: Kem Dexeryl, Aveeno Baby, CeraVe Eczema Soothing Creamy Oil, Dermalex.

Lưu ý:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kem trị chàm sữa.
  • Đọc kĩ đối tượng sử dụng trước khi dùng.
  • Chỉ bôi một lớp kem mỏng lên vùng da bị chàm, không chà xát mạnh gây tổn thương da.
  • Khi da có dấu hiệu bất thường, cần ngừng sử dụng thuốc và đưa trẻ đến bác sĩ để điều trị kịp thời.

Vậy chàm sữa bao lâu thì khỏi? Trả lời: Chàm sữa ở trẻ nhỏ có thể tự khỏi nếu được chăm sóc đúng cách. Mẹ có thể kết hợp sử dụng nước tắm thảo dược và dùng thuốc để rút ngắn thời gian điều trị, nhanh chóng phục hồi da bị chàm ở trẻ.

Ngoài câu hỏi chàm sữa có tự khỏi không hay mẹ chưa biết chàm sữa có tự hết không? Thì mẹ có thể gửi thắc mắc khác đến chuyên gia Dr.Papie qua hotline 0911225336 hoặc để lại bình luận bên dưới để được giải đáp nhanh chóng, chính xác nhất.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook