Trẻ bị chàm sữa ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không để lại sẹo

Chàm sữa ở mặt là tình trạng xuất hiện những mụn li ti, tập trung thành đám ban đỏ trên da mặt trẻ. Vị trí thường gặp nhất là chàm sữa quanh miệng trẻ. Vậy, trẻ chỉ bị chàm sữa trên mặt có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu? Điều trị như thế nào để chàm sữa không để lại sẹo? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho mẹ.

1. 5 nguyên nhân bị chàm sữa ở mặt

Trẻ bị chàm sữa trên mặt
Chàm sữa (lác sữa) xảy ra ở trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên do nguyên nhân di truyền hoặc do cơ địa của bé

Chàm sữa (lác sữa) là bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Hiện nay, y học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân bị chàm sữa.

Tuy  nhiên, 2 yếu tố dẫn đến trẻ bị chàm sữa ở mặt được ghi nhận là: 

  • Do di truyền: Nếu bố, mẹ bị các bệnh về dị ứng như hen suyễn, viêm da cơ địa, chàm sữa…. thì có đến 40 % con có nguy cơ mắc các bệnh dị ứng như vậy, đặc biệt là chàm sữa và chàm xảy ra chủ yếu ở mặt.
  • Do cơ địa: Đối với những trẻ có cơ địa dị ứng, trẻ dễ bị mắc chàm sữa hơn so với trẻ khác.

Ngoài ra các nguyên nhân bị chàm sữa kể trên thì trẻ sơ sinh bị chàm sữa ở mặt còn bởi 3 lý do sau:

  • Da mặt trẻ rất nhạy cảm, lại thường xuyên tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa dẫn đến dị ứng da, làm xuất hiện các nốt chàm sữa.
  • Khi ăn, thức ăn còn dính lên miệng, mặt trẻ có thể gây kích ứng da, nặng hơn khiến trẻ bị chàm sữa quanh miệng một số bé bị chàm sữa ở cổ.
  • Do thân nhiệt cao, trẻ thường ra nhiều mô hôi, nhất là ở trán. Mồ hôi từ trán chảy xuống lông mày, đến má nhiều làm da trẻ kích ứng, dễ bị chàm sữa ở mặt.

2. Triệu chứng của trẻ bị chàm sữa ở mặt

Biểu hiện trên da là căn cứ để mẹ nhận biết trẻ có bị chàm sữa ở mặt hay không.

2.1. Các giai đoạn phát triển của chàm sữa

Thông thường, chàm sữa phát triển theo từng giai đoạn như sau:

  • Đầu tiên, xuất hiện những mảng hồng ban đối xứng hai bên má (có trường hợp chỉ bị một bên nhưng rất ít).Chạm tay vào vùng da bị chàm sữa thấy da khô với những mụn nhỏ li ti, có thể có vảy.
  • Các mụn nhỏ tiến triển thành mụn nước.
  • Sau 2-3 ngày, mụn nước vỡ ra, chảy dịch vàng, sau đó vết chàm sữa khô lại và đóng vảy. Khi vảy bong, da non mọc lên, dễ để lại sẹo trên da.

Ngoài ra, trẻ còn có một vài biểu hiện khác:

  • Ngứa ngáy, hay đưa tay lên mặt gãi.
  • Quấy khóc, biếng ăn hay khó ngủ.

Giai đoạn chàm sữa bị chảy nước do vỡ các mụn nước li ti khiến trẻ cảm thấy ngứa, rát. Các mụn nước trên mặt khi vỡ rất dễ bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm da…Một só trường hợp mụn nước vỡ lan xuống cổ khiến bé bị chàm sữa ở cổ.

So với chàm sữa ở hai bên má, chàm sữa ở lông mày và quanh miệng thường khó quan sát hơn. Các đặc điểm vết chàm sữa ở lông mày và quanh miệng dưới đây sẽ giúp mẹ dễ dàng nhận biết trẻ có bị chàm sữa hay không.

2.2. Đặc điểm vết chàm sữa ở lông mày

trẻ bị chàm sữa ở lông mày
Chàm sữa ở lông mày đặc trưng là các mụn li ti mọc thành từng đám gây ngứa và có thể gây rụng lông mày khi trẻ gãi
  • Lông mày xuất hiện các đám mẩn đỏ, sau đó tiến triển thành mụn nước.
  • Mụn chàm gây ngứa ở chân lông mày, khiến trẻ hay đưa tay gãi.
  • Sau khi vết chàm ăn da non và đóng vảy, trẻ có thể rụng lông mày.

2.3. Đặc điểm bé bị chàm sữa quanh miệng

bé bị chàm sữa quanh miệng
Chàm sữa quanh miệng rất lâu lành do vùng miệng phải vận động nhiều khi trẻ ăn, quấy khóc
  • Các mảng đỏ xuất hiện chi chít quanh miệng, nhất là khóe miệng.
  • Trẻ hay gãi, dụi vào mép và không chịu ăn.
  • Vết chàm rất lâu lành, có thể đến 1-2 tuần vì vùng miệng bé phải vận động nhiều trong lúc ăn uống, quấy khóc (do ngứa, rát).

Xem thêm: Chàm sữa ở tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

3. Hình ảnh bé bị chàm sữa trên mặt

Nếu mẹ còn nghi ngờ không biết trẻ có thực sự bị chàm sữa trên mặt hay không, có thể tham khảo thêm những hình ảnh mặt bé bị chàm sữa dưới đây.

3.1. Hình ảnh trẻ bị chàm sữa ở 2 bên má

trẻ bị chàm sữa ở 2 bên má
Chàm sữa ở má ban đầu chỉ là những đám mẩn nhỏ khiến mẹ khó để ý nhận ra

Trẻ bị chàm sữa ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không để lại sẹoTrẻ chàm sữa 2 bên má có những đám mẩn đỏ đối xứng, nhưng giai đoạn đầu rất khó nhận ra trên mặt của trẻ.

3.2. Hình ảnh bé bị chàm sữa quanh miệng

bé bị chàm sữa quanh miệng
Thức ăn dính quanh miệng lâu ngày khiến trẻ dễ bị chàm sữa quanh miệng khiến bé khó chịu, ngứa rát

Trẻ bị chàm sữa ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không để lại sẹoBé bị chàm sữa quanh miệng do da vùng này dễ bị kích ứng và thường xuyên bị dính thức ănTriệu chứng có thể thấy là các đám mẩn chi chít quanh mép, rất lâu lành. Một số trường hợp chàm viêm nhiễm nặng khiến bé bị chàm sữa ở cổ.

3.3. Hình ảnh bé bị chàm sữa ở lông mày

bé bị chàm sữa ở lông mày
Chàm sữa ở lông mày có đặc trưng là các đám mụn li ti, mọc sát nhau thành từng đám gây ngứa

Mồ hôi chảy xuống lông mày nhiều gây kích ứng da, xuất hiện chàm sữa – các mụn li ti, sát nhau thành đám, gây ngứa cho trẻ.

3.4. Hình ảnh bé bị chàm sữa ở cằm

bé bị chàm sữa ở cằm
Chàm sữa ở cằm thường do các thức ăn, sữa còn sót lại sau bữa ăn bám lại lâu ngày dẫn đến chàm ở cằm

Ngoài các vị trí ở 2 bên má, ở quanh miệng và lông mày, bé còn có thể bị chàm sữa ở cằm hoặc bị chàm sữa ở phẩn nửa dưới của mặt, Một số trường hợp chàm lan rồng khiến bé bị chàm sữa ở cổ

4. Cách điều trị cho trẻ bị chàm sữa ở mặt

Chàm sữa có để lại sẹo không? Chàm sữa là bệnh lành tính, không gây nguy hiểm cho trẻ. Nhưng nếu trẻ không được điều trị đúng cách, các vết chàm sữa có thể để lại sẹo, làm ảnh hưởng xấu đến da. Sau đây là các phương pháp có thể áp dụng trong điều trị chàm sữa trên mặt và chàm sữa ở tay hay các vị trí khác hiệu quả.

4.1. Sử dụng các loại thảo dược

Tắm nước lá trà xanh cho trẻ bị chàm sữa ở mặt
Nước trà xanh có tính kháng khuẩn mạnh tác dụng làm sạch da giúp trẻ nhanh khỏi chàm sữa hơn

Các loại lá có tính kháng khuẩn, chống viêm, làm sạch tốt được sử dụng để điều trị chàm sữa ở mặt hiệu quả.

Mẹ có thể dùng: Lá trầu không, lá khế, lá trà xanh, lá tía tô hay lá diếp cá.

Cách sử dụng: 

  • Đun sôi để pha nước tắm.
  • Giã nát lấy nước cốt, chấm trực tiếp lên vết chàm trên mặt hoặc các vị trí đang bị chàm sữa.

Lưu ý: Mẹ nên dùng một chậu riêng để rửa mặt, vệ sinh vết chàm trên mặt. Không nên dùng nước đã rửa mặt tắm rửa sang bộ phận khác vì có thể lây chàm ra toàn thân. 

Tắm là thảo dược là phương pháp dễ làm tại nhà và đem lại hiệu quả cao. Mẹ có thể tìm hiểu cụ thể hơn Chàm sữa tắm là gi? 8 loại lá thảo dược dễ tìm kiếm, an toàn, hiệu quả để trị chàm tại nhà cho trẻ.

4.2. Dùng các loại kem trị chàm sữa trên mặt

Dùng kem trị chàm sữa ở mặt cho bé
Mẹ có thể dùng kem dưỡng ẩm hoặc kem trị sẹo để bôi lên vết chàm sữa ở mặt cho trẻ

Trẻ bị chàm sữa ở mặt hay chàm sữa ở tay, chân thường được trị bằng hai loại kem: 

4.2.1. Sử dụng kem dưỡng ẩm

Vùng da mặt bị chàm sữa rất khô, dễ bong tróc, gây cảm giác ngứa rát. Lúc này, mẹ nên sử dụng kem dưỡng ẩm cho bé nhằm cung cấp nước, cân bằng độ ẩm cho da, làm giảm tình trạng khô và bong tróc da. 

Mẹ có thể tham khảo một số loại kem dưỡng ẩm được đánh giá tốt như: Ceradan, Dexeryl, Cetraben, Dermalex, Aveeno Baby…

4.2.2. Sử dụng kem trị sẹo

Chàm sữa ở mặt khi ăn da non có thể khiến bé bị ngứa ngáy và đưa tay gãi gây tổn thương, để lại sẹo trên da. Để kiểm soát tình trạng này, mẹ nên cho bé sử dụng kem trị sẹo để ngăn hình thành sẹo, làm mờ các vết thâm do chàm sữa. 

Một số loại kem trị sẹo an toàn, hiệu quả như: Scaryl Cicatrici Gel, Mederma for Kids, A-Derma Epitheliale AH Cream…

Lưu ý khi sử dụng kem trị chàm sữa cho trẻ bị chàm sữa ở mặt, bé bị chàm sữa ở cổ

  • Chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi, không có thành phần gây dị ứng với trẻ.
  • Dùng liều lượng đúng theo hướng dẫn, thoa kết hợp massage vùng mặt cho kem thấm đều.
  • Không bôi kem khi vết chàm trên mặt bé chưa khô.
  • Nếu trẻ có dấu hiệu bất thường, nên ngưng dùng kem và cho bé đi khám da liễu.

4.3. Sử dụng thuốc trị chàm sữa

Chàm sữa ở mặt của trẻ
Khi vết chàm trở nặng do nhiễm khuẩn với biểu hiện sưng đỏ, chảy mù thì mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ

Khi các vết chàm trên mặt bị nhiễm khuẩn với các biểu hiện sưng, có mủ trắng đục hoặc vàng và bé có dấu hiệu sốt nhẹ, mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để phòng tránh biến chứng nguy hiểm. Bé sẽ được bác sĩ chỉ định dùng một trong hai loại thuốc để hạn chế để lại sẹo trên mặt:

4.3.1. Thuốc chống viêm, giảm ngứa

Tác dụng: ức chế các phản ứng viêm, giảm sưng, đau và ngứa tại vết thương hạn chế để lai sẹo trên mặt.

Lưu ý: Đối với trẻ nhỏ, chỉ nên dùng hydrocortison bôi da. Tuy nhiên, không sử dụng hydrocortison quá 14 ngày để tránh gây ảnh hưởng đến nội tiết, chuyển hóa ở trẻ.

4.3.2. Thuốc kháng sinh

Tác dụng: Diệt khuẩn, ngăn vi khuẩn phát triển, làm giảm tình trạng viêm da mặt đáng kể.

Lưu ý:

  • Kháng sinh bôi da cho trẻ sơ sinh thường dùng: Aminosid kết hợp β- lactam, Ampicillin hoặc Penicillin.
  • Chỉ sử dụng thuốc kháng sinh khi có chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Dùng liều thích hợp với độ tuổi của trẻ được hướng dẫn trên nhãn.
  • Khi trẻ dị ứng thuốc, cần ngừng ngay là hỏi lại ý kiến bác sĩ.

Mẹ tìm hiểu thêm: Cách chữa chàm sữa bằng sữa mẹ hiệu quả dễ làm, an toàn.

Trẻ bị chàm sữa ở mặt hay chàm sữa ở tay, chân… nếu được phát hiện và chăm sóc đúng cách sẽ không gây nguy hiểm hay để lại sẹo trên da bé. Nếu còn băn khoăn, chưa biết xử lý khi con có dấu hiệu chàm sữa ở mặt hay chưa biết cách trị chàm sữa trên mặt cho bé, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng, tận tình từ Chuyên gia Dr.Papie.

BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

One thought on “Trẻ bị chàm sữa ở mặt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị không để lại sẹo

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook