Chàm sữa có ngứa không? Dấu hiệu nhận biết chàm sữa và cách chăm sóc

Chàm sữa có ngứa không và biểu hiện ngứa có thể nghi ngờ con bị chàm sữa hay không là thắc mắc của nhiều mẹ khi con có triệu chứng này. Bài viết dưới đây, Chuyên gia da liễu của Dr.Papie sẽ trả lời giúp mẹ, đồng thời hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ khi con bị chàm sữa kèm ngứa ngáy.

1. Chàm sữa có ngứa không?

Trẻ bị chàm sữa
Ngứa là biểu hiện điển hình khi da bé bị chàm sữa

Chàm sữa là bệnh viêm da mạn tính thường gặp ở trẻ em. Ngứa là biểu hiện điển hình khi da bé bị chàm sữa. Trẻ hay ngứa khi bệnh ở những giai đoạn đầu:

  • Giai đoạn tấy đỏ: Đây là giai đoạn đầu, da trẻ bắt đầu ngứa nhẹ và ửng đỏ. Trẻ thường xuyên dùng tay gãi vết ngứa. Giai đoạn này diễn ra khoảng 1 – 2 ngày.
  • Giai đoạn nổi mụn nước: Lúc này, da bé bắt đầu xuất hiện những mụn nước li ti trên nền da hơi ửng đỏ. Trẻ có càm giác ngứa ngáy nhiều hơn, hay cọ gãi làm mụn nước vỡ ra. Giai đoạn này diễn ra khoảng 2 – 3 ngày.

Nếu mẹ không can thiệp điều trị kịp thời, vùng chàm sữa sẽ càng nặng, ngứa nhiều hơn và có nguy cơ nhiễm trùng, bội nhiễm.

Mẹ quan tâm: 4 Nguyên nhân bị chàm sữa ở trẻ và cách điều trị dựa theo nguyên nhân

2. Những dấu hiệu khác của chàm sữa ngoài ngứa

Trẻ bị chàm sữa ở hai bên má
Trẻ bị chàm sữa còn có những biểu hiện đặc trưng ngoài ngứa mà mẹ cần chú ý

Ngoài cảm giác ngứa ngáy ngay từ những giai đoạn đầu của bệnh, trẻ bị chàm sữa còn có những biểu hiện đặc trưng khác. Mẹ cần biết để phân biệt chàm sữa với những bệnh ngoài da khác. Một số biểu hiện khác của chàm sữa ngoài ngứa là:

  • Vị trí ngứa và xuất hiện chàm sữa thường ở 2 bên má sau đó lan ra cả mặt. Một số vết chàm có thể lan xuống khiến bé bị chàm sữa ở cổ.
  • Đầu tiên da chàm sữa ở mặt thường có biểu hiện là những mảng ửng đỏ và hơi ngứa nhẹ.
  • Sau đó 1 – 2 ngày, các mụn nước xuất hiện khiến bé ngứa nhiều hơn.
  • Mụn nước có thể vỡ ra, gây đau, chảy nước sau đó khô lại và đóng vảy. Lúc này vùng da chàm sữa vẫn ngứa do ăn da non.
  • Ngoài ra, trẻ còn có cảm giác đau rát, châm chích, khó chịu, quấy khóc và ăn ngủ không ngon.

Từ những triệu chứng đặc trung này, mẹ cần phân biệt rõ chàm sữa với những bệnh ngoài da khác để có phương pháp điều trị đúng đắn nhất.

3. Các bệnh ngoài da khác gây tình trạng ngứa

Trẻ bị chàm sữa ngứa
Trẻ bị rôm sảy cũng có tình trạng ngứa, nhất là khi thời tiết nóng bức, mồ hôi ra nhiều

Hầu như những bệnh ngoài da ở trẻ nhỏ đều dẫn đến tình trạng ngứa. Mẹ biết rõ triệu chứng những bệnh này để phân biệt và có cách điều trị phù hợp. Dưới đây là biểu hiện một số bệnh ngoài da kèm ngứa thường gặp:

Rôm sảy

Rôm sảy là những nốt mụn nhỏ, sần lên do lỗ chân lông bị bí tắc. Trẻ bị rôm sảy cũng có tình trạng ngứa, nhất là khi thời tiết nóng bức, mồ hôi ra nhiều. Khác với ngứa do chàm sữa, ngứa do rôm sảy thường kèm cảm giác bí bách hơn, trẻ khó chịu hơn.

Hăm tã

Những biểu hiện của hăm tã là da đỏ, ẩm và kèm theo ngứa khi hăm tã nhẹ. Hăm tã thường chỉ xuất hiện ở những vùng da tã lót và khu vực xung quang vùng mặc tã.

Ghẻ

Ghẻ cũng là bệnh ngoài da có kèm theo ngứa mẹ cần chú ý. Triệu chứng ngứa khi bé bị ghẻ thường rầm rộ và xuất hiện sớm. Vùng da bị ghẻ sẽ ngứa nhiều về ban đêm khiến trẻ khó chịu, quấy khóc, ngủ không ngon. Trẻ dễ bị ghẻ ở những vùng da có nếp gấp, kẽ ngón tay, ngón chân, vùng bụng hay bẹn.

4. Cần làm gì khi trẻ bị chàm sữa kèm ngứa ngáy

Để giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, khó chịu cho bé khi da bị chàm sữa, mẹ cần thực hiện những điều sau:

4.1. Tuyệt đối không cho trẻ gãi các vết ngứa

Dùng khăn mỏng che mặt trẻ
Chàm sữa bị ngứa khiến trẻ khó chịu và đưa tay lên gãi từ đo dễ để lại sẹo do gãi ngứa

Chàm sữa bị ngứa khiến trẻ khó chịu và đưa tay lên gãi thường xuyên. Tuy nhiên, gãi có thể vô tình khiến vết chàm sữa bị xước ra, dễ nhiễm trùng và nặng hơn là bội nhiễm nếu không được vệ sinh cẩn thận.

Chính vì vậy, mẹ tuyệt đối không để trẻ gãi các vết chàm. Mẹ nên cắt móng tay sạch sẽ cho trẻ hoặc đeo găng tay để bé không gãi làm viết ngứa bị thương.

4.2. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát, tránh cọ xát

Quần áo bí bách hay nóng bức khiến bé đổ nhiều mồ hôi. Da ẩm ướt do mồ hôi cũng là nguyên nhân làm bé ngứa ngáy khó chịu vùng chàm sữa. Ngoài ra, quần áo quá chật, cọ xát vào vết chàm cũng gây ngứa, làm chảy nước vùng chàm sữa.

Mẹ nên chọn quần áo thoáng mát, rộng rãi cho trẻ để tránh cọ xát, làm nặng thêm vết chàm.

4.3. Vệ sinh vùng da chàm sữa bị ngứa thường xuyên

Tắm cho trẻ bị chàm sữa ngứa
Mẹ nên vệ sinh vùng da bị ngứa thường xuyên tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm

Để giữ cho vùng da chàm sữa sạch sẽ, tránh nhiễm trùng, nhiễm nấm, mẹ nên vệ sinh vùng da bị ngứa thường xuyên. Hãy dùng khăn mềm, sạch, lau nhẹ nhàng vết chàm sữa 2 – 3 lần mỗi ngày và vệ sinh ngay khi đưa trẻ ra ngoài về.

Ngoài ra, mẹ có thể tắm cho trẻ bằng các loại nước tắm có tác dụng trị chàm sữa, chống viêm, giảm ngứa ngáy. Việc làm này vừa giúp làm sạch, giảm ngứa, vừa có tác dụng hỗ trợ điều trị chàm sữa, rút ngắn thời gian khỏi bệnh.

Các chuyên gia da liễu khuyên mẹ nên sử dụng nước tắm thảo dược Dr.Papie để vệ sinh vùng chàm sữa cho trẻ. Nước tắm có chứa “kháng sinh tự nhiên” từ nhiều loại thảo dược và được khuyên dùng nhờ những ưu điểm:

  • Hỗ trợ điều trị chàm sữa hiệu quả: Nước tắm có chiết xuất từ nhiều loại thảo dược có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, chống nhiễm trùng như: Cỏ mần trầu, khổ qua, trà Shan tuyết, kinh giới, trầu không… Vì vậy, nước tắm hiệu quả trong việc điều trị chàm sữa.
  • Phù hợp với bé có làn da nhạy cảm như chàm sữa: Nước tắm thảo dược nên không có xà phòng, chất tẩy rửa. Bên cạch đó, Dr.Papie cũng được sản xuất trên công nghệ hiện đại, loại bỏ hoàn toàn lông tơ gây kích ứng. Đối với trẻ có da nhạy cảm, mẹ tuyệt đối không nên làm sạch bằng những dòng sữa tắm hóa học thay vào đó, mẹ nên sử dụng dòng nước tắm thảo dược để làm sạch da con dịu nhẹ và hỗ trợ điều trị chàm sữa.
  • Tiện lợi cho mẹ: Mẹ chỉ cần thực hiện tắm cho bé theo 3 bước vô cùng đơn giản.
    • Bước 1: Pha nước tắm theo tỉ lệ 2,5ml Dr.Papie + 5l nước.
    • Bước 2: Tắm, gội, lau rửa vết chàm cho bé.
    • Bước 3: Thấm khô người và không cần tráng lại bằng nước thường.

4.4 Sử dụng các loại kem trị chàm sữa cho trẻ

Kem cho trẻ bị chàm sữa ngứa
Kem trị chàm vừa chứa những chất có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, vừa giúp cung cấp độ ẩm cho da

Ngoài ra, mẹ có thể sử dụng thêm các loại kem chị chàm sữa cho trẻ. Kem trị chàm vừa chứa những chất có hoạt tính kháng viêm, kháng khuẩn, vừa giúp cung cấp độ ẩm, cải thiện khả năng tự đề kháng cho bé.

Một số loại kem trị chàm an toàn với trẻ: Kem Dexeryl, CeraVe Eczema Soothing Creamy Oil, Dermalex, Kem Aveeno Eczema Therapy, Betnovate Cream,…

Cách dùng kem trị chàm sữa:

  • Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ tay mẹ và da bé.
  • Bước 2: Lấy một lượng kem vừa đủ.
  • Bước 3: Thoa đều lên vùng da chàm sữa của bé 2 lần/ ngày. Chỉ thoa lớp mỏng và mát xa cho kem thấm hoàn toàn vào da.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi Chàm sữa có ngứa không? là CÓ. Tuy nhiên, ngứa do chàm sữa còn kèm theo nhiều dấu hiệu nhận biết khác như đã liệt kê ở trên. Mẹ cần nắm rõ biểu hiện bệnh để phân biệt với các bệnh ngoài da khác. Nếu được chăm sóc đúng cách và điều trị từ sớm, trẻ sẽ hết ngứa sau 2 – 3 ngày và vết chàm sữa cũng nhanh khỏi hơn.

Nếu còn bất cứ băn khoăn gì về chàm sữa có ngứa không hay liên quan đến triệu chứng ngứa ngoài da ở trẻ, mẹ hãy để lại câu hỏi dưới bình luận hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook