Cách điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ em hiệu quả nhất

Tác giả Tham vấn y khoa Thời gian đăng Thời gian sửa
Dược sĩ Cao Thị Thanh Dược sĩ Dr.Papie 1 Tháng Sáu, 2021 24 Tháng Tám, 2021

Cách điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ em phụ thuộc vào mức độ nặng và nhẹ của bệnh. Trẻ bị nấm miệng nhẹ, mẹ chỉ cần rơ gạc chống nấm cho bé, còn trẻ bị nấm nặng mẹ nên kết hợp giữa gạc chống nấm và thuốc điều trị. Để biết rõ hơn bé yêu đang bị nấm ở ngưỡng nào?  Cách điều trị ra sao, mẹ hãy tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây.

1. Cách điều trị bệnh nấm miệng nhẹ bằng gạc kháng nấm 

Gạc rơ miệng kháng nấm đã được tẩm sẵn dịch tẩm có tác dụng kháng khuẩn, chống nấm. Kết hợp 2 cơ chế vừa làm sạch, tiêu diệt nấm và tạo môi trường pH kiềm để ngăn chặn nấm phát triển. Hầu hết các loại này đều an toàn với bé và ít tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Một số dấu hiệu giúp mẹ dễ dàng nhận biết bé bị nấm miệng nhẹ:

  • Bé mới bị nấm miệng trong thời gian ngắn (dưới vài tuần)
  • Lác thác các mảng trắng trên miệng khó làm sạch
  • Bé ít ăn, ít bú
  • Miệng có mùi hôi
Bé mới bị nấm miệng với các mảng trắng nhỏ, có mùi hôi khó chịu

Nấm miệng nhẹ không được chăm sóc đúng sẽ làm bệnh nặng hơn. Vì vậy, mẹ hãy áp dụng đúng cách chăm sóc dưới đây nhé.

2 Bước dùng gạc kháng nấm điều trị nấm lưỡi ở trẻ em 

 

Bước 1 – Chuẩn bị gạc rơ lưỡi: Có 2 cách để chuẩn bị gạc rơ lưỡi cho bé:

  • Cách 1: Gạc khô kết hợp với dung dịch rơ lưỡi kháng khuẩn, chống nấm. Cách này mẹ dùng gạc khô chấm vào dung dịch rơ lưỡi rồi rơ cho bé.
    • Gạc khô: Vải xô (sau đó cuốn thành hình ống), gạc khô hình ống
    • Dung dịch rơ lưỡi: Dung dịch rơ lưỡi chuyên dụng (Denicol, gemmni, wesser), dịch tẩm thảo dược (dịch chiết lá hẹ, nước muối….
  • Cách 2: Gạc răng miệng đã tẩm dịch kháng khuẩn, chống nấm.

Hầu hết mẹ bỉm đang sử dụng cách 2 vì sự tiện lợi và an toàn hơn hẳn. Với gạc đã tẩm sẵn dịch kháng khuẩn, chống nấm, mẹ không cần tốn thời gian chuẩn bị nhiều. Ngoài ra, thành phần dịch tẩm được kiểm định nghiêm ngặt đảm bảo an toàn hơn cho bé.

Có thể mẹ quan tâm: Tìm hiểu về gạc kháng nấm cho bé

Bước 2 – Rơ lưỡi cho trẻ: Cách rơ lưỡi đúng sẽ đem đến hiệu quả trị nấm tốt hơn đó mẹ: 

  1. Trước khi rơ lưỡi, mẹ vệ sinh tay sạch để tránh nhiễm bẩn sang miệng bé. 
  2. Lau tay khô, đeo gạc vào ngón trẻ.
  3. Bế trẻ trên tay trái ngang với lòng mẹ, giữ cố định phần đầu trẻ. 
  4. Rơ cho bé theo thứ tự từ nướu, khoang miệng đến lưỡi trong khoảng 1- 2 phút. 

Lưu ý: Mẹ nên rơ nhẹ nhàng, tránh chà xát mạnh gây đau cho bé

2. Cách điều trị bệnh nấm miệng nặng ở trẻ em

Sau khoảng 1-2 tuần, bé bị nấm miệng nhẹ không được chăm sóc và chữa trị đúng cách sẽ chuyển sang nấm miệng nặng. Và ở giai đoạn này, bé cần được sử dụng thuốc kháng nấm theo đơn của bác sĩ, Ngoài ra, mẹ cũng nên sử dụng gạc rơ lưỡi chống nấm 3 lần/ngày để giúp bé nhanh khỏi hơn.

Một số dấu hiệu giúp mẹ phát hiện bé đã bi nấm miệng nặng:

  • Các mảng trắng dày đặc, lan rộng toàn bộ khoang miệng bé.
  • Bé bị nấm miệng nhẹ rơ gạc kháng khuẩn, chống nấm từ 10 ngày trở lên không khỏi.
Bé bị nấm miệng nặng có các mảng trắng dày đặc khắp miệng lưỡi

Một số loại thuốc kháng nấm dùng cho trẻ em

2 Loại thuốc được bác sĩ chỉ định khi bé bị nấm miệng là Nystatin và Miconazole, dưới đây là tác dụng, liều dùng cho bé, mẹ cần lưu ý: 

2.1 Nystatin

Thuốc chống nấm dạng bột pha nước rơ lưỡi, có tác dụng chủ yếu tại vùng lưỡi bị nấm. 

Liều dùng: 

Pha theo tỉ lệ: 1 gói thuốc với 1 muỗng cà phê nước đun sôi để nguội.

  • Trẻ sơ sinh: Mỗi lần ½ gói, ngày rơ 2 lần
  • Trẻ em: Mỗi lần 1 gói, ngày rơ 2 lần
Nystatin chỉ được sử dụng khi có sự hướng dẫn và cho phép của bác sĩ

2.2 Miconazole

Thuốc chống nấm dạng kem bôi gây tác dụng chủ yếu tại lưỡi.

Liều dùng: 

  • Trẻ sơ sinh: Mỗi lần 1/2 muỗng cà phê, ngày rơ 2 lần. 
  • Trẻ em: Mỗi lần 1/2 muỗng cà phê, ngày rơ 4 lần.
Thuốc có chứa hoạt chất Miconidazol chỉ sử dụng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ

Cách bôi thuốc cho trẻ bị nấm lưỡi

Bước 1: Nhỏ hoặc bôi thuốc lên gạc vô trùng.

Bước 2: Đeo gạc vào ngón tay trỏ và chấm thuốc lên vùng bị nấm theo thứ tự: Nướu, 2 bên niêm mạc má, vòm miệng, lưỡi.

Hướng dẫn kết hợp giữa dùng gạc chống nấm và thuốc chữa nấm lưỡi ở trẻ

Đối với trẻ bị nấm miệng, tưa lưỡi, phối hợp giữa dùng gạc và thuốc đúng cách giúp bé nhanh khỏi bệnh, ngăn ngừa tái phát. Dưới đây là hướng dẫn cách phối hợp giữa dùng gạc kháng nấm và thuốc theo từng giai đoạn bệnh của chuyên gia Dr.Papie 

  • Nếu bé bị nấm miệng nhẹ, mẹ chỉ cần áp dụng rơ gạc kháng khuẩn, chống nấm 3 lần/ ngày (sáng, chiều, tối). 
  • Nếu bé bị nấm miệng nặng, mẹ cần kết hợp giữa gạc kháng nấm và thuốc điều trị để hiệu quả trị nấm tốt hơn. Nhiều mẹ có quan niệm, rơ thuốc thì không cần dùng gạc nữa, tuy nhiên theo ý kiến của chuyên gia Nhi Khoa Dr.Papie, Nguyên tắc bất bất dịch khi điều trị nấm là cần giữ khoang miệng bé sạch sẽ.Vì vậy, mẹ cần kết hợp giữa thuốc và gạc kháng khuẩn chống nấm 
  • Sau khi bé khỏi nấm miệng, mẹ cần rơ lưỡi cho bé bằng gạc chống nấm ít nhất 1 lần/ ngày, giữ khoang miệng bé sạch sẽ để ngăn ngừa tái phát nấm.

Một số lưu ý khi điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ em

1- Thời điểm rơ lưỡi: Không nên rơ cho bé lúc quá no vì có thể gây nôn trớ, tốt nhất nên rơ cho bé ít nhất 30 phút sau khi ăn. 

2- Thời điểm cho bé ăn, bú sau khi rơ lưỡi: Sau khi rơ mẹ không nên cho bé bú sữa hoặc ăn uống ngay vì thức ăn sẽ rửa trôi những chất có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn, chống nấm đó

3- Tần suất sử dụng gạc răng miệng:

  • Đối với trẻ bị nấm lưỡi nhẹ: rơ 3- 4 lần/ ngày 
  • Đối với trẻ bị nấm lưỡi dùng thuốc: 
  • Đối với trẻ vệ sinh hàng ngày ngăn ngừa nấm miệng: Dùng gạc răng miệng kháng khuẩn vệ sinh ít nhất 1 lần/ ngày 

GẠC KHÁNG NẤM DÀNH RIÊNG CHO BÉ 

Như đã chia sẻ ở trên, đối với trẻ bị nấm miệng tưa lưỡi, dù là trẻ bị nấm miệng ở mức độ nhẹ hay nặng, mẹ cũng cần rơ lưỡi cho bé. Vì vậy, nhãn hàng Dr.Papie đã thai nghén thành công gạc răng miệng Dr.Papie – 1 loại gạc kháng khuẩn, chống nấm hàng đầu Việt Nam. 

Dr.Papie là gạc răng miệng chống nấm đã tẩm sẵn dịch, giúp bé hết nấm miệng dễ dàng hơn

 

Cách chữa nấm lưỡi cho trẻ bằng gạc răng miệng Dr.Papie 

1- Cách sử dụng đơn giản: 

  • Bước 1: Rửa tay sạch sẽ, xé gói gạc theo đường gờ in trên bao bì của nhà sản xuất
  • Bước 2: Đeo gạc vào ngón tay trỏ, rơ cho bé theo thứ tự: Rơ nướu, khoang miệng, sau đó rơ lưỡi cho bé trong vòng 1 đến 2 phút.

2- Tần suất rơ:

  • Trẻ bị nấm miệng nhẹ: 3 – 4  lần/ ngày
  • Trẻ bị nấm miệng nặng: 3 lần/ ngày kết hợp với thuốc chống nấm 
  • Phòng, ngăn ngừa nấm tái phát: 2 lần/ ngày 

3- Lưu ý: Không rơ cho bé lúc no vì dễ gây nôn trớ, đặc biệt sau khi rơ lưỡi không nên cho trẻ bú sữa hoặc ăn uống vì làm mất tác dụng chống nấm của gạc.

Gạc răng miệng Dr.Papie là gạc kháng khuẩn duy nhất tại thị trường Việt Nam được sản xuất trong quy trình khép kín, đảm bảo vô khuẩn. Sản phẩm được các bác sĩ viện Nhi Trung ương, viện Phụ sản Trung ương khuyên dùng hàng ngày cho bé bị nấm miệng, tưa lưỡi. Gạc Dr.Papie đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành, được cấp bằng Sáng chế tại cục Sở Hữu Trí Tuệ, bố mẹ yên tâm sử dụng cho bé.

Hy vọng qua bài viết trên mẹ đã tìm được cách điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ em phù hợp với bé nhà mình. Nếu cần tư vấn hỗ trợ, mẹ đặt câu hỏi bên dưới bình luận hoặc liên hệ trực tiếp tới hotline 0911225336 để được giải đáp nhanh chóng.

0/5 (0 Reviews)
0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0911225336 Zalo Facebook